Trong những năm sau chiến tranh, những người tham gia trong cuộc chiến đã dần ra đi, nhưng nỗi đau buồn và sợ hãi liên quan đến nó đã lại dần thay thế sự tự mãn đần độn và niềm tự hào huênh hoang vì chiến thắng.
Những ký ức về cuộc chiến tranh khủng khiếp đã buộc những người sống sót sợ sự lặp lại của nó. Mọi người sẵn sàng làm bất cứ điều gì – ” chỉ là để không có chiến tranh”. Tâm lí sợ chiến tranh, bất chấp sự chống đối ý thức hệ với sự “bủa vây tư bản”, có cả ở các nhà lãnh đạo Liên Xô lúc đó. Có lẽ đây là lý do chính mà hơn bảy mươi năm qua, một cuộc chiến tranh thế giới mới đã không bùng phát.
Putin – người lãnh đạo đầu tiên của Nga được sinh ra sau chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Khrushchev, Brezhnev, Andropov, Chernenko đã được chiến tranh tôi luyện thành những người trưởng thành. Ba người đầu tiên được trực tiếp tham gia vào nó. Gorbachev và Yeltsin tại thời điểm đó còn là trẻ em. Nhưng đối với họ chiến tranh đã để lại những kỷ niệm không thể phai mờ về chính mình (thậm chí Gorbachev đã kịp nhớ tới sự chiếm đóng). Đối với mỗi người trong số họ, chiến tranh đã trở thành một bất hạnh lớn của cá nhân và gia đình, họ nhớ đến nó như là một bi kịch của đất nước. Có lẽ đây là lý do mà các nhà lãnh đạo cũ của Liên Xô và Nga, trong tất cả những khiếm khuyết của mình, họ rất không muốn một cuộc chiến tranh thế giới mới và đã cố gắng để ngăn chặn nó. Brezhnev trong hồi ức của những người đã cùng làm việc với ông, là người luôn coi việc gìn giữ hòa bình là sứ mệnh lịch sử của mình và là mục đích chính của các chính sách của ông (điều này, ví dụ, đã được viết trong nhật ký của một quan chức cấp cao của Trung ương là Anatoly Chernyaev , và trong hồi ký của mình – Georgy Arbatov) . Brezhnev đã không muốn có cuộc chiến ở Afghanistan (theo trợ lý của ông là Alexandrov-Agentova v.v.). Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã bị lôi kéo vào nó, chỉ vì yếu kém chết người của mình là đã không đánh giá được tác động của việc đưa quân đội vào. Họ chân thành hy vọng rằng nỗi lo sợ sức mạnh quân sự của Liên Xô, đối thủ sẽ nhanh chóng chấm dứt sự kháng cự (và sau đó Gorbachev và Yeltsin cũng đã mắc một sai lầm tương tự ở Chechnya).
Đối với Putin, đoàn tùy tùng của ông ta, và cả với phần lớn những người Nga bình thường nhất, chiến tranh không còn là một kinh nghiệm bi thảm cá nhân mà là những sự phô trương và diễu hành của “Ngày Chiến thắng”, loại bỏ sự tự tôn vinh của các lễ kỷ niệm. Những lễ hội như vậy nhanh chóng hấp dẫn hơn là sợ hãi. Có lẽ đây là lý do tại sao Putin coi sứ mệnh lịch sử của mình không phải là ủng hộ hòa bình, mà là một trận tái đấu trong Chiến tranh Lạnh. Đó là – những chiến thắng mới với bất kỳ giá nào. Điều này giải thích chính sách thôn tính mạo hiểm của ông ấy và sự hỗ trợ một phần đáng kể của xã hội Nga.
Sự lãnh đạo theo kiểu Stalin của Liên Xô và Nga đã không sáp nhập lãnh thổ của người khác, mà ngược lại lo sợ việc sửa đổi hiện trạng châu Âu. Ví dụ, Brezhnev đã từ chối rất nhiều lần yêu cầu của Zhivkov gia nhập Bulgaria vào Liên minh Xô Viết, sợ xâm phạm các nguyên tắc bất khả xâm phạm của biên giới sau chiến tranh ở châu Âu. Trước Putin sẽ không thể không chỉ sáp nhập (chẳng hạn như việc chiếm Crimea), mà ngay cả những hành động khiêu khích nhỏ nhất chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ của các nước phương Tây (như chuyến đi bất hợp pháp của Rogozin đến đảo Svalbard, là một quần đảo tại vùng Bắc Cực, là phần cực bắc của Na Uy. Quần đảo nằm cách 400 dặm về phía bắc của đại lục châu Âu – ND).
Ký ức về cuộc chiến cuối cùng đã có trong các chính sách của các nhà lãnh đạo Liên Xô một tác động kép: nó đã giúp để giữ hòa bình, nhưng cũng lấy cảm hứng từ những nỗi sợ hãi giả tạo góp phần vào việc chạy đua vũ trang. Một mặt, các nhà chức trách không muốn chiến tranh và đã cố gắng để ngăn chặn nó, mặt khác – lo ngại rằng nước này một lần nữa có thể đã không chuẩn bị cho cuộc chiến không mong muốn (như với Liên Xô của Stalin). Những nỗi sợ hãi này là xa thực tế, nhưng các trùm Xô Viết già nghiêm túc sợ sự tấn công của “kẻ thù ý thức hệ” đại diện là Mỹ và NATO. Vì vậy, họ đã cố gắng để theo kịp với người Mỹ trong cuộc chạy đua vũ trang, bất chấp sự vượt trội về kinh tế rất lớn về sau này. Kết quả là, Liên Xô, càng cố gắng để có trọng lượng càng không thể đủ khả năng, cuối cùng đã tan vỡ và chết.
Đam mê lãnh đạo của Putin đã rơi vào cái bừa cào Xô Viết cũ, lại nối tiếp rõ ràng cam chịu thất bại nhục nhã “cuộc đua của con lừa với đầu máy xe lửa”. Tuy nhiên, lý do của việc chạy đua vũ trang lại là rất khác nhau, nguy hiểm hơn nhiều đối với thế giới. Liên Xô theo đuổi một chính sách giữ gìn thành quả trong Thế chiến II, bảo vệ, nhưng không mở rộng phạm vi hoạt động ở châu Âu. Putin của Nga thì ngược lại, đang tìm cách trả thù trong Chiến tranh Lạnh và các chính sách thôn tính là tấn công, bao gồm cả chiến tranh xâm lược một quốc gia châu Âu độc lập (Ukraine). Putin cần cuộc chạy đua vũ trang để mở rộng, thống trị những phần ly khai của đế chế.
Động lực để tham gia vào cuộc đua này ở chính quyền Xô Viết và của Putin có khác nhau, nhưng kết quả có thể chỉ có một – sự sụp đổ kinh tế của chế độ. Hơn nữa, nền kinh tế Nga thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn, bởi vì phụ thuộc nhiều hơn vào phương Tây ở nhiều cấp độ. Vì vậy mà thời gian và nguồn lực cho việc mở rộng của Putin là không quá nhiều. Chỉ có điều, kiểu lãnh đạo không sợ chiến tranh của Putin sẽ không có thời gian để nhầm lẫn trên vũ đài củi đốt hạt nhân thế giới.
Tác giả: Igor Eidman
Nguyen Hong chuyển ngữ
- Kết quả của cuộc họp ở Paris: núi ảo vọng bị xua tan
- KASPAROV: NƯỚC ĐỨC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO NHỮNG HÀNH ĐỘNG TÀN BẠO CỦA PUTIN
- NGA VÀ CHINA – ĐÔI BẠN BẤT ĐẮC DĨ
- Putin đã không được người ta mời đến dự lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ của quân Đồng minh ở Normandy
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
Trả lời