Điện Kremlin đang tìm kiếm cái cớ cho thất bại của mình

Đang kéo vào một cái phễu

Lịch sử thật trớ trêu. Tại đây, Điện Kremlin, lợi dụng sự tê liệt của phương Tây đã cố gắng xây dựng một trật tự châu Âu phù hợp với chế độ chuyên quyền. Thật là dí dỏm phải không! Phương Tây tỉnh dậy đã không đồng ý với những yêu cầu của Putin. Kết quả là, Nga đã tự đẩy mình vào tình thế cần phải đụng độ với thế giới phương Tây hoặc là phải rút lui. “Các mối quan tâm mang tính nguyên tắc của Nga đã bị phớt lờ”, tổng thống Putin giận dữ. Nhưng đồng thời, ông còn nói thêm: “Tôi hy vọng rằng cuối cùng thế nào thì chúng ta cũng sẽ tìm ra… một giải pháp”. Không còn nghi ngờ gì nữa: đó là Điện Kremlin bắt đầu tìm kiếm một lối thoát có vẻ như không phải là thất bại. Ngoại trưởng Nga Lavrov một lần nữa yêu cầu phương Tây giải thích “thật lòng” ý họ muốn nói ở đó.  Có ấn tượng rằng Moscơva đang kéo dài thời gian: thoát khỏi ngõ cụt luôn khổ hơn là đến được đó.

Về phái Washington và NATO, thì mệt mỏi với trò chơi “căng thẳng” của Nga, đã quyết định rằng đó có nghĩa là chiến tranh. Đó là lý do tại sao chúng ta cần chuẩn bị cho chiến tranh. Mọi thứ đã đến mức độ mà việc từ chối cuộc chiến bây giờ đối với Nga thì đồng nghĩa là thất bại. Còn chiến thắng của họ! Họ đã vào đây rồi! Suy cho cùng thì Putin rõ ràng đã hy vọng giải quyết vấn đề trong khuôn khổ các mối đe dọa, chứ không phải chiến tranh.

Dù thử xem ai là người chùn bước trước kết thúc, thì nguồn gốc của cuộc đối đầu giữa Nga của Putin với phương Tây sẽ vẫn còn. Đó là ở sự không tương thích của họ, ở sự khác biệt của họ – đến mức thù địch – là tầm nhìn về thế giới và vai trò của họ trên thế giới. Và do đó, bất kỳ thỏa thuận nào của họ sẽ chỉ là tạm thời.

Có một số tình huống dường như khiến Điện Kremlin tin tưởng rằng trận đấu vẫn chưa kết thúc.

Tổng thống Biden có vẻ không tự tin. Washington đã thất bại trong việc hình thành sự thống nhất không thể xuyên thủng của liên minh phương Tây về vấn đề trừng phạt. Đức và Pháp, mỗi nước theo cách riêng của mình, đang trói tay Hoa Kỳ. Berlin đặt lợi ích kinh tế lên trên sự đoàn kết. Những nỗ lực của Berlin và Paris nhằm khôi phục định dạng Normandy tạo ra một sự ồn ào, làm suy yếu sự gắn kết trong phản ứng của phương Tây. Tổng thống Pháp Macron, với câu thần chú của mình về “hệ thống an ninh châu Âu”, đang làm lu mờ vị thế của phương Tây. Trong khi mà EU đang còn phụ thuộc 40% khí đốt từ Nga, thì điều này khiến châu Âu phải tìm kiếm thỏa thuận với Moscơva.

Dưới áp lực của Hoa Kỳ, các đồng minh của Mỹ đã đồng ý trừng phạt nếu Nga bắt đầu đập cửa. Nhưng những biện pháp trừng phạt này là gì và khi nào thì bắt đầu áp dụng – thì Châu Âu không có sự thống nhất trong việc này. Phương Tây đã sẵn sàng trừng phạt vì hành động xâm lược Ukraina của Nga. Nhưng sẽ rất khó để đoàn kết người châu Âu nếu Nga chuyển sang các đòn tấn công “hibrid”.

Những nỗ lực của các nhà lãnh đạo phương Tây nhằm thuyết phục Putin giảm bớt căng thẳng, như Macron đã cố gắng hai lần và Thủ tướng Anh Johnson dự định làm, khiến Điện Kremlin hy vọng rằng hàng ngũ phương Tây có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Không nên đánh giá thấp vai trò của “chủ nghĩa hiện thực” phương Tây. Những người theo chủ nghĩa hiện thực bắt đầu từ thực tế rằng nước Nga không thể thay đổi, và do đó, cần chấp nhận những yêu cầu của nước này. Họ đề xuất những việc cần làm: cần có một thỏa thuận ngầm, trong đó có đảm bảo rằng Ukraina sẽ ở trong quỹ đạo của Nga. Rốt cuộc, thế giới đã có thông lệ về những “giao thức bí mật”!

Ukraina đã trở thành con tin cho cả việc Moscơva muốn tống tiền phương Tây bằng chiến tranh và việc phương Tây không có khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa lợi nhuận và nguyên tắc. Những người theo chủ nghĩa hiện thực phương Tây cho rằng việc Ukraina đầu hàng là một cái giá bình thường để họ yên tâm. Trong trường hợp này, phương Tây cũng sẽ phải trả giá vì đã từ bỏ các tiêu chuẩn của mình.

Trong khi đó, cuộc tấn công chớp nhoáng của Điện Kremlin đang bắt đầu mang lại những tổn thất chiến lược cho Nga. “Làm tốt lắm, Volodya!” Các nhà quan sát phương Tây nói, đồng thời cho thấy Nga đã đưa NATO trở lại nhiệm vụ của mình. Tập trung vào việc thương lượng với Hoa Kỳ, Matxcơva đang phá hoại ý tưởng của Pháp về “an ninh châu Âu”, trong đó Nga có một vai trò quan trọng. Moscơva đang đưa Mỹ trở lại châu Âu, buộc người Mỹ phải xem xét lại kế hoạch biến Trung Quốc trở thành đối thủ chính của mình.

Nga đang dạy phương Tây sử dụng nắm đấm. Một loạt các quốc gia – từ Vương quốc Anh đến Đan Mạch – gửi các đơn vị biểu tượng hoặc vũ khí đến cho Ukraina. Buộc người Thụy Điển cố gắng quân sự hóa Gotland. Việc 10 thành viên trong số 15 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ủng hộ sáng kiến ​​của Mỹ để thảo luận về tình hình ở Ukraina (chỉ có Liên bang Nga và Trung Quốc phản đối) cho thấy Nga khó có thể trông chờ vào sự ủng hộ của thế giới đối với “dự án” về an ninh châu Âu.

Nga tìm cách chứng minh rằng có thể đạt được kết quả không phải bằng sức mạnh mà bằng mối đe dọa gây tổn thương. Những người khác xem và học hỏi. Đâu là sự đảm bảo rằng Nga sẽ không trở thành đối tượng tống tiền bằng vũ lực?

Điện Kremlin càng đẩy châu Âu vào góc thì nó lại càng càng đánh thức người châu Âu khát vọng tự bảo vệ mình khỏi sự kìm kẹp của Nga và vòng tay của Nga. Thậm chí, ngay cả những đối tác trung thành của Nga, được đưa ra lựa chọn – đó là Nga và Mỹ – thì họ cũng sẽ chọn Mỹ. Các công ty phương Tây hoạt động tại Nga đang bắt đầu nghĩ đến việc chuẩn bị một kịch bản rút lui. Để không rơi vào tình cảnh Exxon Mobil phải rút khỏi dự án ở Bắc Cực như một phần của lệnh trừng phạt, đã mất béng 200 triệu USD

Nga đã trở thành một điểm tập hợp cho cơ sở của Mỹ, vốn đã đàm phán các biện pháp trừng phạt chống lại các ngân hàng Nga. Thông báo của London về ý định áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các công ty và giới tài phiệt Nga có thể gây ra tiếng cười hoan hỉ. Cho đến nay, Vương quốc Anh không muốn làm hỏng mối quan hệ với những người đổ tiền vào đó. Nhưng việc đóng băng tài sản của Gutseriev nói rằng London có thể nói nghiêm túc.

Nga đã trở thành động lực cho các quốc gia riêng lẻ thực hiện một sứ mệnh mới. Do đó, Vương quốc Anh, sau khi bắt đầu tích cực kiềm chế Nga, đã tìm thấy tiếng nói đã mất của mình sau Brexit. Tây Ban Nha đột nhiên nhận thấy mình có tham vọng khi gửi tàu đến Biển Đen.

Washington và EU, đã bắt đầu đàm phán với Qatar và Baku về việc tạo ra các kênh thay thế cung cấp năng lượng cho châu Âu, đang chuẩn bị một rắc rối khác cho Nga. Và Đức ngày càng cảm thấy khó khăn trong việc bảo vệ lòng trung thành của mình với Ostpolitik (sự bình thường hóa quan hệ giữa Cộng hòa Liên bang Đức (FRG, hoặc Tây Đức) và Đông Âu).

Những khuôn mặt bị tấn công là các “điệp viên nước ngoài” của phương Tây phục vụ lợi ích của Điện Kremlin. Đấy, cựu Thủ tướng Schroeder, chủ tịch hội đồng quản trị của đường ống “Nord Stream-2”, đã trở thành đối tượng của các cuộc tấn công liên tục ở Đức.

Matxcơva phải suy nghĩ về cách giải quyết mâu thuẫn giữa chủ nghĩa quân phiệt và việc sử dụng phương Tây như một nguồn lực kinh tế. Cuộc gặp gần đây của Putin với các nhà đầu tư Ý cần nói rằng: bạn không có gì phải sợ! Liệu họ có tin không?

Điện Kremlin thực sự khẳng định rằng Nga là một nền văn minh đặc biệt có hiểu biết riêng về chủ quyền và các quy tắc và sẵn sàng thuyết phục thế giới về điều này bằng “các phương tiện quân sự-kỹ thuật”. Vậy thì, Nga có thể mong đợi điều gì từ phía bên kia? Trong khi đó thì đối thủ của Liên bang Nga lại có nguồn lực quân sự hùng hậu hơn nhiều.

Điện Kremlin đã thuyết phục được phương Tây rằng Moscơva là kẻ thù. Cái giá phải trả cho những tổn thất do việc Nga chuyển thành đối thủ của phương Tây sớm muộn gì cũng sẽ trội hơn các vụ thâu tóm chiến thuật. Nga sẽ phải đối phó với một cuộc ngăn chặn sẽ không còn giống với một trận đấu quyền anh mô phỏng. Luật boomerang cũng hoạt động trong lĩnh vực chính trị.

Các nhà quan sát ủng hộ chính phủ thuyết phục bản thân và Điện Kremlin:”Họ sẽ nhượng bộ. Tôi cũng nghĩ rằng “họ” sẽ ngượng bộ. Nhưng về vấn đề phụ, để từng bước giành lại những gì đã mất trên sân chính.

Moscơva đang tạo ra một thực tế mới mà Nga sẽ phải sống. Đây sẽ không phải là một thực tế thoải mái. Rốt cuộc, phương Tây đã tạo ra (mặc dù vẫn chưa hoạt động) một cơ chế quả báo, và chúng có thể được lắp ráp bất cứ lúc nào.

Quy luật của cái phễu: Bạn lọt vào nó, thì sau đó mọi nỗ lực để thoát ra khỏi nó đều dẫn đến thực tế là bạn bị hút ngày càng sâu hơn.

Nguyễn Vinh (theo Obozrevatel)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề