Trong khoảng một thập kỷ Venezuela dưới thời Hugo Chavez và Argentina gần một thập kỷ dưới thời Kirchners là mô hình phổ biến cho cánh tả tìm kiếm một sự thay thế cho sự đồng thuận tự do mới. Các chương trình của ông Chavez mở rộng đáng kể cho chi tiêu xã hội và việc Kirchner từ chối sự hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài cuối cùng đã phải có sự lựa chọn thay thế. Chúng ta có thể bắt đầu cuộc trò chuyện về chủ nghĩa tự do, niềm tin thị trường và cân bằng ngân sách.
Chủ nghĩa tự do thường chỉ ra các vấn đề với các chính sách. Chavez và người kế nhiệm ông, Nicolas Maduro, chuyển hướng các quỹ đầu tư dầu vào chi tiêu xã hội, gây ra nền sản xuất dầu của Venezuela giảm xuống; Điều duy nhất để vực dậy nền kinh tế là sự tăng giá nhanh chóng của dầu. Argentina khác hơn đã tự mình cắt đứt với thị trường tài chính quốc tế và trong những năm qua họ ngày càng tuyệt vọng nhờ đến các chiến lược tài chính; điều duy nhất vực dậy nền kinh tế của họ là một sự bùng nổ lớn về hàng hóa, thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu thụ tương tự như của Trung Quốc. Nhưng những lập luận này không thuyết phục đối với người già nua ủng hộ Chavismo; tất cả những gì cho thị trường tự do chỉ trên lý thuyết và những người ủng hộ ông Chavez có thể chỉ vào thực tế: sự tiến bộ rõ rệt trong việc xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế.
Tất nhiên tất cả đã kết thúc cách đây vài năm. Cả hai nước đều đang trong tình trạng suy thoái và bị thiếu hàng hóa nhập khẩu kể cả băng vệ sinh ở Argentina và bao cao su ở Venezuela. Tiến bộ xã hội của hai nước Mỹ Latin đã dừng lại, một phần do sự gia tăng mạnh các hộ nghèo tại Venezuela. Câu hỏi đặt ra là liệu chính sách phân phối của chính phủ hoặc sự gia tăng hàng hóa chịu trách nhiệm cho sự tiến bộ chống lại sự đói nghèo của Venezuela hiện nay dường như là sự có lợi cho việc bùng nổ hàng hóa hay không? Tuy nhiên nếu giá dầu không phục hồi, chính phủ Venezuela đang tiến về cuộc khủng hoảng tài chính nhanh nhất.
Đây không phải là điều để nói rằng chính phủ không có sự chuyển hướng trong việc giải quyết đói nghèo. Nhưng việc chuyển giao như vậy sẽ không giúp tăng trưởng kinh tế, ít nhất là trong ngắn hạn đủ trang trải cho chi phí của họ. Và nếu muốn làm cho cuộc sống của người dân tốt lên thì chỉ có tăng trưởng kinh tế. Chính các chính sách đã cắt xén nguồn lực của sự tăng trưởng đó – chẳng hạn như vốn đầu tư, sản xuất dầu – cuối cùng sẽ làm cho những người mà bạn đang cố gắng để giúp đỡ trở nên tồi tệ hơn. Và trong khi tệ hại hơn nữa nó sẽ làm mất tất cả trong cuộc chiến chống đói nghèo, nó tồi tệ hơn khi Venezuela đã cố gắng chống đỡ chế độ trước sự bất mãn đang lan rộng khi họ ban hành những biện pháp chống dân chủ.
Có một bài học tốt ở đây cho mọi người ở cả hai nước đang thực hiện chính sách là “không nên ăn hạt giống của mình. Bài học đó là “không bao giờ được phép quên rằng không nằm trong vòng của quyền kiểm soát mọi thứ. Nền kinh tế toàn cầu là lớn hơn và mạnh hơn so với các đòn bẩy chính sách mà bạn có, quyền kiểm soát của bạn sẽ ít đi – điều đó có nghĩa rằng chiều hướng tự do có thể đánh lừa sự suy nghĩ của bạn vì bạn luôn tin rằng những gì bạn đã thực hiện đã thực sự “làm việc”. Thật không may khi mọi thứ bắt đầu di chuyển theo một hướng khác và bạn phải trở về với thực tại với những gập ghềnh khắc nghiệt của thị trường.
Thanh Trúc
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
- Zelensky trả lời Putin rất đanh thép và thâm túy!
- Putin một lần nữa lại lợi dụng "khoảng trống quyền lực" ở Ukraina
Trả lời