Vũ khí mạnh nhất của Hoa Kỳ chống lại Putin

Bài viết của cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine

Tổng thống Nga vẫn chưa từ bỏ mục tiêu chính của mình – thiết lập một chính phủ bù nhìn ở Kiev. Phản ứng của phương Tây sẽ ra sao?

Liên tục gây hấn – chiến lược của ông Putin kể từ khi sáp nhập Crimea, và Tổng thống Nga vẫn chưa từ bỏ mục tiêu chính của mình – thiết lập một chính phủ bù nhìn ở Kiev. Tuy nhiên, không phải dễ dàng đạt được mục đích đó: có quá nhiều người Ukraine, bao gồm cả những người sống ở miền Đông, thù ghét Putin vì đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh ở Ukraina- Hãng tin eizvestia.com viết.

Vì vậy, Tổng thống Nga cố gắng để đạt được chương trình tối thiểu – làm cho chính quyền của tổng thống Porosenko mất ổn định. Để đạt được điều này, ông Putin không chỉ kiểm soát một phần lãnh thổ Donbass thông qua các các phần tử ly khai, ép Chính phủ ở Kiev không thể làm bất cứ điều gì khác hơn là chú trọng vào phòng ngự quốc phòng, mà chủ nhân của điện Kremlin còn không ngừng mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình.

Tôi nghĩ rằng Putin sẽ tiếp tục làm mất ổn định ở miền Đông của Ukraine. Ông ta không chấp nhận phương án đóng băng xung đột, bởi vì nó có nghĩa là chấm dứt gần như hoàn toàn chiến sự. Trong một kịch bản như vậy, ngay cả khi điện Kremlin sẽ giữ lại quyền kiểm soát một phần các lãnh thổ đã bị chiếm đóng ở Donbass, phần còn lại của Ukraine sẽ có thể phát triển, đây là điều mà ông chủ của Kremlin không mong muốn. Xét về logic, mục tiêu của Putin là phải tiếp tục leo thang.

Tổng thống Nga cũng liên tục vi phạm Hiệp định Minsk: chiếm giữ Debaltseve xảy ra ngay sau khi ký kết thỏa thuận ngừng bắn, ngoài ra, mỗi ngày có đến hàng chục vụ tấn công bắn phá. Có lẽ, sắp tới Ukraina sẽ phải đối mặt với cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Nga.

Phương Tây sẽ phản ứng ra sao? Cá nhân tôi, đã một năm nay luôn kêu gọi hỗ trợ cấp Ukraine vũ khí hạng nặng và tôi nghĩ rằng đến cuối năm 2015 trong lĩnh vực này sẽ có một số tiến bộ. Đảm bảo chắc chắn, tất nhiên là không – Tổng thống Barack Obama, có vẻ như vẫn phản đối, nhưng Quốc hội Mỹ với mỗi ngày trôi qua càng nhận thức rõ ràng rằng đó sẽ là quyết định đúng.

Phiên bản thứ hai phản ứng đối với hành động của Putin – tiếp tục mở rộng của các biện pháp trừng phạt. Tôi nghĩ rằng nếu Nga sẽ cố gắng đánh chiếm giả dụ như Mariupol, lúc đó Châu Âu mới đưa ra quyết định tăng thêm trừng phạt. Thật tiếc, nếu hành động của Moscow mà không trắng trợn như thế thì cũng rất khó có thể thuyết phục EU tăng cường trừng phạt.

Các giải pháp cứng rắn nhất mà Mỹ có thể đưa ra – ngắt nước Nga ra khỏi kết nối từ hệ thống SWIFT. Điều quan trọng nhất là quyết định này gần như hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ: Hoa Kỳ có thể làm điều đó, ngay cả khi EU phản đối mạnh mẽ. Ngắt kết nối SWIFT sẽ là một cú sốc lớn cho nền kinh tế Nga – tất cả các biện pháp trừng phạt hiện nay đem so sánh với đòn này dường như hoa lá mà thôi.

Hiên tại Nhà Trắng không vội vàng đưa ra quyết định như vậy, bởi vì ngắt kết nối SWIFT – đó là vũ khí quá nghiêm trọng và cộng đồng tài chính quốc tế cũng sẽ rơi vào tình trạng khó khăn. Nhưng – và đây là một điều quan trọng – nếu các thành viên yếu của EU, đang tìm cách giảm trừng phạt đối với nga từ Nga, cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo EU về sự cần thiết của việc đó “nhưng” sự gây hấn của Kremlin vẫn tiếp tục, Washington có thể không có sự lựa chọn khác. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng EU, dưới sự lãnh đạo của Angela Merkel vẫn tiếp tục lệnh trừng phạt cho đến khi Nga dừng các hafnh động xâm lược ở miền đông của Ukraine.

Cho đến nay, chính sách của Obama liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn còn yếu. Nhưng tôi nghĩ rằng tổng thống biết cách rút kinh nghiệm sửa chữa những sai lầm của mình và nếu điện Kremlin sẽ bắt đầu một cuộc tấn công quy mô lớn, Obama sẽ bị buộc phải hành động. Tất nhiên, những hành động này chưa thể diễn ra ngay trong ngày mai.

Đến nay tổng thống đã thể hiện đường lối chính trị thiếu cương quyết, mà Ukraine và liên minh giữa Hoa kỳ và Liên minh châu Âu đang đòi hỏi. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng không tích cực tác động giải quyết xung đột. Nước Nga quyết liệt ngăn cản sự tham gia tích cực của chúng tôi; Tôi nghĩ rằng cả Đức và Pháp đang liên minh với Nga về vấn đề này. Thành thật công nhận chính Obama cũng không thể hiện sự tham gia tích cực hơn nữa trong các cuộc đàm phán.

Bạn không nên suy nghĩ rằng sự tham gia của Hoa Kỳ sẽ tự động bắt Nga phải thực thi nghĩa vụ của mình. Ưu điểm chính của sự tham gia của chúng tôi trong các cuộc đàm phán sẽ khiến EU không thể gây áp lực lên Ukraine, và bắt Ukraina phải nhượng bộ với những điều kiện không thể chấp nhận được . Tuy vậy, rất khó để bắt nước Nga dừng lại.

Vấn đề là Putin vẫn chưa gặp phải phản ứng quyết liệt cho hành động của ông ta ở miền đông Ukraine. Nếu chúng ta ngay từ đầu đã bàn giao cho Ukraine vũ khí hạng nặng và tiến hành các biện pháp trừng phạt nghiêm trọng nhất thì muốn hay không tổng thống Nga sẽ phải thay đổi đường lối chính trị của ông ta. Tôi nghĩ rằng, nếu sự chuyển giao xảy ra ngay sau khi Nga chiếm Crime thì chiến tranh ở Donbass chắc khó có thể xảy ra.

Nhưng đến nay, thật là đáng tiếc …….

Nguyễn Hoàng Lân (theo news.eizvestia.com)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề