Nếu hiệp định Minsk bị phá vỡ Ukraina phải nhờ đến vũ khí từ phương Tây

Ukraina sẽ tiếp tục đề nghị các đồng minh phương Tây về việc cung cấp vũ khí phòng thủ chết người nếu thỏa thuận hòa bình Minsk thất bại, Đại sứ tại Nato cho biết, đồng thời kêu gọi sự giúp đỡ để tái lập kiểm soát biên giới phía đông với Nga.

Việc cung cấp các loại vũ khí gây chết người cho quân đội Ukraina là một trong những vấn đề nhạy cảm nhất đối với các chính phủ phương Tây. Đồng thời Nga đã cảnh báo hành động này sẽ đánh dấu một sự leo thang nghiêm trọng của cuộc xung đột và đặt ra một mối đe dọa đối với an ninh của họ.

Tuy nhiên Đại sứ Ukraina tại NATO, Yehor Bozhok cho biết sẽ không còn cách nào khác.

“Nếu vũ khí hạng nặng được rút khỏi tiền tuyến theo thỏa thuận Minsk đó sẽ là tín hiệu tốt. Nhưng nếu tình hình leo thang, chúng ta sẽ phải đưa ra đề nghị với đối tác phương Tây về cung cấp các loại vũ khí phòng thủ tinh vi,” Bozhok trả lời  Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

“Chúng tôi sẽ không tấn công bất cứ ai, nhưng chúng tôi phải bảo vệ chính mình,” ông nói khi  liệt kê hệ thống chống pháo, chống súng cối và vũ khí chống tăng là những yêu cầu cần thiết “đã được đặt trên bàn trong một thời gian.”

8.000 người đã bị thiệt mạng trong cuộc xung đột kể từ tháng Tư năm 2014. Chiến đấu tiếp tục sau khi thỏa thuận Minsk được ký kết vào tháng 2. Một thỏa thuận thứ hai trong năm 2015 được nhất trí có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 dường như đã được thực hiện.

11 điểm trong thỏa thuận hòa bình yêu cầu các bên thu hồi vũ khí hạng nặng và “tất cả các nhóm vũ trang nước ngoài” phải rút về nước – Kiev muốn ám chỉ đến lực lượng Nga đang hiện diện tại Donetsk và Luhansk.

“Hai hành tinh khác nhau”

Một số điều kiện quan trọng của thỏa thuận này phải được hoàn thành vào cuối năm nay, tuy nhiên Kremlin đã gợi ý thời hạn có thể được gia hạn.

Moscow đã phủ nhận bất cứ sự hỗ trợ nào ngoài ủng hộ chính trị, mặc dù theo báo cáo của Reuters trong tháng này Nga đã bắt đầu xây dựng một căn cứ quân sự lớn gần biên giới Ukraina, theo tài liệu công khai.

Đầu năm nay, các nhà lập pháp Hoa Kỳ cùng  các nhà phân tích chiến lược kêu gọi Washington viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraina trong vòng 3 năm trị giá  3 tỷ USD. Tuy nhiên nhiều chính phủ cho rằng bước đi như vậy sẽ làm leo thang căng thẳng với Nga sau vụ sáp nhập Crimea của Ukraina vào tháng 3-2014.

Trước đó vào tháng Sáu Nga đã cảnh báo về kế hoạch của Washington đặt xe tăng và vũ khí hạng nặng tại các nước Nato Đông Âu sát biên giới Nga sẽ là hành động gây hấn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh và Moscow sẽ trả đũa bằng việc xây dựng lực lượng riêng của mình.

Từ văn phòng tại trụ sở của NATO ở Brussels ông Bozhok cho biết sự khác biệt về sức mạnh giữa Nga và quân đội Ukraina “như hai hành tinh khác nhau” và nhu cầu cần hỗ trợ quân sự rất rõ ràng.

Hiên nay hỗ trợ của NATO cho Ukraina chủ yếu là về y tế, đào tạo về phòng thủ không gian mạng và giúp đỡ để xây dựng lại quân đội Ukraina sau nhiều năm quản lý yếu kém và thiếu kinh phí.

Bài viết của Tập đoàn Reuters, là một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho những tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác.

Trọng Nghĩa


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề