Nga muốn sử dụng một cuộc tấn công gần đây của ly khai tại Ukraine để tái khẳng định tầm ảnh hưởng toàn cầu và tại châu Âu. Họ muốn xây dựng một vùng đệm sát biên giới. Theo người đứng đầu bộ tổng tham mưu của Cezch và cũng là người được bầu làm Chủ tịch ủy ban quân sự Nato.
Tổng tham mưu trưởng Petr Pavel 53 tuổi, ông nói chuyện với tư cách là chỉ huy quân sự cấp cao nhất của Cộng hòa Czech, trước khi nhận nhiệm vụ tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vào tháng Sáu: Nga coi Ukraine là một yếu tố quan trọng là lấy lại vị thế của mình.
Sau bốn tháng của thỏa thuận ngừng bắn, các trận chiến nổ ra dữ dội tại miền Đông Ukraine trải dài trên toàn mặt trận của hai tỉnh Luhansk và Donetsk về phía biển Azov. Lực lượng nổi dậy đã tăng cường các chiến dịch vào cuối tuần trước khi cuộc đàm phán hòa bình tại Minsk không có kết quả. Điểm nóng nhất tại Debaltseve, sau cuộc chiến tại sân bay Donetsk.
“Chúng tôi thấy nó gần như là một cuộc chiến tranh ủy nhiệm – một cuộc chiến tranh do Nga đứng sau với mục tiêu cuối cùng là muốn tăng ảnh hưởng nhiều hơn, không chỉ đối với Ukraine mà còn về các hệ thống an ninh rộng lớn hơn. Các cuộc tấn công bắt đầu gần đây chỉ là bằng chứng về điều đó.”
Pavel là người đầu tiên của một nước Đông Âu được bầu làm Chủ tịch của Ủy ban, sẽ đóng vai trò là cố vấn quân sự chính cho Tổng thư ký NATO.
“Họ muốn khẳng định ảnh hưởng đối với các nước láng giềng để tạo ra một vùng đệm giữa họ và NATO. Rõ ràng những diễn biến hiện tại đã nói lên quan điểm của Nga và Ukraine là nước đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực này.”
Mặc dù vậy, các lãnh đạo của Kremlin muốn tránh đối đầu trực tiếp với kẻ thù cũ của mình, một cuộc chiến công khai với Nato sẽ là sự hủy hoại đối với Nga.
Các nhà lãnh đạo NATO đã cam kết tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng Chín năm ngoái tại Wales để tăng cường khả năng phòng thủ của các quốc gia tiền tuyến ở Đông Âu. Máy bay NATO cũng đã theo dõi chặt các máy bay quân sự Nga trên biển Baltic và Bắc và Đại Tây Dương.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản đối bằng cách chỉ trích Mỹ và Liên minh châu Âu đã có có chiến lược Đông tiến, đặt ra mối đe dọa về an ninh đối với Nga và vi phạm các thỏa thuận đã ký kết vào cuối thời kỳ chiến tranh lạnh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra học thuyết quân sự mới, cho rằng “sự củng cố tiềm lực quân sự của NATO” và “việc mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự của NATO đến gần biên giới Nga” là mối đe dọa quân sự hàng đầu với Moscow.
Liên minh 28 thành viên hiện đang tranh luận làm thế nào để xác định lại mối quan hệ với chính quyền Moscow vì phương pháp tiếp cận NATO – Nga được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh năm 2010 Lisbon đã trở nên lỗi thời trong môi trường hiện tại.
“Đó là thời gian để phản ánh hiện thực mới, học thuyết quân sự mới của Nga và cho thấy rằng NATO cũng đã sẵn sàng để bảo vệ biên giới của mình,” Pavel nói.
Mặc dù vậy, NATO có thể không phải “hoàn toàn đóng cửa” với Nga khi đối mặt với mối đe dọa chung, ông nói thêm rằng NATO không coi Nga là kẻ thù “trong nguyên tắc.”
“Chúng ta phải bắt đầu hợp tác chặt chẽ với Nga để giải quyết các mối đe dọa về Nhà nước Hồi giáo trước khi nó trở nên không kiểm soát được. Vấn đề của họ cũng chính là của chúng ta”.
Thanh Trúc
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
Trả lời