Trong một bài viết đăng trên trang Bloomberg, tác giả Marc Champion đã chỉ ra những nét tương đồng trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và quan hệ Nga-Ukraina.
Nhìn vào cái cách mà nước này phản ứng sau vụ việc Su-24 bị bắn hạ, có thể thấy các nhà lãnh đạo Nga đã bị bất ngờ trước quyết định của phía Thổ Nhĩ Kỳ. Moscow đã lập tức cáo buộc Ankara hậu thuẫn khủng bố để trục lợi từ những đường dây buôn bán dầu khí mờ ám.
Nhưng lời giải thích đơn giản hơn, theo Bloomberg, là nếu Nga bị đặt vào vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ, điện Kremlin cũng sẽ làm tương tự.
“Hãy thử tưởng tượng viễn cảnh này: Liệu Tổng thống Vladimir Putin sẽ làm gì nếu một cuộc nội chiến bùng phát ở một quốc gia láng giềng, nơi đã từng là một phần của đế chế Nga trong nhiều thế kỉ nhưng vì hoàn cảnh nhất định mà phải tách ra?
Liệu ông sẽ làm gì nếu trong cuộc nội chiến giả định ấy, phe nổi dậy là những người gốc Nga đang đứng trước nguy cơ bị quân đội nhà nước đàn áp?” – Bloomberg viết.
Cái gọi là “tình huống giả định” này đang thử đặt Nga vào vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng có thể thấy nó có rất nhiều điểm tương đồng với miền đông Ukraina.
Syria từng là lãnh thổ chịu sự kiểm soát của Ottoman từ năm 1516 cho đến khi đế chế này sụp đổ sau Thế chiến I. Trong khi đó, đế quốc Nga chiếm được khu vực Donbass từ giữa thế kỉ 18.
Theo Bloomberg, phía Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng đã bắn hạ Su-24 để trả thù cho những phần tử nổi dậy Turkmen, một trong những nhóm chống lại Assad đang bị Nga không kích. Nhóm người này tuy có gốc Thổ nhưng bị “đẩy” sang sống tại Syria sau hiệp ước năm 1921 với Pháp.
Giống như Nga luôn muốn giữ ảnh hưởng của mình tại Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ cũng có tâm lý rằng họ có một cái quyền đặc biệt, hay thậm chí trách nhiệm, phải quan tâm tới nội tình “đất cũ” của mình.
Khi các cuộc biểu tình đòi dân chủ xuất hiện tại Syria năm 2011, Tổng thống Recip Erdogan đã nói rằng đối với Ankara, bất ổn tại Syria khi đó cũng như một vấn đề nội bộ của Thổ Nhĩ Kỳ. Erdogan sau đó đã cảm thấy bị xúc phạm khi Assad không nghe theo lời khuyên của mình.
Sau khi bắn hạ chiếc Su-24 của Nga, phía Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định họ không có ý định khiến căng thẳng leo thang, mà đơn thuần chỉ muốn “bảo vệ an ninh quốc gia và quyền lợi của những người anh em”.
“Những người anh em” ở đây, tùy theo cách dịch, có thể hiểu là người dân Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nhiều khả năng nó ám chỉ lực lượng nổi dậy người gốc Thổ ở Syria, và đây có thể coi như một lời thừa nhận của Ankara rằng họ bắn rơi máy bay Nga vì “những đứa con bị bỏ rơi” này.
Còn cái chuyện vi phạm không phận 17 giây (hay ít hơn), theo Bloomberg, chỉ là cái cớ.
Nhìn từ quan điểm Thổ Nhĩ Kỳ
Để hiểu hơn tình hình Syria hiện tại theo quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, hãy thử nghĩ xem ông Putin sẽ phản ứng ra sao nếu Mỹ hay NATO quyết định can thiệp quân sự tại miền đông Ukraina, đặt căn cứ không quân và mang tổ hợp tên lửa Patriot đặt cách biên giới Nga 100 km.
Hãy nghĩ đến viễn cảnh máy bay NATO hỗ trợ hỏa lực cho chiến dịch tổng lực trên bộ của quân Kiev đánh vào phe ly khai miền đông, lực lượng mà phương Tây cáo buộc Nga đang hậu thuẫn, với sự trợ giúp của Ba Lan và Chechnya (tương đương Iran và Hezbollah tại Syria).
Hãy nghĩ đến viễn cảnh máy bay Mỹ và NATO “bay lạc” sang không phận Nga trong các chiến dịch không kích của mình.
Khi đó, theo Bloomberg, chắc chắn ông Putin sẽ chẳng đợi đến 3 tháng mới bắn rơi một chiếc máy bay của NATO xâm phạm không phận nước mình.
Chắc chắn ông Putin cũng sẽ bỏ ngoài tai những lời giải thích rằng phi công NATO “không hề đe dọa” tới an ninh quốc gia Nga, những lời giải thích mà chính ông đã dùng để lên án hành động “đâm sau lưng” của phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Đương nhiên, bối cảnh địa chính trị tại Syria và Ukraina hiện tại cũng như trong quá khứ cũng có rất nhiều điểm khác biệt. Nhưng theo Bloomberg, điểm mấu chốt về sự tương đồng không phải giao tranh tại hai quốc gia này, mà chính là tâm lý của hai đế chế láng giềng bên cạnh họ.
Cả Nga lẫn Thổ Nhĩ Kỳ đều sử dụng vỏ bọc quan tâm tới người gốc Nga/Thổ để theo đuổi những mục đích chính trị của riêng mình tại Ukraina và Syria.
Với Erdogan, đó là ý đồ muốn cho Nga và phương Tây hiểu rằng, không một giải pháp nào tại Syria có thể được thống nhất mà trong đó bỏ qua những lợi ích cá nhân của Thổ Nhĩ Kỳ.
“Erdogan muốn phương Tây hiểu rằng, không một giải pháp nào tại Syria có thể được thống nhất mà trong đó bỏ qua những lợi ích cá nhân của Thổ Nhĩ Kỳ”
Nói cách khác, Ankara sẽ không đời nào cho phép thành lập một liên minh với Assad để chống lại người Sunni, dù đó là người gốc Thổ hay Arab.
Theo Bloomberg, nước đi khôn ngoan nhất với Nga lúc này là thừa nhận mình đã đánh giá sai sự nhạy cảm của Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Syria, và tìm những biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Tuy nhiên, Bloomberg cũng cho rằng, nhiều khả năng Nga sẽ không làm như vậy. Moscow hiểu rằng chính Erdogan cũng đã tính toán sai lệch, bàn cờ của ông tại Syria rõ ràng không thể “đẹp” bằng bàn cờ của Putin tại Ukraina.
Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ không phải một cường quốc hạt nhân như Nga; Thổ Nhĩ Kỳ cũng không điều động những “binh đoàn tình nguyện” chiến đấu tại Syria, như điều mà phương Tây cáo buộc Nga đang làm tại miền đông Ukraina.
Do đó, tầm ảnh hưởng cũng như khả năng phản ứng trước các tình huống phát sinh tại Syria của Thổ Nhĩ Kỳ là tương đối thấp. Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ bị động hơn nhiều so với Nga ở Donbass, nơi mà theo Bloomberg, ông Putin có thể kiểm soát tình hình theo ý muốn.
Hiện nay, bên cạnh những trừng phạt kinh tế, Nga đã điều động “hàng nóng” S-400 tới Syria, và sắp tới sẽ tăng cường gấp đôi những đợt không kích tại vùng núi nơi người Turkmen sinh sống.
Erdogan rõ ràng không đủ tiềm lực để đáp trả một cách hiệu quả trước diễn biến này, khi những rủi ro là quá lớn cho một cuộc chiến mà ông biết chắc sẽ không thể giành phần thắng.
Tóm lại, ông Putin đã có thiếu sót khi đánh giá thấp tầm quan trọng của Syria với Thổ Nhĩ Kỳ, với cái giá phải trả là Su-24 cùng mạng sống của một phi công.
Nhưng ông Erdogan thì đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng trong tính toán, với những hậu quả nhiều khả năng còn lớn hơn rất nhiều.
Theo ttxvn.vn
Một phi công Nga bị giết với một chiếc su24 đã thấm vào đâu so với cái chết của 8000 người Ukraine và biết bao là thiệt hại về cơ sở vật chất bởi cuộc chiến tranh ở đonbass do Nga tạo ra ơ Ukraine đấy là chưa kể đen việc chiếm đóng bất hợp pháp của Nga tại creame và đonbass biện nay ,chẳng qua putin coi mình là nước lớn nên hung hăng vậy ,ông ta vì chỉ nghĩ đến tham vọng của mình mà chẳng thèm nghĩ đến những thiệt hại của người khác.
Giang bay ? Luon vao 5lan trong 1 thang, canh bao roi ma.
Cơ mà bạn của Thổ là anh Mẽo 😀
Ha Vanuoc nên nghiêm túc trong những cmt.
Thì người ta cũng chỉ post cái ảnh chế lên thôi, có bậy bạ gì đâu mà fải nhắc nhở ?
Không hiểu. Chỉ là ảnh biêm họa thôi sao mà cay thế à
Đây kg phải là lần đầu bạn thể hiện thiếu nghiêm túc. Tôi mong muốn bạn có thái độ cầu thị. Cmt nên bám sát chủ đề thể hiện sự đồng cảm với nhg ng đã bỏ công sức để viết bài, dịch bài và đăng bài.
Tự Do Ngôn Luân mà -_-
Ok , hiẻu từ nay không làm bạn cay mũi nữa , những hình như thế này chắc cũng không nên
Giai tri. Khong hop thi cu delete ahttps://m.youtube.com/watch?v=0uUkNI6wMFc
Để tôi trích dẫn nội quy cho các vị hiểu.
1 không đưa tin (cmt trong bài viết) không liên quan đến bài viết.
2 tránh bôi nhọ nói xấu công kích cá nhân.
Trong 2 cmt của bạn đều phạm nội quy.
1 đưa ảnh chặt đầu phản cảm và kg liên quan đến bài viết
2 công kích cá nhân tôi khi cho rằng tôi cay cú.
Tôi kg có thời gian để tranh cãi với bạn. Còn vc nhìn nhận của bạn như thế nào là tùy.
https://m.youtube.com/watch?v=0uUkNI6wMFc
Tôi vi phạm nội quy? :)) Xin cho hỏi lý do với ạh? =)) Thật là vớ vẩn!
Bạn có đọc nội quy kg Tuan Siro? Tôi đã trích dẫn cụ thể ở trên bạn còn cho là vớ vẩn? Nếu sai bạn phải đưa ra lý lẽ cụ thể và thuyết phục. Bạn đưa ra đi.
Nhóm này được lập ra để phục vụ cho mục đích chung của mọi người, những người sống và làm việc tại Ukraine nói riêng và những người VN nói chung, chứ kô fải của riêng cá nhân hay 1 thành phần nào nhé!
Để bàn luận, tranh luận và nghe ngóng, cập nhật tin tức, giúp đỡ chứ k fải để làm cảnh OK?
Nội quy cũng có những quy tắc của nó, chứ k fải đề ra mấy cái lý do xàm xàm để làm nội quy 😀
Kô văng tục chửi bới, tôn trọng lẫn nhau là OK lắm rồi 😀
Ở trên tôi đã nêu đích danh Hà Văn Vóc. Bạn tự vơ vào mình là thế nào? Sau đó nói tôi vớ vẩn?
Bạn có vấn đề về đọc hiểu à Tuan Siro?
Ok, tôi có đọc nhầm thật. Tôi xin lỗi, nhưng tôi nghĩ kô cần thiết fải nặng nề như vậy! 🙂
Các nước Phương Tây và Mỹ chỉ trừng phạt những quan chức cấp cao và những công ty có dính dáng đến Putin..
Còn Putin và chính quyền Nga chơi những trò rẻ tiền hèn hạ đánh vào những cá nhân..mà họ không dính dáng đến vụ máy bay Nga bị bắn rơi ở Thổ..Như các cầu thủ bóng đá của Thổ đá cho các CLBbóng đá của Nga cũng bị cấm trong các hợp đồng…
Vậy ai có văn hóa..hả lũ cuồng Putin..Mỹ và Phương Tây họ cũng làm như vậy với công dân Nga thì lũ cuồng Putin nghĩ sao…?Thả nào người vn ở Nga bắt buộc cúi đầu ca ngợi Putin hơn cha mình đẻ ra là phải .không thì chúng nó đuổi về nuớc hết,về sống với đảng csvn và lão hcm vĩ đại…
Đề nghị bác Duong Truong sửa lại cmt cho chuẩn mực và tôn trọng nội quy.
nhiều bác vẫn có máu chọi gà nhỉ? chưa chi đã đỏ gay hết cả mặt .. gồng vừa thôi bác
Duong Truong, bạn vi phạm nội quy nhóm, chúng tôi cảnh cáo bạn và yêu cầu xóa cmt.
So Thổ-Syria và Nga với Ukraine là chưa chính xác. Syria tách từ Thổ sau thế chiến thứ nhất tức là đến giờ đã gần 100 năm và không nằm trong quỹ đạo cũng như không gắn kết với Thổ trong bất cứ một liên minh nào cả. Trong khi đó Ukraine mới tách ra độc lập từ năm 1991 tức là đến giờ mới gần 25 năm. Trong suốt thời gian đó vẫn thuộc quỹ đạo của Nga và gắn kết với Nga chặt ché về kinh tế và cả chính trị nữa