Chiều 19/11, trong phiên chất vấn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại nghị trường, đại biểu – Thượng tọa Thích Thanh Quyết muốn được nghe quan điểm của Thủ tướng về vấn đề biển Đông và quan hệ với Trung Quốc “bằng cách nói dễ nghe dễ hiểu mà lại súc tích nhất”.
Nhấn mạnh nguyên tắc hành động vì lợi ích quốc gia dân tộc, Thủ tướng nói, với Trung Quốc hay tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam đều thực hiện đường lối đối ngoại kiên trì nhất quán. Đó là độc lập tự chủ, hòa bình hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ…
Việt Nam mãi mãi mong muốn hợp tác cùng phát triển với Trung Quốc để thực hiện một cách thực chất tinh thần 16 chữ và 4 tốt, mang lại lợi ích cho cả hai nước, và chân thành hợp tác giải quyết bất đồng giữa hai nước theo thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Làm hết sức mình để có hòa bình hợp tác, cùng có lợi, giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc quốc tế.
Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” là 6 chữ Thủ tướng sử dụng để mô tả đường lối đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc. Việt Nam vừa hợp tác vừa đấu tranh để có hòa bình, ổn định, không chỉ với Trung Quốc mà với các nước. Vừa hợp tác vừa đấu tranh để cùng có lợi, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước, lợi ích chính đáng của dân tộc.
Đại biểu Lê Nam đề cập việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng trên các đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, xem đây là biện pháp “không đánh mà thắng” của Trung Quốc. Đại biểu muốn biết giải pháp của Chính phủ để đối phó với tình hình này?
Với chất vấn của đại biểu Lê Nam, Thủ tướng nói, đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988. Trong tình thế lúc đó, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN ký với Trung Quốc tuyên bố DOC về việc giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm, mọi tranh chấp giải quyết trên cơ sở hòa bình, không dùng vũ lực.
Về việc Trung Quốc bồi lấp biển mà báo chí thông tin, Thủ tướng khẳng định lập trường phản đối của Việt Nam, vì sự vi phạm điều 5 DOC mà Trung Quốc là một bên ký kết. Lập trường này người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định.
Thủ tướng cho biết, tại hội nghị cấp cao ASEAN 25 vừa qua, ông cũng đã nhiều lần nhắc lại lập trường này.
Vì hết thời gian nên phần trả lời của Thủ tướng dừng ở đại biểu Lê Nam, các vị đại biểu còn lại sẽ được Thủ tướng trả lời bằng văn bản.
Nợ công vẫn an toàn, tuy nhiên…
Trước đó, vào đầu phiên chất vấn, Thủ tướng thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến nội dung các nhóm vấn đề chất vấn.
Chính phủ xin nghiêm túc tiếp thu ý kiến của đồng bào cử tri cả nước, nâng cao hiệu quả điều hành, Thủ tướng nói.
Cập nhật tình hình tháng 10 và 11, Thủ tướng đánh giá, tình hình kinh tế – xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định tốt hơn. Lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng tăng 2,16%, cả năm tăng dưới 3%.
Dư nợ tín dụng 11 tháng tăng khoảng 10%, cả năm tăng trên 12%. Mặt bằng lãi suất giảm khoảng 1,5 – 2% so với cuối năm 2013. Tỷ giá và thị trường ngoại hối tiếp tục ổn định, Thủ tướng cho biết.
Trước Quốc hội, lần đầu tiên Thủ tướng dành nhiều thời gian để trình bày sâu về nợ công, vấn đề được Thủ tướng nhấn mạnh là hệ trọng, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đặc biệt quan tâm.
Theo Thủ tướng, trước thực trạng nền kinh tế tăng trưởng chậm, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, trên cơ sở bảo đảm an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô, Đảng và Nhà nước đã chủ trương chủ động tăng vay nợ cả trong và ngoài nước – chuyển mạnh sang vay trong nước – để tập trung cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Quốc hội đã có nghị quyết quy định trần nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP. Chính phủ đã ban hành chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó quy định nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể vay về cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm.
Theo đó, giai đoạn 2011 – 2015, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ là 335 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần giai đoạn 2006 – 2010 (đã phát hành 250 nghìn tỷ đồng và năm 2015 sẽ phát hành thêm 85 nghìn tỷ đồng). Đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi và bảo lãnh vay để đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu.
Do đó, nợ công tăng nhanh, từ 51,7% GDP năm 2010 lên 60,3% GDP vào cuối năm 2014 và khoảng 64% GDP vào cuối năm 2015. Mức nợ công vẫn trong giới hạn quy định an toàn cho phép theo nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng khẳng định.
Ông cũng cho biết Việt Nam đã có kế hoạch và đã trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định là không quá 25%).
Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định hơn, Việt Nam còn sử dụng một phần vay mới với kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn để đảo nợ, góp phần làm giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và giảm chi phí vay vốn. Việc đảo nợ này không làm tăng tổng số nợ công và phù hợp với Luật Quản lý nợ công cũng như thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, nợ công đã tăng sát trần cho phép, áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. Một số dự án đầu tư kém hiệu quả, tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn còn, có vụ việc nghiêm trọng. người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Mặt khác, cơ cấu ngân sách chưa lành mạnh; tỷ trọng thu ngân sách/GDP giảm; chi thường xuyên tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng chi đầu tư giảm; bội chi còn cao.
Thực trạng này gây lo lắng, bức xúc trong xã hội; nếu chủ quan, buông lỏng, không tiếp tục chủ động kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả, sẽ gây mất an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng nói.
Như, quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới, bảo đảm theo đúng quy định và trong giới hạn cho phép. Phấn đấu đến năm 2020 nợ công giảm còn khoảng 60,2% GDP (quy định là không quá 65% GDP), nợ Chính phủ khoảng 46,6% GDP (quy định là không quá 55% GDP) và tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 20% (quy định là không quá 25%).
Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ khác như: nợ đầu tư xây dựng cơ bản, nợ nguồn chưa sử dụng của Kho bạc Nhà nước, nợ vay của quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng, nợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho ngân hàng chính sách và nợ của doanh nghiệp nhà nước.
Xử lý nợ xấu chưa như mong muốn
Về nợ nước ngoài của quốc gia, Thủ tướng cho biết đến cuối năm 2014 bằng khoảng 39,9% GDP và dự kiến đến năm 2020 khoảng 46% GDP (quy định là không quá 50% GDP).
Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2014 khoảng 25,9%, trong đó có 11,32% là do các ngân hàng thương mại đã tận dụng cơ hội vay ngoại tệ ngắn hạn, lãi suất thấp ở nước ngoài để đáp ứng ngay cho nhu cầu thanh toán hàng hóa dịch vụ nhập khẩu.
Chính phủ sẽ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý việc vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng để từ năm 2015 bảo đảm tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ này trong giới hạn quy định (dưới 25% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ hàng năm), Thủ tướng báo cáo Quốc hội.
Chuyển sang xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Thủ tướng cho biết đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 (465 nghìn tỷ đồng).
VAMC đã mua gần 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu và đang từng bước xử lý theo quy định, trong đó đã bán, thu hồi được gần 4 nghìn tỷ đồng nợ xấu và có lãi.
Dẫn báo cáo của các tổ chức tín dụng, Thủ tướng cho biết tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 3,8% và có xu hướng giảm (tháng 6 là 4,17%; tháng 7 là 4,11%; tháng 8 là 3,9%), ước tính đến cuối năm 2014 còn khoảng 2,5 – 2,7%.
Còn theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 5,4%, ước đến cuối năm 2014 còn khoảng 3,7 – 4,2% so với mức 17% vào tháng 9/2012.
Thủ tướng đánh giá, việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cần phải có thời gian, do khung khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, không có nguồn ngân sách nhà nước và cũng chưa có kinh nghiệm xử lý. Kết quả xử lý nợ xấu đạt được trong thời gian qua là sự nỗ lực rất lớn.
“Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu chưa được như mong muốn”, ông nói.
Báo cáo Quốc hội nhiều giải pháp đẩy mạnh việc xử lý hiệu quả nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Thủ tướng đặt mục tiêu: phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Môi trường kinh doanh phải ngang ASEAN-6
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là vấn đề lớn tiếp theo được Thủ tướng trình bày trước Quốc hội.
Theo đó, phấn đấu năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6; trong đó rút ngắn thời gian nộp thuế còn 121,5 giờ/năm, số doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tiếp tục giảm mạnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ngang bằng với các nước ASEAN-6, bảo đảm hải quan Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn hải quan hiện đại; thời gian nộp bảo hiểm xã hội còn 49,5 giờ/năm; thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp còn tối đa 6 ngày; thời gian tiếp cận điện năng còn 18 ngày.
Khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được thông qua thì thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp giảm từ 60 tháng hiện nay còn tối đa 30 tháng
Nội dung tiếp theo được Thủ tướng đề cập là nâng cao năng suất lao động và thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Sau khi Quốc hội giải lao, đúng 16h, Thủ tướng sẽ bắt đầu nghe và trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu Quốc hội.
20 đại biểu đăng ký chất vấn
Danh sách các vị muốn chất vấn Thủ tướng khá dài song thời gian dành cho Thủ tướng chỉ còn chưa đến một giờ. Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi vị chỉ nêu một câu hỏi.
Vị đầu tiên trong số 20 vị đã đăng ký nêu chất vấn là đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, hỏi thủ tướng về giải pháp phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đại biểu Danh Út nêu, trong đồng bào thiểu số còn 300 ngàn hộ thiêu đất sản xuất và ở, trong khi đất lâm trường còn lãng phí, xin ý kiến Thủ tướng về chủ trương và giải pháp lấy đất lâm trường cho đồng bào thiếu đất.
Đại biểu Đỗ Văn Đương hỏi, Thủ tướng những năm qua đã có bước đầu tư đáng kể gì để phát triển kinh tế biểnn và có nên thành lập bộ kinh tế biển để chuyên tâm về kinh tế biển, tham mưu cho Chính phủ.
Đại biểu Thân Đức Nam đề nghị Thủ tướng làm rõ hơn vấn đề nợ xấu, khi nợ xấu đã vượt quá khả năng của ngân hàng thương mại, đã trở thành vấn đề của kinh tế vĩ mô. Đại biểu Nam còn đề nghị Thủ tướng cho biết chủ trương có hỗ trợ giải quyết vấn đề nợ xấu bằng ngân sách nhà nước hay không.
Giải pháp mang tính quyết định để đến năm 2020 đạt muc tiêu công nghiệp hóa là chất vấn của đại biểu Trịnh Ngọc Phương…
Trả lời chất vấn của đại biểu Kim Bé, Thủ tướng nói nhu cầu liên kết hợp tác là rất cần thiết, liên kết vùng là cần thiết, liên kết hợp tác để phát triển có hiệu quả hơn, để cả vùng khắc phục khó khăn mà một địa phương rất khó. Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy chế thí điểm liên kết vùng.
Nội dung đã rõ nhưng cơ chế gì tổ chức thế nào để liên kết hợp tác thì rất là khó khăn, đã xem lại dự thảo nhiều lần nhưng còn lúng túng. Tóm lại liên kết vùng là cần thiết nhưng cơ chế tổ chức cần thảo luận thêm.
Với chất vấn của đại biểu Danh Út, Thủ tướng nói hơn 300 ngàn hộ thiểu só chưa có đất sản xuất là trăn trở của Chính phủ, để giải quyết phải làm nhiều biện pháp. Chính phủ đã thảo luận về chính sách đặc thù, sẽ cố gắng ban hành sớm, nhưng vấn đề khó nhất là tiền ở đâu.
Trả lời đại biểu Đương, Thủ tướng nói Việt Nam đã có chiến lược biển, Chính phủ có chương trình hành động đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên so với yêu cầu thì cần nỗ lực hơn. Chính phủ đã có kế hoạch đầu tư kinh tế biển để bảo vệ chủ quyền. Ý kiến bớt đầu tư trên bộ cho biển thì cũng khó rạch ròi, vì đầu tư trên bộ có khi lại là cho biển.
“Ý kiến nên có bộ về biển thì tôi ghi nhận, tất cả lĩnh vực kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền thì một bộ khó làm”, Thủ tướng nói. “Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về tài nguyên biển, còn khai thác thủy sản thì là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vận tải biển là Bộ Giao thông Vận tải, mỗi bộ một lĩnh vực chứ đâu có giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường được”.
“Chúng tôi đang tổng kết đánh giá làm sao có bộ chủ trì quản lý và bộ phối hợp. Ý kiến đại biểu sẽ ghi nhận và nghiên cứu tiếp cho nhiệm kỳ sau”.
“Nợ xấu trình bày thì tôi rất lo là dài, nhưng cũng cố gắng nói rõ kết quả và giải pháp ở báo cáo, chỉ có điều, chúng ta không có ngân sách và cũng không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Có khó khăn hơn, nhưng phấn đấu hết 2015 về mức 3% ở mức thông thường, phù hợp hơn với hoàn cảnh của nước ta”, Thủ tướng nói.
Về chất vấn liên quan đến giải pháp mang tính quyết định để đến năm 2020 đạt muc tiêu công nghiệp hóa là chất vấn của đại biểu Trịnh Ngọc Phương, Thủ tướng nhấn mạnh phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là ba đột phá chiến lược về thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.
Theo Vneconomy.
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- Ông hiện chỉ còn là một thây ma chính trị
- Không nên giải phóng Donbass bằng con đường chiến tranh - lời khuyên khôn ngoan của nhà sử học Nga Zubov
- Đến Zhirinovsky cũng chửi bới chính quyền Nga.
- Cả Putin và Trump đều là những kẻ dối trá, lừa đảo, côn đồ và ích kỷ tự mãn - Giáo sư Alexander Motyl
- Lầu Năm Góc cắt hợp đồng với "Volga-Dnepr" có thể chuyển cho Antonov
Trả lời