Phân tích: Nguồn gốc căng thẳng trong quan hệ Nga – Mỹ

WASHINGTON (AP) – Thiếu hiểu nhau, sai lầm và sự hỗn loạn trong chính sách đã làm mối quan hệ Nga – Mỹ trở nên giá lạnh và nhiều người cho rằng một cuộc Chiến tranh lạnh mới không thể tránh khỏi.

Niềm hy vọng cũng như nỗi sợ hãi vẫn đang lởn vởn đâu đó, đôi khi trong  tiềm thức, trong tâm trí hai quốc gia Nga – Mỹ, bất chấp sự sụp đổ của Liên Xô gần một phần tư thế kỷ. Điều đó đặt thế giới quan của họ trong sự mâu thuẫn và có những va chạm cũng như cuộc đối đầu mới nhất, lớn nhất liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

Đó là mối quan hệ ảm đạm và thường xuyên hơn được thể hiện qua sự mở rộng Nato về phía Đông cũng như sự phủ nhận từ Moscow vào lời giải thích của Mỹ “không đe dọa tới an ninh của Nga”. Ngoài ra còn là sự tức giận sôi sục của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi Liên bang Nga đánh mất vị thế siêu cường.

Trở lại thời kỳ ấm áp, sau khi Nato – Nga đạt được thỏa thuận trong việc sáng lập Đạo luật năm 1997, tuy nhiên cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright cho biết bà đã nhìn thấy những mối lo ngại.

Bà Albright, viết trong chính sách đối ngoại về cố cựu Ngoại trưởng Nga Yevgeny Primakov “ông là một người thực tế linh hoạt”, tuy nhiên bà cũng đưa ra sự khác biệt đã hiện rõ ngay sau khi thỏa thuận mà Nga-NATO đã đồng ý.

“Ngay lần đầu tiên khi chúng tôi ngồi cùng bàn trong một cuộc họp của NATO, rõ ràng là bất kỳ thỏa thuận nào đã ký kết đều không quan trọng vì chìa khóa của nó được nhìn nhận theo cách khác.”

Người Nga có thể đã hiểu và lo ngại về Nato. Liên minh được thành lập năm 1949 và do Mỹ dẫn đầu mục đích nhằm đẩy lùi chủ nghĩa bành trướng của Liên xô, điều gây lo ngại cho các nước châu Âu. Sau khi đế chế Xô viết sụp đổ, Nga sợ rằng Washington sẽ mở rộng liên minh tiến đến biên giới.

Điện Kremlin đã phản đối một cách đúng đắn khi không đặt niềm tin vào những tuyên bố đảm bảo của Washington. Biên giới Nga hiện đang bị các thành viên bao quanh tại phía Tây và phía Nam.

“Nga có cảm giác bị lừa dối, không chỉ một lần, hai lần mà còn bị tổn thương sâu sắc,” Wayne Merry, thành viên của Hội đồng Chính sách đối ngoại Mỹ và là nhà cựu ngoại giao Mỹ tại Moscow cho biết.

Trong và sau Thế chiến II, quân đội Liên Xô chiếm đóng Đông và Trung Âu, biến Liên xô thành kẻ thống trị, biến các nước trong khối Warsaw thành những vùng đệm. Mặc dù Josef Stalin đã xây dựng thành một đế chế, nhưng ông hành động vì sự sợ hãi khi người Nga bị xâm lược trong thế kỷ đó.  Đức đã thực hiện hai cuộc xâm lược trong thế kỷ 20.

Những nước là vùng đệm, được độc lập sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, rõ ràng để tránh lặp lại như trong lịch sử họ đã nhanh chóng làm đơn gia nhập Nato. Lời cám dỗ? Không. Đơn thuần là điều luật thứ V của Nato sẽ bảo vệ thành viên trong liên minh trước bất kỳ mối đe dọa và tấn công từ các nước khác.  Nhưng điều đó làm dấy lên sự lo ngại sâu sắc từ phía Nga.

Sau khi Tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych buộc phải chạy trốn khỏi đất nước vào năm ngoái sau cuộc biểu tình, ông Putin đã phản ứng bằng cách thôn tính bán đảo Crimean chiến lược của Ukraine, nơi có dân số chủ yếu là người Nga. Điện Kremlin cũng kích động một cuộc nổi dậy vũ trang tại miền Đông Ukraine. Cuộc nổi dậy này cũng chủ yếu là người gốc Nga và những người nói tiếng Nga thực hiện.

Lập tức Hoa Kỳ và châu Âu đã phản ứng trước Moscow bằng những đòn trừng phạt về kinh tế và du lịch… Cho đến nay, cuộc giao tranh giữa lực lượng Ukraina và lực lượng nổi dậy vẫn tiếp tục tại một số khu vực mặc dù đã có thỏa thuận ngừng bắn được các bên đồng ý. NATO đã nhanh chóng đồn trú vũ khí hạng nặng cũng như binh lính tại vùng Baltic cùng với gửi hàng trăm giảng viên quân sự tới Ukraine để huấn luyện cho lực lượng nước này. Tuy nhiên đến thời điểm này Washington vẫn từ chối cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine.

Putin đã cho thấy không có dấu hiệu dịu xuống và thiện ý ngăn chặn cuộc xung đột. Ông đã nhiều lần tuyên bố Hoa Kỳ đang nỗ lực để chinh phục Nga, cũng như cáo buộc Washington kích động cuộc xung đột để chống lại ông.

“Tôi không nghĩ Hoa Kỳ đã hoàn toàn đánh giá đúng khi người Nga tin rằng các cuộc Cách mạng màu được giật giây bởi Hoa Kỳ,” bà Jessica Matthews, Chủ tịch Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, chuyên gia cố vấn chính sách đối ngoại ở Washington, DC , từ năm 1997 đến năm 2015 cho biết, khi ám chỉ đến cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Gruzia Eduard Shevardnadze và Yanukovych trong thời gian đầu ở Ukraine (thời kỳ Cách mạng cam). Tương tự như vậy Điện Kremlin cho rằng cuộc lật đổ ông Yanukovych lần thứ hai cũng có bàn tay của Hoa Kỳ.

Trong khi đó hành vi của Nga tại Crimea – Ukraine  và một cuộc chiến tranh ngắn ngày với Georgia năm 2008 hoàn toàn xứng đáng dành được sự phẫn nộ từ phương Tây đối với Kremlin khi động cơ của ông Putin được xây dựng trong sựu nghi ngờ sâu sắc của thế giới xung quanh. Và Putin, như các bậc tiền bối của Liên Xô đã sử dụng hệ thống thông tin tuyên truyền chống phương Tây nhằm đánh lạc hướng dư luận trong nước.

Nhưng sau đó Putin đã gọi Obama vào cuối tháng Sáu, đây là lần đầu tiên trong bốn tháng hai nguyên thủ cường quốc không liên lạc trực tiếp với nhau. Nhà Trắng cho biết họ đã thảo luận về các cuộc đàm phán hạt nhân Iran, cuộc nội chiến ở Syria và những nỗ lực để chống lại Nhà nước Hồi giáo. Moscow cũng là một bên quan trọng trong các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran.

Theo quan điểm của bà Matthews, Washington và Moscow cần phải có nhiều cuộc giao tiếp hơn nữa.

“Tôi nghĩ rằng những gì có thể quay lại là xác định rõ ý định của Nato về Ukraine và phải có những cuộc giao tiếp trực tiếp về quan điểm và thiện chí.”


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề