Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt với khó khăn sau khi tiến quân vào Syria

Những chiến binh trẻ đang trong men say chiến thắng sau khi giành quyền kiểm soát thị trấn từ tay Nhà nước Hồi giáo ở Syria  vào tuần tước. Nhưng việc giữ lãnh thổ sẽ phải xoay quanh chiến lược đầy tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Lực lượng FSA (Quân đội Syria tự do) được sự hỗ trợ từ xe tăng, máy bay chiến đấu và lực lượng đặc biệt của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong vài giờ đã dễ dàng quét sạch phiến quân IS khỏi thị trấn Jarablus, Syria. Nhưng với khoảng 1.500 chiến binh họ sẽ rất khó khăn trong việc bảo toàn lãnh thổ khi phải căng lực lượng bảo vệ chiến tuyến sát với lãnh thổ Nhà nước Hồi giáo trải dài tới 90 km. Trong khi chiến lược của Ankara muốn biến khu vực này thành vùng đệm.

Sẽ khó lấp đầy khoảng trống khi họ phải đối mặt với thách thức từ nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo cực đoan, chiến binh dân quân người Kurd do Hoa Kỳ hậu thuẫn được xem là lực lượng thù địch với Thổ Nhĩ Kỳ.

“Daesh và người Kurd đều giống nhau. Cả hai đáng bị tiêu diệt. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng vì tổ quốc”. Một chiến binh nổi dậy hơn 20 tuổi cho biết khi đang đi tuần, trên đeo mang khẩu súng trường và được đám trẻ nhỏ vây quanh.

Thổ Nhĩ Kỳ đã tiết lộ chút ít về chiến lược đằng sau sự xâm nhập lớn đầu tiên vào Syria, ngoài những gì đã tuyên bố muốn đẩy Nhà nước Hồi giáo và chiến binh người Kurd ra xa khỏi biên giới nước này.

Chiến dịch “Lá chắn Euphrates” (Operation Euphrates Shield) bị Nato và Washington chỉ trích đồng thời kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ không nên đối đầu với lực lượng người Kurd mà hãy liên kết hoặc trung lập để thực hiện chiến lược chung chống lại Nhà nước Hồi giáo.

Hiện nay lực lượng YPG được Mỹ coi là đồng minh mạnh nhất chống lại chiến binh cực đoan dòng Sunni. Tuy nhiên Thổ Nhĩ Kỳ xem lực lượng này là tổ chức khủng bố và lo ngại rằng sự tiến bộ của YPG sẽ khuyến khích nhóm nổi dậy người Kurd trong nước. Thổ Nhĩ Kỳ cương quyết không liên kết với nhóm khủng bố (YPG).

Theo tin tức của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho hay họ đã lấy thêm hơn ba làng cách phía tây Jarablus khoảng 20 km và tấn công 15 mục tiêu bằng pháo binh cùng không kích 4 mục tiêu khác. Họ không đưa ra chi tiết về các mục tiêu nhưng một số làng trong khu vực vẫn nằm trong quyền kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo. Theo Đài quan sát Nhân quyền ở Syria khẳng định đã có sự tiếp quản tại ba làng nêu trên.

Lực lượng gắn kết

Thị trấn Jarablus nằm dưới sự cai trị của Nhà nước Hồi giáo trong ba năm qua, những bức tranh vẽ màu đen biểu tượng của tổ chức này vẫn còn thấy các bức trên tường. Sau khi quân nổi dậy tiếp quản thị trấn đang dần trở lại với cuộc sống bình thường, những phụ nữ đã đi bộ trên đường phố và không phải bịt mặt. Một người đàn ông nói với Reuters khi IS chạy trốn hành động đầu tiên của ông là cắt râu.

Một tuần sau khi Thổ Nhĩ Kỳ giúp chiến binh nổi dậy đánh đuổi IS ra khỏi thị trấn, hầu như không có bóng dáng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong Jarablus. Thay vào đó là những chiến binh trẻ do Ankara ủng hộ, một số tuần tra trên các đường phố  bằng xe bán tải Toyota chạy với tốc độ cao phía sau được gắn súng máy.

Mục đích của Thổ Nhĩ Kỳ là gắn kết lực lượng Quân đội Syria Tự do thành một khối thống nhất để đối trọng với lực lương YPG. Ông Metin Gurcan, một cựu quân nhân quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ và là nhà phân tích cho tạp chí Al Monitor cho biết. Ông nói thêm nhóm nào giành quyền kiểm soát thị trấn phía nam al-Bab sẽ là nhóm quan trọng trong chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Thị trấn này đang nằm dưới sự kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo, ở phía nam và Ankara coi là vùng đệm tiềm năng.

“Bạn đang có hai lực lượng có động lực cao và khát khao chiến thắng để tấn công al-Bab. Và cuối cùng điều này sẽ phục vụ lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ khi họ ưu tiên cho cuộc chiến chống ISIS”, Gurcan nói.

Ankara cáo buộc YPG “thanh lọc sắc tộc” ở miền bắc Syria và yêu cầu các chiến binh người Kurd rút về phía đông sông Euphrates. Các khu vực Manbij, Jarablus nằm ở phía tây sông Euphrates và được Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào ranh giới đỏ. Lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn cũng đã tiến về phía thành phố Manbij cách phía nam Jarablus khoảng 30 km. Vào tháng trước lực lượng YPG đã chiếm lại thành phố này từ Nhà nước Hồi giáo.

Mohammed một chiến binh nổi dậy mới 16 tuổi thuộc nhóm FSA hiện đang kiểm soát Jarablus nói với Reuters rằng anh không muốn xung đột với người Kurd.

“Mọi thứ đều bị phá hủy trong Manbij bây giờ,” anh nói và cáo buộc những sự việc này đều do Nhà nước Hồi giáo gây ra.

Vùng đệm

Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần vận động để tạo ra một vùng đệm bên trong Syria giúp bảo đảm an ninh cho biên giới nước này và tạo ra một khu vực được bảo vệ cho di dân. Những ý tưởng này đã thất bại trong việc gây ấn tượng đối với đồng minh Nato khi tổ chức này coi đó là động thái đòi hỏi sự can thiệp kéo dài và làm dàn trải lực lượng, trong khi chiến lược cần phải tập trung vào Nhà nước Hồi giáo.

Kể từ đầu cuộc nội chiến bên lãnh thổ hàng xóm, Thổ Nhĩ Kỳ đã giúp 3 triệu người Syria tị nạn trên đất nước của họ và đang chịu sức ép từ châu Âu trong việc ngăn chặn dòng người di cư ùn ùn đổ sang EU bất hợp pháp.

Ankara đã cung cấp viện trợ cho hàng chục ngàn thường dân di dời trong nội địa Syria, đây là một bước tiến trong việc tạo ra một khu vực an toàn thực tế.

“Để có thể tạo ra một vùng đệm, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải giữ một lực lượng đáng kể ở biên giới với Syria,” James Stavridis, cựu tư lệnh tối cao NATO và hiệu trưởng trường Đại học  Fletcher School at Tufts University cho biết.

Theo ông một chiến lược như vậy xuất hiện ngay lúc này là không thể nhưng không loại trừ sẽ có trong dài hạn.

“Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có nhiều lựa chọn trước khi tham gia vào hoạt động quân mạnh mẽ ở Syria”.

Đại tá Ahmad Osman đứng đầu các lực lượng Sultan Murad, một trong những nhóm phiến quân người Turk do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chính phát biểu với Reuters vào tuần trước rằng ưu tiên hiện nay phải tiến về phía tây 70 km tới thị trấn Marea, một chiến tuyến dài với Nhà nước Hồi giáo.

Giai đoạn hoạt động tiếp theo của họ có thể mất vài tuần hoặc vài tháng và có thể đòi hỏi phải tăng số lượng chiến binh nổi dậy từ mức hiện tại 1,200 – 1,500 người. Trong khi họ không muốn chiến đấu chống lại người Kurd và họ chỉ làm vậy nếu điều đó là cần thiết, Osman nói.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu kêu gọi lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, các tiến bộ của lực lượng dân quân người Kurd dường như đã chiếm tất cả sự quan tâm của họ.

“Lằn ranh đỏ của Thổ Nhĩ Kỳ cơ bản không phải là Assad mà là sự hình thành nhà nước của lực lượng người Kurd”. Stavridis, cựu tư lệnh NATO, kết luận.

Đức Dũng (theo Reuters)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề