Từ bỏ nền kinh tế du mục đã dẫn đến nạn ăn thịt người và tội diệt chủng ở Kazakhstan

Ngày 31 tháng 5 – Ngày tưởng niệm các nạn nhân của sự đàn áp chính trị ở Kazakhstan. Chúng liên quan tới nạn đói kéo dài triền miên mà kết quả của nó là việp ép buộc tập thể hóa, hợp tác xã hóa, ngăn sông cấm chợ, cấm chăn nuôi du mục: với khoảng thời gian 10-15 năm người Kazakhs đã mất đi khoảng một nửa tổng dân số. Các văn bản và hình ảnh gây sốc, trong số đó là những bằng chứng về tục ăn thịt người.

Ngày tưởng niệm nạn nhân của sự đàn áp chính trị tại Cộng hòa Kazakhstan , theo ukazuprezidenta của ngày 05 tháng tư 1997, được tổ chức hàng năm vào ngày 31 tháng Năm. Theo các nhà sử học, tất cả trong những năm 1937-1938 ở Kazakhstan Xô viết đã bị kết án 118.000 người. Trong số này, 25.000 bị bắn.

Đàn áp chính trị bắt đầu ngay sau khi Cách mạng tháng Mười năm 1917. Sự đàn áp đó đã tiến hành thực hiện mang tính xã hội: chống lại các cựu sĩ quan cảnh sát, hiến binh, các quan chức của chính phủ Nga hoàng, linh mục, các doanh nhân. Sự đàn áp chính trị đã vẫn tiếp tục diễn ra  sau khi kết thúc cuộc nội chiến. Họ đã đạt được mục đích mang tính cách đại chúng với sự bắt đầu của việc ép buộc tập thể hóa nông nghiệp và đẩy nhanh việc công nghiệp hóa trong những năm cuối thập niên 1920 – đầu những năm 1930.

Nguyên nhân chính của sự phẫn nộ trong nhân dân và trong giới trí thức quốc gia,dẫn đến sự đàn áp khổng lồ tập thể lên người Kazastan từ phía chính quyền mới, nhiều nhà sử học xem đó là Holodomor. Hơn nữa, “giai đoạn” đầu tiên của nó đã xảy ra từ năm 1919-1922, con số chính xác những người thiệt mạng trong trong giai đoạn này là không rõ.

Như ông tổng biên tập của tạp chí văn học “Prostor” Valery Mikhailov đã viết:

“Nạn đói đầu tiên cũng là khủng khiếp. Nó chạm về khu vực phía Nam hơn, mặc dù ở một mức độ ảnh hưởng bằng cách này hay cách khác thì tất cả các cư dân của Kazakhstan đều gánh chịu. Nếu vào những năm 30 theo ước tính khác nhau khoảng 1,5-2 triệu người đã chết thì trong nạn đói đầu tiên – khoảng một triệu người. Vì vậy, người Kazakhs thực sự trong khoảng thời gian 10-15 năm đã mất khoảng một nửa dân số. Lịch sử thế giới còn chưa nhận thức được bi kịch ở mức độ khủng khiếp này. Và mỗi người Kazakh đơn giản là phải biết để nhớ về thảm kịch này …. “.

Các tài liệu gây sốc và bức ảnh mà chúng tôi đã tìm chọn và công bố ở đây, lấy từ trang web Kazakhstan – Ngày tưởng nhớ các nạn nhân của sự đàn áp chính trị tại Cộng hòa Kazakhstan.

Lưu ý rằng những hình ảnh liên quan đến sự khủng khiếp của nạn đói, không chỉ giữa các người dân Kazakhs – chúng được thu thập từ các vùng khác nhau của nước Nga Xô Viết, những nơi áp dụng tập thể hóa, làng xã hóa xâm nhập áp dụng ,bị chính quyền tịch thu thực phẩm hoặc do mùa màng bị mất. Biện pháp này là “cân bằng” tất cả các dân tộc. Tuy nhiên, ở thảo nguyên Kazakhstan nguyên nhân của nạn đói đã trở thành thậm chí hành động bạo lực, buộc những người du mục từ bỏ truyền thống kinh tế nông nghiệp là chăn nuôi gia súc.

“Biện pháp tịch thu thực phẩm thừa theo quy định cho từng hộ khẩu là một phần của một gói các biện pháp, được gọi là chính sách ” chủ nghĩa cộng sản thời chiến.” Chiến dịch tích trữ thực phẩm giai đoan năm 1919-1920 đã trưng thu đến cả khoai tây, thịt, và vào cuối năm 1920 áp dụng cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp”.

Do bị mất mùa ở một số khu vực khác nhau của đất nước Liên Xô trong tháng 1 năm 1919 lại một lần nữa được đưa vào áp dụng sắc lệnh độc tài thực phẩm từ 13 Tháng Năm 1918. Nhưng lượng thực phẩm được phân phối chỉ lấy đi những lúa mì thừa ngoài định mức và ở người Kazakhs chỉ còn lại gia súc nuôi. Trong những năm đầu nền nông nghiêph của chính quyền Xô Viết, đất nước du mục đã trải qua những biến đổi đáng kể. Công nghiệp hóa tràn lan và phát triển đô thị đã dẫn đến sự cạn kiệt các nguồn nguyên liệu của nông dân.

Xét rằng ở Kazakhstan lượng lúa mỳ ít, thì nhắm mạnh vào việc tịch thu gia súc từ các cộng đồng địa phương. Những phương pháp trưng thu này , người dân ý thức như là hành động cướp bóc và gây ra sự bất mãn ngày càng tăng, chuyển sang các hành động vũ trang.

Nạn đói của Kazakhstan đã được phổ biến trong dân chúng với cái tên gọi – asharshylyқ. Nạn đói thứ hai trong lịch sử của Kazakhstan được gọi là “goloschekinskim.” Người đứng đầu Đảng Cộng sản Kazakhstan Philippe Goloshchekin vào năm 1927 tuyên bố chương trình cách mạng “tiểu Tháng Mười”. Điều này có nghĩa là thực hiện chương trình tập thể hóa và đưa người du mục Kazakh đến một lối sống định cư cố định”.

Kết quả của các biện pháp này là người ta đã tịch thu gia súc, tài sản và cảnh sát bắt ép, hộ tống người dân đến ” các điểm giải quyết “. Gia súc trưng dụng cho trang trại tập thể được đập chết hàng loạt tại chổ vì không có thực phẩm để nuôi hàng đàn gia súc lớn. Vào năm 1933, trong số 40 triệu đầu gia súc thì còn lại khoảng một phần mười. Từ những hành động này đầu tiên chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến người dân Kazakhs, vì đối với họ gia súc là vật nuôi chính và cũng như nguồn gốc duy nhất của cuộc sống của họ.

Kết quả là, trong nạn đói 1932-1933 ở Kazakhstan, giết chết hơn nửa triệu người. Hơn 600 nghìn người Kazakhs bỏ trốn khỏi đất nước. Chính sách của chính quyền đã gây ra các cuộc nổi dậy có vũ trang và đã được dập tắt.

Đã chết và bỏ ra đi ở công hòa Xô Viết Kazakhstan tới 48% dân số bản địa. Một số người  Kazakhs đã buộc phải di chuyển đến Kyrgyzstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Iran và Afghanistan. Theo một số nguồn tin dân số Kazakhs đã buộc phải di cư ở mức hơn 1,030 triệu người.

“Các biện pháp bạo lực nhằm đưa những người du mục đến một cuộc sống cố định, đã dẫn đến sự mất mát nặng nề chủ yếu ở nhóm dân bản xứ”.

Tình hình đã trầm trọng hơn với nạn đói do sự đàn áp tàn nhẫn của Hồng quân cho bất kỳ nỗ lực để tránh bị tịch thu tất cả gia súc, mà là nguồn gốc duy nhất của nguồn thức ăn và sự sống còn. Khi một số làng và gia tộc (bộ tộc) bắt đầu di chuyển, cố gắng để cứu gia súc của mình, thì lúc đó các đội quan của Hồng quân tung ra bắt và tiêu diệt rồi cáo buộc họ là thuộc ” băng đảng Basmach.”

Trong thực tế, họ là thường dân bình thường, những người đã cố gắng để thoát khỏi nạn đói di chuyển sang  láng giềng Trung Quốc, hoặc cố gắng để di chuyển đến các khu vực của Liên bang Nga, nơi không có nạn đói. Những nỗ lực nhằm ngăn chặn sự di cư sang Trung Quốc , các lực lượng lính biên phòng tích cực cố gắng để ngăn chặn họ bằng súng máy. Nhưng, tuy nhiên, hàng trăm ngàn người Kazakh (đôi khi cả làng trại) đã bỏ chạy nạn đói sang Trung Quốc.

Theo điều tra dân số của Liên Xô Liên Xô vào năm 1926, dân Kazakhs ở Liên Xô, đã có 3.968.289 người, và vào năm 1939, theo điều tra dân số 1939 – chỉ 3.100.949 triệu người. Con số người chết chính xác là không thể xác định.

“Người Kazakhs chết ở Kyrgyzstan được người Kyrgyzstan chôn cất. Theo lời kể của những bậc bô lão người Kyrgyzstan, ” người Kazakhs bất ngờ đến với chúng tôi. Những đám đông người đói và rách rưới. Mỗi người Kirghiz, nhận ra rằng có điều gì đó sẩy ra , bánh mì được chia và cho yurt (một dạng nhà tròn cho người du mục Mông cổ-nd) ở tạm thời. Nhiều người Kazakhs chết và sau đó nằm vật vạ la liệt trên đường. Chính người Kazakhs đã không chú ý tới họ, và chỉ xin cho một bữa ăn. Chúng tôi, Kyrgyzstan đã phải chôn cất họ. Chúng tôi chôn họ theo những tục lệ truyền thống của Kyrgyzstan.

Những người Kazakhs chỉ trong năm 1970 đã phục hồi sức mạnh của mình và dân số Kazakhstan đã trở lại con số ở cấp độ của năm 1926 . Trước nạn đói ở Kazakhstan trong những năm 1932-1933 người dân Kazakhs chỉ là một dân tộc nhỏ trống trị, nhưng chỉ đến cuối những năm 1990, họ lại trở thành phần lớn dân số trong cả nước.

Trên “những chỗ trống” của giai đoạn năm 1938-1944. Những dân tộc bị đày và bị đuổi: Ingush, Chechnya, người Tatars Crimean, người Triều tiên, người Balkars, người Kurd, người Thổ Nhĩ Kỳ, người Karachai, người Đức. Ngoài ra, dân của Kazakhstan được bổ sung.

Những tù nhân Gulag:. KarLag, Algeria và những người khác, một số trong số đó sau này phải sống ở Kazahstane. Tầng lớp trí thức dân tộc, tất nhiên, ngay sự khởi đầu đã chỉ trích các nhà lãnh đạo đảng vì “những sai lầm và thái quá” đã dẫn đến bao nhiêu sự kiện bi thảm cho cả toàn bộ dân tộc. Chính quyền Xô Viết đã liệt kê sự tham gia của nhiều nhân vật trong phong trào “Alash Orda”, là đấu tranh cho độc lập dân tộc trong cuộc nội chiến.

Vào năm 1928, 44 người “chủ nghĩa dân tộc tư sản.” Đã bị bắt. Một số trong số họ đã bị trục xuất về Nga ở khu vực Trung – đất đen. Trong số những người bị kết án, có các thủ lĩnh của phe đối lập của đất nước, là những người phản đối chính sách của chính quyền Xô Viết. Hầu như tất cả đều bị đàn áp trong những năm 1937-1938″.

Điều đáng chú ý là những người tham gia trong các cuộc biểu tình diễn ra ở Liên Xô vào tháng Mười Hai năm 1986, Ở Kazakhstan độc lập cũng đồng nghĩa với các nạn nhân của sự đàn áp chính trị. Năm 1993, Kazakhstan đã thông qua một đạo luật “Về phục hồi nạn nhân của sự đàn áp chính trị quần chúng”. Mục đích của quyết định này là phục hồi sự công lý và bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.

Nguyễn Vinh (theo asiarussia.ru)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Từ bỏ nền kinh tế du mục đã dẫn đến nạn ăn thịt người và tội diệt chủng ở Kazakhstan”:

  1. ho minh dat viết:

    năm 1926, dân Kazakhs ở Liên Xô, đã có 3.968.289 người, và vào năm 1939, theo điều tra dân số 1939 – chỉ 3.100.949 triệu đồng
    ==> sao lại viết bất cẩn thế kia, triệu đồng ư?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề