Liệu Ukraina sẽ trở thành con tốt trong cuộc chơi của Mỹ với Nga hay không ?

Victor Kaspruk

Станет ли Украина пешкой в игре США с Россией

Cuộc gặp sắp tới tại Geneva giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và độc tài Nga Putin đặt ra nhiều kỳ vọng. Trên thực tế, nó sẽ thể hiện dứt điểm đường lối và thái độ  của Biden đối với Ukraina và lập trường của ông ấy về sự ủng hộ đối với nhà nước của chúng ta. Nó cũng sẽ cho thấy sự sẵn sàng của Tổng thống Mỹ trong việc khởi động “thiết lập lại quan hệ 2.0” giữa Washington và Moscow.

Chính sách của Hoa Kỳ luôn thực dụng. Nhưng Ukraina khó có thể trở thành một con bài mặc cả về địa chính trị, một con tốt mà Mỹ có thể dễ dàng hy sinh. Bởi vì hy sinh một đồng minh vì lợi ích của các thỏa thuận phù du với Điện Kremlin là một sai lầm khủng khiếp.

Bởi vì ngay cả khi một quyết định như vậy có thể mang lại một số lợi thế chiến thuật ngắn hạn, thì trong tương lai nó có thể biến thành một âm điểm rất lớn. Trở thành một dấu hiệu và tiền lệ cho tất cả các đồng minh khác của Hoa Kỳ, khiến cho họ  cũng có thể phải hy sinh vì phải đảm những mục đích cho quyền lợi cá nhân được tốt đẹp.

Việc Mỹ từ chối hỗ trợ Ukraina có thể dẫn đến  sai lầm của Putin khi chiếm đóng Crimea của Ukraina mà không suy nghĩ trước về hậu quả có thể xảy ra của việc chiếm đoạt lãnh thổ nước ngoài một cách trơ tráo như vậy. Không biết liệu Putin có nhận ra điều này hay không, nhưng để bằng cách nào đó che đậy  sai lầm này của mình, ông ấy cần Hoa Kỳ làm điều gì đó tương tự.

Điều rất quan trọng đối với Ukraina là Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn tiếp tục quan tâm đến các vấn đề của Ukraina. Hy vọng rằng, nó sẽ là như vậy. Tuy nhiên, việc Biden không thu xếp để gặp Zelenskiy trước khi cuộc gặp của ông với Putin diễn ra cho thấy Washington quyết định không phối hợp đầy đủ các lập trường của họ với Kiev cho đến khi họ nghe được từ Moscow về những gì họ muốn từ Ukraina.

Và nếu cuộc gặp với Zelensky diễn ra trước, thì người ta có thể đưa ra giả định rằng Joe Biden, đã thảo luận về các sắc thái của vấn đề Crimea  và phần Donbass bị chiếm đóng với Tổng thống Ukraina, sẵn sàng gây áp lực lên Nga tại cuộc gặp với Putin.

Mặc dù không còn nghi ngờ gì nữa, Putin đã sẵn sàng ném những quân át chủ bài của mình lên bàn hội nghị. Đó là các máy bay ném bom của Nga ở Syria, đóng quân  xung quanh biên giới Ukraina, Nord Stream 2, tăng cường cho các hạm đội Baltic và Biển Đen.

Không loại trừ khả năng Putin sẽ cố gắng “mặc cả” Ukraina với Mỹ để đổi lấy việc ông ta sẽ không động đến các nước Baltic và Ba Lan, nếu Washington đồng ý rằng Ukraina là vùng có lợi ích chiến lược của Liên bang Nga.

Liệu Tổng thống Mỹ có chịu được sự cám dỗ như vậy nếu Moscow có thể đảm bảo việc thực hiện một cuộc trao đổi địa chính trị như vậy hay không?

Mặc dù trong cuộc họp này, cái chính không phải là hình thức, mà là nội dung của nó. Putin mơ ước chia thế giới thành các vùng ảnh hưởng, và ông ta không muốn từ bỏ giấc mơ của mình theo bất kỳ cách nào. Do đó, chủ đề về Ukraina sẽ là một trong những vấn đề chính của cuộc họp lần này.

Và mặc dù  tất cả các chi tiết và sắc thái của cuộc họp sẽ ngay lập tức được cộng đồng thế giới biết đến. Tuy nhiên thì  Biden không coi Liên bang Nga là đối thủ cạnh tranh chính của Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Bắc Kinh mới được coi là đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ tại Washington. Bởi vì nền kinh tế Trung Quốc trong những năm tới có thể bắt đầu vượt Mỹ.

Còn  Nga đối với Mỹ đã và đang chỉ là một đối thủ hung hăng trong khu vực,  mặc dù cho đến nay Liên bang Nga là quốc gia lớn nhất về diện tích.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã nhiều lần tuyên bố rằng mục tiêu của ông là ngăn chặn Trung Quốc, và nếu không có “trạm khí đốt nhà nước” của Nga, Trung Quốc sẽ không thể đạt được mục tiêu trở thành nền kinh tế số một thế giới.

Và mặc dù Washington khó có thể sẵn sàng hy sinh lợi ích của các đối tác cho mục tiêu toàn cầu này, nhưng một cuộc thảo luận nghiêm túc về “vấn đề Trung Quốc” có thể đẩy Mỹ đến những thỏa hiệp nhất định. Hy vọng rằng trong tình huống này, lợi ích của Ukraina vẫn sẽ được bảo vệ.

Về mặt tích cực, Biden có thể không biết rằng Putin chỉ có thể đàm phán theo các điều kiện của riêng mình. Do đó, phương án khả dĩ nhất là các bên tham gia cuộc họp sẽ chỉ có thể đồng ý về những vấn đề không cơ bản.

Vậy thì, ngay  sau cuộc gặp giữa Biden với Putin, nếu có thông tin cho rằng cuộc gặp đã thành công, có thể nói rằng chẳng có gì tốt đẹp ở đây cả.

Nếu họ báo cáo rằng cuộc gặp đã thất bại, thì trong trường hợp này, người Ukraina có thể thở phào nhẹ nhõm, và Mỹ đã không từ bỏ sự ủng hộ chiến lược của mình đối với Ukraina.

Rõ ràng, một trong những vấn đề chính của cuộc gặp Biden-Putin cũng sẽ là vấn đề của Nord Stream 2.

Nhưng một điểm phải được lưu ý ở đây. Các biện pháp trừng phạt đã được áp đặt và Tổng thống Joe Biden sẽ không thể dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt này. Bởi vì đó sẽ là một tổn thất lớn về danh tiếng cho Hoa Kỳ.

Vì vậy, ông ta buộc phải đạo diễn đưa đẩy  xung quanh vấn đề này. Nếu Biden  nhượng bộ những điều khoản nào đó, thì điều này có nghĩa rằng đằng sau nhượng bộ ấy là sự bất khả thi của việc chứng nhận đường ống này và đưa nó vào hoạt động.

Điều này sẽ càng khiến Nga đau đớn hơn, cho dù trước đó họ đã bắt đầu xoa tay, tận hưởng chiến thắng có thể xảy ra trước Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.

Ông Putin cảm thấy nhẹ nhõm trước thực tế là Tổng thống Mỹ Biden đã không vạch ra “lằn ranh đỏ” trên Nord Stream 2. Nhưng điều này không có nghĩa là nó hoàn toàn không tồn tại. Chỉ là Tổng thống Mỹ, người đã tham gia chính trường 49 năm, không nhìn thấy cơ hội để giải quyết vấn đề này một cách trực tiếp.

Thật vậy, nếu vào mùa thu năm 2021, một liên minh mới lên nắm quyền ở Đức, vai trò chính trị chính trong đó sẽ được giao cho  “ĐẢNG  Xanh”, thì vấn đề quan trọng này có thể tự giải quyết. Chính “Đảng  Xanh”  sẽ mãi mãi chặn Nord Stream 2.

Và hiện nay đối với Biden, điều quan trọng là không để mất một trong những đồng minh chiến lược chính của Hoa Kỳ ở châu Âu – Đức. Do đó, ông có thể đưa ra một nhượng bộ chiến thuật được cho là sẽ cho phép ông duy trì quan hệ tốt đẹp với Berlin, khi biết rằng nhiệm kỳ tại FRG với người vận động hành lang chính trị của Nord Stream 2, Angela Merkel, sẽ kết thúc sau vài tháng tới.

Và nếu Nord Stream 2 không bao giờ được đưa vào hoạt động, thì cách duy nhất mà Putin có thể bù đắp cho chi phí của mình là cắt phá các đường ống và bán  chúng làm phế liệu.

Đối với Putin, bản thân cuộc gặp này có ý nghĩa quan trọng vì thực tế cuộc gặp diễn ra có ý nghĩa quan trọng hơn nhiều đối với ông ta so với bất kỳ thỏa thuận nào khác.

Putin  cần cho người tiêu dùng trong nước thấy các chính sách của mình mà khiến cho Hoa Kỳ phải tiếp cận và bàn tính  với ông ta. Làm dịu “tầng lớp thượng lưu” bằng điều này để tài sản và tiền bạc của họ ở nước ngoài “sẽ không bị đốt cháy” và do đó mặc cả để nhận được hỗ trợ và trung thành của họ trong một khoảng thời gian.

Điều tích cực đối với Hoa Kỳ từ cuộc gặp như vậy có thể là Biden sẽ có thể cho giới tinh hoa Mỹ thấy rằng ông đã thành công trong việc xoa dịu hành vi hung hăng của Điện Kremlin, và rằng Putin sẽ không trình diễn màn “múa gậy hạt nhân” của mình.

Vì vậy, nó có thể là một thỏa thuận mà các bên trong cuộc đối đầu địa chính trị cần tiếp tục cố gắng đàm phán với nhau.

Các biên tập của trang web không chịu trách nhiệm về nội dung của các blog. Ý kiến ​​của ban biên tập có thể khác với ý kiến ​​của tác giả.

Bài viết của Victor Kaspruc – nhà báo, nhà phân tích chính trị. Bài đăng trên trang “OBOZREVATEL”

Nguyễn Hoàng Lân chuyển ngữ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề