Yak-130, máy bay huấn luyện mà Việt Nam có thể mua

Yakovlev Yak-130, máy bay huấn luyện – chiến đấu đa năng động cơ phản lực đang nổi lên là loại máy bay huấn luyện tốt nhất thế giới không chỉ vì giá thành, tính năng kỹ chiến thuật mà còn vì Yak có thể là máy bay yểm trợ hỏa lực bộ binh, lính thủy đánh bộ trên chiến trường.

Trong thế giới của máy bay chiến đấu Nga, tốt nhất gần đây của Moscow – có thể là nguyên mẫu cơ bản Flanker và tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm Sukhoi T-50 – có xu hướng chiếm hết cả những tiêu chí nổi tiếng của các chiến đấu cơ đa nhiệm.

Nhưng Yakovlev Yak-130, máy bay huấn luyện phản lực hai chỗ ngồi dường như không quyến rũ, đang lặng lẽ nổi lên… vì bản thân Yak có gì đó hơn cả máy bay huấn luyện. Những chiếc phản lực cơ được tình báo phương Tây đặt tên là “Mitten” hiện đang thể hiện các thông số kỹ chiến thuật của nó như phi cơ đa năng, đa nhiệm tầm gần.

Khi lực lượng không quân muốn tối đa hóa năng lực tác chiến, máy bay huấn luyện – hơn nữa lại là máy bay phản lực – có thể không phải là lựa chọn tối ưu trong khai thác sử dụng hiện nay.

Nhưng máy bay huấn luyện chiến đấu đa năng lại là lựa chọn thay thế khả thi và có chi phí tương đối thấp để trở thành máy bay chiến đấu thông thường – kể cả sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và chấm dứt sự đối đầu trên tuyến phân chia ranh giới NATO – Hiệp ước Warsaw (Iron Curtain).

Giống như nhiều dự án quân sự hậu Xô viết, Yak đã có một thời gian dài trước tranh đấu cho đến khi phi công Nga có thể ngồi vào buồng lái của Yak-130. Hiện nay chiếc chiến đấu cơ đa nhiệm này đã có mặt tại các trường huấn luyện bay tiên tiến của không quân Nga.

Hơn nữa, điện Kremlin đã bắt đầu giao Yak cho Belarus, đồng minh quân sự thân thiếtcủa Nga. Trước đây, điện Kremlin cũng chuyển giao Yak-130 cho Algeria, khách hàng ổn định về máy bay chiến đấu do Nga chế tạo.

 Yak-130 với tên lửa không đối không, rocket và thùng nhiên liệu phụ bên ngoài. Ảnh Irkut

Yak-130 với tên lửa không đối không, rocket và thùng nhiên liệu phụ bên ngoài. Ảnh Irkut

Yak-130 có ba điểm treo vũ khí trang bị dưới mỗi cánh. Điều đó có nghĩa là nó có thể mang ba tấn tên lửa không đối không, tên lửa không-đối-mặt, bom dẫn đường chính xác, bom thả tự do, tên lửa, ổ súng treo và thùng nhiên liệu bên ngoài.

Hai điểm treo đầu cánh có thể gắn tên lửa không đối không hoặc đạn mồi bẫy chống tên lửa đất đối không tầm nhiệt của đối phương. Đó không phải là tất cả. Dưới bụng máy bay có thể gắn cứng súng tự động 23 mm.

Video giới thiệu máy bay huấn luyện bay Yak – 130

Bức ảnh gần đây hé lộ giai đoạn phát triển tiếp theo của Yak-130 như một chiến đấu cơ. Trong các bức ảnh gần đây nhất, Yak mang số hiệu Không quân Nga mới nhất có một “vết phồng” đặc trưng ở phía trước buồng lái. Bộ phận này có thể chứa thiết bị phóng tia laser rangefinder LD-130 và thiết bị camera quang điện tử hồng ngoại để xác định mục tiêu và gia tăng độ chính xác của vũ khí theo biên chế.

Một tùy chọn khác cho việc nâng cấp trong tương lai là bộ phận tiếp nhiên liệu trên không, sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của phản lực cơ huấn luyện cho nhiệm vụ tấn công.

Yak – 130 được vũ trang đầy đủ và đầy nhiên liệu có khối lượng 22.700 pound (10,297 kg). Chỉ bằng một nửa trọng lượng của F-16 Fighting Falcon đầy tải, máy bay chiến đấu đa năng chủ lực của Không quân Mỹ và nhiều nước đồng minh.

Với hai quả bom 500 pound, một thùng container súng tự động và đôi thùng dầu phụ, Yak-130 – phản lực cơ đa nhiệm có bán kính hoạt động tối đa 367 dặm. Đó thật sự đáng nể so với F-16, cũng mang hai quả bom 2.000 pound, hai tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinders và một cặp thùng nhiên liệu phụ bên ngoài, hoạt động vơi bán kính 740 hải lý.

Các chiến đấu cơ cận âm Yak-130 thuộc về lớp máy bay được gọi là chiến đấu cơ huấn luyện – hoặc LIFT. Với lực lượng không quân hiện đại, LIFT cho phép học viên – phi công làm quen với công nghệ chiến đấu tiên tiến mà họ sẽ gặp phải trong buồng lái của máy bay tiêm kích đa nhiệm chiến trường.

Hiện nay, Không quân Mỹ đang tìm kiếm khả năng mua sắm 350 phiên bản LIFT mới để thay thế cho máy bay huấn luyện T-38 Talon đã lỗi thời và vô vọng trong khả năng nâng cấp. Air Force US định mật danh chương trình trị giá nhiều tỷ USD này là T-X.

Yak-130 với đầu cánh không-đối-không khí tên lửa, rockets không điều khiển và thùng nhiên liệu. Ảnh Irkut

Yak-130 với đầu cánh không-đối-không khí tên lửa, rockets không điều khiển và thùng nhiên liệu. Ảnh Irkut

Tuy nhiên, ngoài vai trò LIFT, máy bay huấn luyện Yak-130 còn có thể bay thực hiện nhiệm vụ chiến đấu như một máy bay đa nhiệm chiến trường.

Đối với những lực lượng không quân nhỏ hơn – như Belarus – Yak-130 là giải pháp có chi phí thấp của các nhiệm vụ chiến thuật không cần đến các tiêm kích đa nhiệm giá thành cao – ví dụ như yểm trợ hỏa lực bộ binh trong chiến đấu tấn công – phòng ngự hoặc đổ bộ đường biển. Sau khi cho các tiêm kích Su-27 nghỉ hưu vì lý do chi phí và thanh lý các máy bay cường kích Su-24, Belarus cần tăng cường lực lượng không quân chiến trường của mình cho các nhiệm vụ nội địa và duy trì khả năng chiến đấu của đội ngũ phi công.

Nhỏ và nhanh nhẹn, có hỏa lực mạnh, Yak-130 có thể là máy bay cường kích chủ lực trong các nhiệm vụ chống khủng bố, bạo loạn vũ trang và chiến tranh phi đối xứng.

Kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam và Afganistan, các máy bay huấn luyện phản lực đã có được vị thế tác chiến quan trọng trong các chiến dịch chống khủng bố, bạo loạn và lật đổ. Algeria rất quan tâm đến các hoạt động tiêu diệt các nhóm vũ trang phi pháp do phải tiến hành chiến dịch lâu dài chống lại những nhóm cực đoan Hồi giáo.

Lực lượng không quân của Algeria tiếp nhận Yak-130 nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng tiêm kích hạng nặng Sukhoi và phối hợp hành động cùng với trực thăng vũ trang Mi-24.

Cơ sở sản xuất máy bay Yakovlev Nga là cơ sở thiết kế máy bay chiến đấu nổi tiếng đã thiết kế Yak-130. Tổng công ty Irkut mua lại Yakovlev vào năm 2008, và chuyển cở sở sản xuất tới Viễn Đông – Nga.

Những hoạt động nghiên cứu phát triển máy bay huấn luyện cho lực lượng không quân Nga – trước đó là lực lượng không quân Liên Xô – bắt đầu vào năm 1990. Giữa thập kỷ này Yak-130 bắt đầu cạnh tranh với các máy bay huấn luyện thông thường Mikoyan MiG-AT. Một nguyên mẫu Yak-130 bắt đầu bay thử nghiệm vào tháng 04.1996, nhưng Yak không lôi kéo được sự quan tâm cho đến năm 2002, diện Kremlin quyết định lựa chọn máy bay huấn luyện mới thay cho MiG.

Trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, Nga chỉ sản xuất bốn mẫu Yak-130.

Không quân Nga đặt hàng đầu tiên năm 2005 chỉ với 12 máy bay, bắt đầu nhận những chiếc máy bay huấn luyện này vào đầu năm 2010. Một năm sau đó, nhận thấy tính ưu việt của Yak, Không quân Nga đã ký thêm hợp đồng 55 chiếc nữa.

Các nhà sản xuất máy bay đã bàn giao tất cả các máy bay huấn luyện, đồng thời triển khai dịch vụ tại tại hai sân bay có đơn vị huấn luyện bay. Yakovlev cũng cung cấp 10 máy bay “giảm đến tối thiểu” cấu hình dành cho nhóm phi công bay trình diễn trên không.

Khách hàng tiếp theo có thể là lực lượng hải quân Nga, sẽ sử dụng Yak-130 huấn luyện cho các phi công hải quân cất hạ cánh trên tàu sân bay và bay biển, hạ cánh trên đường băng ngắn tại một cơ sở huấn luyện mới được xây dựng trên bờ biển. Tương lai của dòng máy bay huấn luyện Yak-130 ở Nga có thể rất sáng sủa – Bộ Quốc phòng muốn đặt hàng ít nhất 150 chiếc đến năm 2020.

Yak AI-222-25 là động cơ phản lực được thiết kế ở Nga nhưng được sản xuất trong một liên doanh hợp tác công nghệ với công ty Ukraina Progress. Ukraina cấm hợp tác quân sự với Kremlin sau khi Crimea trở về Nga vào tháng Hai năm 2014. Nhưng có vẻ như điều này không ảnh hưởng lắm đến tiến trình sản xuất động cơ, hoặc có thể thúc đẩy hình thành một cơ sở sản xuất mới tại Nga.

Hai anh em Yak-130 và Su-30M. Ảnh Irkut

Hai anh em Yak-130 và Su-30M. Ảnh Irkut

Không dừng lại ở đó, Irkut triển khai một chiến dịch bận rộn ve vãn khách nước ngoài. Nước đầu tiên trong số này là Algeria. Bán máy bay chiến đấu tiên tiến giữa hai nước phải vượt qua thời kỳ hỗn loạn những năm 2000 – vì Moscow hứa xuất khẩu nhiều hơn so với thực giao. Nhưng Yak đã chứng minh là thành công hơn nhiều.

Đợt cung cấp đầu tiên là 16 máy bay tới Algeria vào cuối năm 2011. Cũng giống như Sukhoi Su-30MKA dành Algeria, những chú bé Yak-130 có buồng lái được tùy chỉnh theo chuẩn của phương Tây.

Hồ sơ dự thầu để bán máy bay huấn luyện cho Libya bị hủy sau khi nước này nổ ra một cuộc nội chiến, cuộc chiến khác đã giết chết hợp đồng dự thầu cho Syria. Tuy nhiên, khi mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây tiếp tục xấu đi, điện Kremlin tuyên bố việc chuyển giao máy bay huấn luyện cho Syria có thể tiếp tục.

Belarus đặt bốn chiếc Yak-130 cuối năm 2012, giao hàng bắt đầu vào tháng 4.2015. Irkut là hy vọng rằng Bangladesh sẽ là nước tiếp theo nhận được “Mitten,” theo kế hoạch giao 16 máy bay, dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào năm tới.

Bangladesh không thiếu máy bay phản lực huấn luyện trong số máy bay đang sở hữu, vì vậy Yak-130 có thể thực hiện nhiệm vụ cường kích chiến trường – hoặc phục vụ như một máy bay mục đích kép (huấn luyện thực chiến).

Hầu hết các quốc gia khác đã nhìn nhận Yak-130 có ưu thế trong các nhiệm vụ chống bạo loạn, lật đổ bạo lực của các tổ chức vũ trang phi pháp hoặc tác chiến yểm trợ bộ binh, lính thủy đánh bộ trong các chiến dịch khác, trên cả nhiệm vụ huấn luyện đào tạo hoặc một mục đích kép. Những nước thực tế có nhu cầu cao là: Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Mông Cổ, Myanmar, Nicaragua, Uruguay và Việt Nam.

Yak-130 thực sự là máy bay huấn luyện chiến đầu hàng đầu, minh chứng được khả năng huấn luyện phi công chiến đấu đồng thời có thể phục vụ trong loại hình chiến tranh chống bạo động vũ trang hoặc các cuộc xung đột cường độ thấp mà Không quân Mỹ đã nhận thấy trong các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq và Syria.

Dù có phải chịu xuống địa ngục, Mỹ cũng không bao giờ mua Yak-130 cho chương trình T-X tỷ đô, mà chỉ có thể ngậm ngùi cho phép các đồng minh thực hiện. Nhưng Không quân Mỹ cũng có thể nhận được sản phẩm tốt nhất bằng cách khác.

Ý đã chế tạo M-346 Master, một phiên bản khác của Yak-130. M-346 giống hoàn toàn với máy bay huấn luyện chiến đấu Yak do có một thỏa thuận hợp tác giữa Yakovlev và công ty Aermacchi của Ý những năm đầu thập niên 1990.

yak04_1392015Aermacchi thu nhỏ Yak-130 một chút, lắp đặt hệ thống FBW (fly-by-wire) điều khiển kỹ thuật số mới và một buồng lái số hiện đại. Đến cuối thập kỷ này, các đối tác Nga và Ý chia tay, M-346 còn mang rất nhiều dấu ấn của Yakovlev.

Công ty của Nga đã nhận được nhiều triệu đô-la đa với bản thiết kế bàn giao cho Aermacchi. Hiện nay M-346 là ứng cử viên sáng giá cho máy bay huấn luyện phản lực mới của Không quân Mỹ.

Đây có thể là một cơ hội từ nước ngoài tốt nhất – đặc biệt khi cựu đối tác Mỹ General Dynamics từ bỏ sử dụng khung sườn máy bay của Aermacchi, khiến cho Không quân Mỹ không vất hàng chục tỷ USD ra ngoài cửa sổ. M-346 – chào hàng cho Mỹ với định danh T-100 – tìm thấy khách hàng tiềm năng là Singapore, Ba Lan và Israel.

Điểm đáng chú ý nhất là Israel đã chọn “Master” để đào tạo phi công F-35 Lightning II trong tương lai. Ý cũng sẽ đào tạo phi công Lightning II của mình trên M-346. Những sự kiện này gắn với các yêu cầu cơ bản đào tạo phi công, tương tự như những gì Không quân Mỹ vạch ra cho chương trình T-X của nó.

Đây thực sự là một sự mỉa mai hài hước. Không thể tưởng tượng rằng các phi công Nga và Mỹ bay trên “thế hệ thứ năm” T-50 và F-35, sẽ phải học bay trên cùng một loại máy bay huấn luyện tiêu chuẩn.

Bài đăng trên trang War is Boring

Trịnh Thái Bằng theo QPAN


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề