Reuters ngày 5/6 dẫn các nguồn tin biết rõ về các cuộc đàm phán này cho hay các cuộc thương lượng trước đây chưa từng được tiết lộ có liên quan đến nhà thầu quốc phòng Saab của Thụy Điển, hãng Eurofighter của Châu Âu, chi nhánh quốc phòng của Tập đoàn Airbus, Tập đoàn Lockheed Martin và công ty Boeing của Mỹ.
Các nguồn tin vừa kể nói rằng các nhà thầu quốc phòng này trong những tháng gần đây đã thực hiện nhiều chuyến đi Việt Nam để thảo luận nhưng chưa đạt được thỏa thuận nào sắp tới. Các nguồn tin này đều không muốn nêu danh vì tính nhạy cảm của vấn đề và một số trong đó cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn.
Một nhà thầu quốc phòng Tây phương nói với Reuters rằng Hà Nội muốn hiện đại hóa không lực qua việc thay thế hơn 100 máy bay chiến đấu của Nga MiG-21 đã cũ kỹ trong khi muốn giảm bớt sự lệ thuộc vào Moscow về vũ khí.
Nguồn tin này được Reuters dẫn lời nói rằng “Việt Nam tỏ ý muốn giảm lệ thuộc vào vũ khí Nga. Quan hệ tăng tiến với Mỹ và Châu Âu sẽ giúp họ thực hiện việc đó.”
Việt Nam đã đặt mua thêm khoảng một chục chiếc Sukhoi Su-30 của Nga để tăng cường cho hạm đội Sukhoi Su-27, Su-30 cũ hơn.
Sau khi đã tiếp nhận 3 tàu ngầm lớp Kilo do Nga sản xuất, Hà Nội đang chờ nhận thêm 3 chiếc nữa trong hợp đồng trị giá 2,6 tỷ đô la thỏa thuận hồi năm 2009.
Ngoài ra, Việt Nam cũng muốn mua các máy bay do thám không người lái của các nhà thầu quân sự Châu Á và Tây phương.
Nâng cấp không lực sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những lực lượng quân sự hùng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong nỗ lực củng cố quốc phòng bảo vệ chủ quyền hải phận, không phận và lãnh thổ trước sức bành trướng không khoan nhượng từ Bắc Kinh.
Trong chuyến thăm Việt Nam hôm chủ nhật vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã cam kết giải ngân khoản 18 triệu đô la giúp Hà Nội mua các tàu tuần duyên của Mỹ.
Nếu Việt Nam tậu được các sản phẩm quốc phòng từ hãng Lockheed Martin hay Boeing thì đó sẽ là các thỏa thuận đáng kể nhất liên quan tới các công ty Mỹ kể từ tháng 10 tới nay khi Washington bắt đầu nới lỏng một phần lệnh cấm vận võ khí sát thương lâu nay đối với Hà Nội.
Giữa bối cảnh tranh chấp Biển Đông leo thang căng thẳng và các chính sách chủ quyền gây hấn của Bắc Kinh, Việt Nam muốn được Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận này.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách nhân quyền – dân chủ – lao động, ông Tom Malinowski: “Chúng tôi đã nới lỏng một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng đây chỉ là một phần rất nhỏ, cung cấp cho Việt Nam các món hàng nhỏ có liên hệ tới an ninh hàng hải, dĩ nhiên chưa phải là một thỏa thuận toàn diện.”
Các công ty Lockheed Martin, Saab, Eurofighter và Airbus đều từ chối bình luận về thông tin liên quan đến các cuộc thương lượng mua bán với Việt Nam.
Trong một email gửi Reuters, công ty Boeing không bình luận chi tiết cụ thể, chỉ nói rằng họ tin là khả năng sản xuất các quân cụ tình báo, do thám, giám sát của họ có thể đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa quân sự của Việt Nam.
Ngân sách quân sự của Việt Nam là bí mật quốc gia, nhưng thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho biết trong năm 2013, Việt Nam đã chi 3,4 tỷ đô la cho quốc phòng, cao hơn gấp đôi so với 10 năm trước.
Dựa vào số thiết bị quân sự Việt Nam đã tậu về trong những năm gần đây, giới phân tích tin rằng chi tiêu quốc phòng của Việt Nam trên thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều.
Bộ Quốc phòng Việt Nam không hồi đáp yêu cầu bình luận của Reuteurs liên quan đến thông tin mới được tiết lộ hôm nay.
Trong số các máy bay Việt Nam đang thương lượng để mua về có phản lực cơ chiến đấu Gripen E thế hệ thứ tư và máy bay 2 động cơ tua bin cánh quạt 340 hay 2000 thích hợp cho công tác tuần tra biển của công ty Saab, Thụy Điển, cùng các hệ thống cảnh báo sớm.
Reuters dẫn các nguồn tin khác nhau cho hay Việt Nam đã mở các cuộc thương lượng về các máy bay chiến đấu Typhoon do nhà thầu Eurofighter sản xuất và về các máy bay F/A-50 do công ty Lockheed cùng phát triển với hãng Korea Aerospace Industries của Hàn Quốc.
Một nguồn tin khác nói rằng hãng Boeing muốn bán cho Việt Nam các máy bay hải giám với công nghệ máy bay giám sát P-8 Poseidon không có khả năng chống tàu ngầm.
Hãng sản xuất quốc phòng Airbus Defence đã trao đổi với Việt Nam về việc cung cấp các hệ thống tuần tra biển và cảnh báo sớm trên chiếc C-295 trong khi công ty Airbus Helicopters cũng đã có các cuộc đàm phán sơ khởi với quân đội Việt Nam.còn tuyển mộ và sử dụng trẻ em cho các hoạt động tội phạm hình sự khác.
Phó thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, đã yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh thông tin về nghi án buôn người nói trên.
Trí Lê (Theo VOA)
- Quân đội Việt Nam sẽ không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm
- 5 nền quốc phòng mạnh nhất Đông Nam Á theo đánh giá của phương Tây
- Tấm thảm đỏ dành cho người Nhật ở quân cảng Cam Ranh?
- Yak-130, máy bay huấn luyện mà Việt Nam có thể mua
- Vì sao Việt Nam không lựa chọn 'liên minh quân sự' với nước lớn?
- Chuyên gia quốc tế: Việt Nam nắm được tử huyệt của hải quân Trung Quốc
Trả lời