Thiên tình sử “người đẹp và cành cọ”-thất bại của Kremlin ở Malaysia

Chỉ còn 7 tháng nữa là đến ngày khai mạc Phiên tòa xét xử nước Nga (ngày 9 tháng 3 năm 2020) vì vụ chuyên cơ Boeing  trong chuyến bay với số hiệu  MH17 bị bắn hạ vào năm 2014,. Moscow đã bắt đầu tỏ thái độ lo lắng, bồn chồn và đang rất cố gắng, như thường lệ, tạo ra một loạt các động thái nhằm phá vỡ phiên tòa.

Chiến lược đầu tiên của điện Kremlin đó là chối bỏ “thẳng thừng” đã thất bại thảm hại.

Mọi người đều cười nhạo trước nỗ lực đầu tiên của điện Kremlin  – trước tuyên bố rằng phòng không Ukraina dự định bắn hạ một chiếc máy bay chở tổng thống Nga Putin, sẽ bay qua Ba Lan ngày hôm đó, nhưng rồi phía Ukraina đã “bắn trượt”. Ở Mátxcơva, mọi người luôn bị bịt mắt bởi những tuyên truyền một chiều  và những kẻ ngốc, nhưng rồi những tuyên truyền đó  đã đi quá xa, và ngoài ra nước Nga  đã thừa nhận tình cờ về cuộc xâm lược của quân đội của mình ở khu vực Donetsk và Lugansk. Các phiên bản khác trong chiến lược “chối bỏ ” cũng lần lượt bị thất bại và sự kiêu ngạo tự mãn của Moscow chỉ làm dấy lên sự tức giận và phẫn nộ trên toàn thế giới.

Tất cả các phiên bản, ngay cả những phiên bản tinh vi nhất, mà Moscow đã ném vào phương tiện truyền thông, đã được nghiên cứu, khảo sát cẩn thận và thảo luận “đến khi xuất hiện các lỗ hổng”. Kết quả là, sự tưởng tượng của Moscow đã cạn kiệt và dòng bùn này đã trở nên khô cạn. Ngoài ra, Liên bang Nga năm 2014 đã trở thành quốc gia duy nhất tại Liên Hợp Quốc bỏ phiếu chống lại việc thành lập tòa án quốc tế để điều tra thảm kịch của chuyến bay MH17 và phủ quyết Quyết định của Liên Hợp Quốc về vụ này trong Hội đồng Bảo an. Nước Nga chưa bao giờ lại rơi vào tình trạng cô độc như vậy trong Liên Hợp Quốc. Ngay cả các vệ tinh của nước Nga cũng không dám bỏ phiếu chống lại.

Kết cục, một chuỗi các sự kiện này đã dẫn đến việc dư luận thế giới, giống như bồi thẩm đoàn, đưa ra phán quyết: “Nga có tội về cái chết của chuyến bay MH17”. Trong tình huống như vậy, cuộc điều tra và xét xử sẽ được trao cho  năm quốc gia chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng bố Nga: Úc, Bỉ, Malaysia, Hà Lan và Ukraina. Các quốc gia khác cũng sẽ  hỗ trợ  tích cực trong cuộc điều tra.

Hiện tại quá trình này đã đạt đến giai đoạn cuối và vào ngày 9 tháng 3 năm 2020, nhóm công tác chung về  điều tra thảm họa MH17  sẽ dán cái tem thương hiệu “Nhà nước khủng bố” gắn cho  Liên bang Nga. Hơn nữa, có  một số lựa chọn cho việc thi hành bản án, khiến cho Kremlin lo lắng, sợ hãi và căng thẳng.

Tại điện Kremlin, khi họ nhận ra sự vô ích hoàn toàn của chiến lược “nhắm mắt chối bỏ”, họ đã chuyển sang chiến lược Mafia cũ – mua chuộc và giết chết các nhà điều tra và thẩm phán. Nhưng Moscow không thể giết  những người của năm quốc gia cùng một lúc, cho dù trong tay của họ có  cả vũ khí hạt nhân.

Hơn nữa, Moscow  không thể xóa xổ Ukraina một mình, đất nước mà từ trước đến nay Moscow chưa bao giờ đối xử hoặc có bất kỳ chiến lược lành mạnh nào cả. Đối với bốn quốc gia còn lại Moscow  đơn giản là không có trong tay bất kỳ áp lực mạnh mẽ nào.

Khả năng hối lộ hiệu quả đối với các quan chức rất phức tạp. Đặc biệt là ở các nền dân chủ như Úc, Bỉ và Hà Lan, bởi vì ở đó anh  cần phải hối lộ nhiều người và hối lộ ngay lập tức, nhưng sau cuộc bầu cử, số tiền đó có thể biến thành: tiền lãng phí.

 Một vấn đề khác – ngoài các quan chức và chính trị gia, cần phải đầu tư rất nhiều tiền vào các phương tiện truyền thông để xử lý dư luận. Mạng xã hội trên Internet cho phép Kremlin trực tiếp đưa nội dung cần thiết vào không gian thông tin của họ, nhưng điều này không phải lúc nào cũng cho kết quả như mong muốn.

Nếu như điện Kremlin đã từng tài trợ có kết quả trong chiến dịch hỗ trợ dân nhập cư xâm nhập và quấy phá ở EU, thì trong vụ án  MH17, họ  không thể đạt được kết quả mong muốn thông qua các mạng xã hội, ngay cả khi Kremlin dồn mọi nỗ lực vào việc tuyên truyền đổ lỗi và chống phá Ukraina thông qua tất cả các kênh truyền thông.

Kết cục, Matxcơva nhận thấy rằng  chỉ có chế độ Quân chủ lập hiến của Liên bang Mã Lai là mối liên kết yếu nhất trong Năm quốc gia đang tiến hành điều tra và thế là họ bắt đầu dồn các nỗ lực nhằm “xoay đảo”  Mã lai theo mọi hướng.

Trước hết, họ đã cố gắng “trói buộc”  một cách hợp lý  Malaysia với Nga thông qua thương mại. Nhưng hóa ra cách đó rất khó thực hiện. Trong mười năm qua, tổng giao dịch giữa hai nước này  chỉ  xoay quanh con số 2 tỷ đô la, trong đó Malaysia bán 1,5 tỷ đô la cho Liên bang Nga và mua vào 300-500 triệu. Thậm chí trước khi người Nga phát hiện ra rằng dầu cọ giá rẻ  không phải được chế từ quả dầu cọ, mà từ cây gỗ, thương mại giữa hai nước luôn hoàn ở mức chậm chạp.

Và sự đột phá cho đến nay  vẫn chưa xảy ra. Năm 2017, tổng thương mại hai chiều là  2.147 tỷ đô la và thực sự vẫn ở mức cũ. Năm 2018, đã có một sự gia tăng nhẹ, thương mại hai chiều  lên tới   2,713 tỷ USD, đó là do  được kích thích bởi mong muốn của Moscow  kết bạn với Malaysia bằng mọi giá và lệnh cấm sử dụng dầu cọ trong nhiên liệu sinh học cho ô tô ở EU. Lệnh cấm được ban hành, vì sản xuất dầu cọ  dẫn đến nạn phá rừng nhiệt đới, và sự tuyệt chủng của rừng dẫn đến sự nóng lên toàn cầu.

Lệnh cấm này là một đòn giáng mạnh vào các nhà sản xuất dầu cọ chính   – Indonesia và Malaysia. Đặc biệt là ở Malaysia, nơi có lãnh thổ và dân số nhỏ hơn, đã sản xuất 19, 216 triệu tấn trong năm 2016 – chỉ kém 7 triệu tấn so với Indonesia. Các nạn nhân khác là các công ty nhiên liệu sinh học ở Đức và Hà Lan. Tuy vậy,   dầu cọ đã được kịp thời tìm chỗ đứng từ ngành công nghiệp thực phẩm của Nga. Năm 2018, Ukraina cũng đã khôn ngoan kịp bán được 1 518 tấn dầu cọ cho Liên bang Nga, điều này làm tăng chỉ số hữu nghị.

Đối với Malaysia và Indonesia, sự thu hẹp nhu cầu dầu cọ của EU không phải  là một thảm họa lớn. Trong năm 2016/2017, Ấn Độ tiêu thụ dầu cọ nhiều nhất – chiếm tới 21,6% sản lượng của thế giới. Tiếp đến là EU – 14,2%, Trung Quốc – 11%, Pakistan – 7% và Ai Cập – 3,4%. Malaysia khi đó cũng tự  nhập khẩu khoảng 700 nghìn tấn.

Năm 2018, Nga, trong chiều hướng giá dầu  cọ giảm,  đã mua làn đầu tiên hơn 1 triệu tấn và năm nay dự báo sẽ mua nhiều hơn – 1,1 triệu tấn. Nhưng Liên bang Nga không thể mua tất cả dầu cọ từ Malaysia, đất nước mà bán dầu cọ  rẻ hơn 100 lần so với Indonesia. Nga không thể mua nhiều hơn nũa dầu cọ của Malai chỉ vì lý do đơn giản là dân Nga đa số đi lại bằng nhiên liệu dầu mỏ trong nước, dân số ở Nga  ít hơn 10 lần so với dân số Ấn Độ và Trung Quốc và dân Nga dọa sẽ sẵn sang nổi loạn chống lại dầu cọ. Liên minh  chống lại việc sử dụng dầu cọ làm thực phẩm ở Nga liên tục phát triển trong ba năm liền và có được ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ trên mạng xã hội, mà còn trên các phương tiện truyền thông. Mức tối đa mà Kremlin có thể đạt được là tăng mức tiêu thụ dầu cọ ở Liên bang Nga lên 1,2 – 1,3 triệu tấn mỗi năm, như ở Bangladesh, đất nước mà so với Nga có sự tương đương về dân số. Người Nga sẽ không thể tiêu thụ dầu cọ nhiều hơn ở Bangladesh, cho dù Kremlin vẫn khăng khăng tuyên truyền  thế nào đi chăng nữa.

Vì vậy, khả năng Kremlin gây ảnh hưởng đến chính phủ Malaysia thông qua thương mại là rất hạn chế. Chính vì thế Cục tình báo Liên bang Nga đặt ra một nhiệm vụ mới, thực tế hơn và quen thuộc hơn: đó là  tìm cách gây  ảnh hưởng đến những nhân vật chủ chốt nắm quyền ở Malaysia.

Cục tình báo Liên bang Nga đã thực hiện chiến dịch tiếp cận rộng rãi với người Mã Lai vào năm 2016. Khi đó, Bộ Ngoại giao Nga đã đề xuất để Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo của họ ở Sochi, chứ không phải trên bờ Thái Bình Dương. Động lực cho việc tổ chức ở Sochi là 20 năm thiết lập quan hệ kinh doanh giữa Liên bang Nga và ASEAN. Các nước ASEAN đã chấp nhận đề xuất này để tiết kiệm tiền, đồng thời có thể thăm quan thành phố Sochi, nơi mà nếu không có Hội nghị thượng đỉnh thì mỗi  người Malai hoặc Philippines sẽ hiếm có cơ hội bay đến đó.

Bộ Ngoại giao Nga  đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh ở Sochi như một phản ứng trước việc trục xuất Liên bang Nga khỏi G-7, còn Cục An ninh quốc gia FSB và Cơ quan tình báo nước ngoài đã xem nó như một nền tảng để thiết lập liên lạc cá nhân với người Malai. Họ đã không tiếc  tiền cho việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh, và chính tại đó, Masha Zakharova đã nhảy điệu múa “Kalinka” nhằm  cố gắng quyến rũ quần chúng.

Lãnh tụ tối cao Sultan Muhammad V (sinh năm 1969) đã dẫn đầu phái đoàn Malaysia  bay tới Sochi. Xuất hiện một sự trùng hợp ngẫu nhiên là bên lề của hội nghị thượng đỉnh cũng có  cả người đẹp 24 tuổi Oksana Voevodina, còn được gọi là Ksenia Diaghileva hay là Oksana Gorbatenko, người đã nhận được danh hiệu Hoa hậu Moscow năm 2015. Quốc vương vô tình được gặp gỡ và làm quyen với Voevodina, và năm sau cô chuyển đến Malaysia để chuẩn bị cho cuộc hôn nhân của mình. Muhammad V đã ly dị vợ cũ vào năm 2008, bởi vì người vợ cũ không thể sinh cho ông ta một ngôi vị thừa kế. Vào tháng 6 năm 2018, đám cưới của Quốc vương và Voevodina đã diễn ra tại Barvikha, gần Moscow, nơi đó  Ksenia – Oksana tiếp nhận Hồi giáo. Oksana đã được phong cho tên gọi mới là Rikhana.

Oksana Voevodina, Hoa hậu Moscow năm 2015

Sau đám cưới, Cục tình báo trung ương của Nga có thể phát biểu với một ý thức hoàn thành nghĩa vụ một cách trung thực: đây đã là “Quốc vương của chúng ta”. Vào tháng 5 năm 2019, khi mà  Rikhana Voevodina sinh con trai, thì FSB của Nga đã hoàn toàn chắc chắn rằng Quốc vương và Malaysia là của chúng ta.

Nhưng ngay sau đó, những vị vua người Mã Lai khác, cục tình báo Malaysia, các chuyên gia về luật hôn nhân Hồi giáo và dư luận địa phương đã vào cuộc và kịp thời can thiệp vào phi vụ đặc biệt này.

Malaysia là một chế độ quân chủ dân chủ. Cứ sau 5 năm, chín vị sultan có vị thế  ngang  bằng nhau của đất nước lại tụ họp lại trong một Hội nghị để lựa chọn một  trong số họ sẽ là tổng thống – người có quyền cai trị tối cao. Họ cũng đồng thời chọn ra vị phó vương. Muhammad V đã được bầu vào vị trí này vào tháng 12 năm 2016 và có thể làm việc cho đến năm 2022, nhưng cuộc hôn nhân với Voevodina, việc kích hoạt các hoạt động tình báo đặc biệt của Nga ở Malaysia, rồi thì phiên tòa sắp tới  về vụ MH17 và việc bổ nhiệm Thủ tướng mới Mohat Mohamad đã dẫn đến sự việc là  Muhammad V đã được lịch sự thỉnh cầu  từ chức vào tháng 1 năm 2019, và ông đã chấp nhận lời thỉnh cầu đó. Chẳng bao lâu sau đã có tin đồn về vụ ly hôn sắp tới của Quốc vương với Voevodina, diễn ra vào ngày 1/7.

Hai lý do đã được đề cập: thứ nhất đứa bé con trai của  Voevodina bị đồn là không phải của nàng với  Muhammad V, và thứ hai là đặc vụ của điện Kremlin lộ rõ ý muốn  tìm mọi cách để có thể gây ảnh hưởng đến quan điểm  của Malaysia trong vụ việc MH17.

Trên thực tế thì Voevodina có được đồng minh trong vụ này là vị Thủ tướng 94 tuổi của Malaysia, ông Mahathir Mohamad. Vào tháng 5 năm 2018, liên minh đối lập của ông, “Khối Nadezhda” đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử và ông đã có thể trở thành thủ tướng một lần nữa sau 15 năm gián đoạn. Thủ tướng mới của Malaysia có một “mốt” cụ thể, được mọi người biết đến: ông chân thành tin tưởng vào một âm mưu của người Do Thái chống lại loài người. Khi ông là Thủ tướng đầu tiên, không  gián đoạn từ năm 1981 đến 2003, ông đã biến chủ nghĩa bài Do Thái thành chính sách thù địch của nhà nước và cấm người Do Thái vào Malaysia. Lễ nhậm chức của tổng thống Vladimir Zelensky và mối quan hệ của Ze với Kolomoisky giống như miếng bánh mỳ  được  phết bơ trên bề mặt trong con mắt của Mahathir Mohamad, nhờ đó  mà Cơ quan tình báo Nga đã cố gắng khai thác, bao gồm cả việc thông qua Voevodina.

Kết quả là vào tháng 6, ông thủ tướng Malaysia  đã vặn vẹo hai lần rằng cuộc điều tra và vụ kiện trên chuyến bay MH17 được cho là có động cơ chính trị và chỉ đạo chống lại Liên bang Nga, và ông còn thường xuyên có những phát biểu anti với người Do Thái.

Sau đó, Sultan Muhammad V phải chính thức ly hôn với nữ đặc vụ của Kremlin, người đẹp bắt đầu tìm cách làm thân với  Thủ tướng thông qua các buổi ra mắt. Voevodina không bị trục xuất khỏi cung điện, nhưng việc ly dị đã tước đi cơ hội của cô để có thể đưa ra tuyên bố thay mặt cho Vương quốc Kelantan, tước đi quyền sở hữu tài sản của Muhammad V.

Những âm mưu “đa hướng” gắn liền với  Voevodina đã thất bại giống như   thất bại trong mật vụ  với Anna Chapman, con bài mà Kremlin đã sử dụng nhằm tiếp cận với những nhân vật quan trọng ở Mỹ. Sự khác biệt duy nhất là Chapman đã bị buộc phải kéo ra khỏi nhà tù để đổi lấy Serge Skripal, và rồi ông ta bị  đầu độc bởi chất độc “Novichok”. Ksenia Voevodina thì  không bị kéo  ra khỏi cung điện Kelantan nhưng có khả năng sẽ phải chịu sự quản thúc tại gia cho đến cuối đời, nếu như chồng cô không muốn đưa cô trở về Nga.

Liên quan đến Thủ tướng Mahathir Mohamad, người ta chỉ có thể hy vọng rằng Đức thánh  Allah hoặc các đồng nghiệp trong liên minh của ông sẽ hiểu ông về vấn đề vụ khủng bố MH17. Điểm đặc biệt của liên minh “Block of Hope” là một nửa trong số đó là các đảng cánh tả và trung tả, và vào những năm 1981-2003 những lực lượng này đã chỉ trích gay gắt  thủ tướng. Họ không đồng tình với những ý kiến của ông rằng người Do Thái đã nghĩ ra Chủ nghĩa xã hội, Chủ nghĩa cộng sản và nhân quyền nhằm để tiêu diệt tất cả người Hồi giáo và loài người. Do đó, các tuyên bố của thủ tướng về chuyến bay MH17 hoàn toàn là ý kiến cá nhân của ông chứ không phải của toàn bộ Liên minh. Mahathir Mohamad là một chính trị gia rất thông minh, nếu như ông đã có thể tham gia vào một liên minh với những kẻ thù cũ và một lần nữa trở thành thủ tướng, thì để đạt được mục tiêu này ở độ tuổi đáng kính như vậy, khi mà  ông ta còn khá  ít thời gian, ông ta khó có thể dẫn đến sự sụp đổ của Liên minh chỉ vì quan điểm cá nhân của ông ta đối với người Do Thái, những  người mà ít ai có thể nhìn thấy ở Malaysia, và là  chắc chắn không phải là những người đã bắn hạ Boeing trong chuyến bay  MH17 từ tên lửa Buk.

Đến bây giờ, sau thất bại với Voevodina, Cơ quan tình báo  của Liên bang Nga đang phải đau đầu – chọn ai hoặc lấy cái gì để có thể can thiệp ở Malaysia? Có thể thử mua tất cả các gốc cây cọ  ở Malaysia, nhưng tôi không chắc chắn rằng chúng sẽ được bán. Dường như trong các phi vụ đặc biệt và trong Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, họ sẽ từ bỏ Malaysia và có ý định hướng tất cả lực lượng của họ vào đất nước Hà Lan. “Đèn xanh” đang được bật trong Bộ ngoại giao  Lavrov, chứ không phải trong Cục tình báo trung ương nữa, vì Kremlin hy vọng sẽ chính thức đồng ý với Hà Lan hủy bỏ phiên tòa để đổi lấy sự công nhận không chính thức về tội lỗi của Liên bang Nga và trả tiền bồi thường cho gia đình các nạn nhân. Bằng chứng thực tế là đã bắt đầu có  các cuộc đàm phán bí mật như vậy, và thông tin  được xác nhận ở cả Hà Lan và Liên bang Nga.  Tuy nhiên  kết quả của chúng có thể là một bất ngờ khó chịu cho Kremlin. Số lần đổ bể trong Bộ Ngoại giao của Lavrov cũng không thua kém gì Cục tình báo Liên bang FSB và  Cục tình báo Quân đội của Sho Shou, và quỹ thời gian để hành động hiện còn rất ít.

Bài viết của Sergei Klimovsky, Phó tiến sỹ ngành Khoa học lịch sử, nhà sử học, nhà khảo cổ học và blogger có tên tuổi. Bài đăng trên tạp chí Obozrevatel .

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ theo nguồn https://www.obozrevatel.com/politics


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề