Nghiên cứu  về  các thế hệ của nước Nga: Từ “thế hệ cựu chiến binh” đến “thế hệ không có tương lai” và tiếp tục

 


Thu thập các cựu Artek ở Crimea vào năm 2015. Ảnh: RIA Novosti

Nghiên cứu về các  thế hệ của Nga: từ “cựu chiến binh” – đến “thế hệ không có tương lai” và  tiếp tục

2015/07/18

Người đầu tiên, theo tôi được biết, đã viết tỷ mỉ về sự phụ thuộc chặt chẽ của lịch sử nước Nga vào các thế hệ người nga đó là ông Teodor Shanin. Ông là người đã  khám phá chi tiết hiện tượng này, từ đó đã   xây dựng nên một số định luật cơ bản. Thật đáng ngạc nhiên với định luật cho rằng sự thay đổi thế hệ đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử. Vấn đề  là ở Nga, vâng chỉ có ở nước Nga, thay đổi căn bản đã diễn ra ở giai đoạn chuyển đổi thế hệ.

Đương nhiên, thế hệ – một hiện tượng xã hội chứ không phải là sinh học: con người được sinh ra liên tục, mặc dù không đồng đều, và khi con  người sinh ra thì họ không thuộc về một thế hệ nào cả. Thế hệ sau này xuất hiện muộn hơn dưới ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử. Hoàn cảnh lịch sử đó đã tập hợp những lớp người khác nhau có may mắn hay bất hạnh được sinh ra vào khoảng cùng (ở quy mô cũ) thời gian, thành một thế hệ. Tất nhiên,điều kiện lịch sử giống nhau, tồn tại trong một khoảng thời gian tương đối dài, đã đóng  một vai trò rất lớn. Nhưng vai trò chính thuộc về sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ,  mà đánh dấu một thời đại và biến đổi một cách kỳ diệu những nguời  sống gắn bó với sự kiện đó thành một thế hệ.

Vì vậy, trong cuộc sống thực để hình thành thế hệ không phải chỉ có những lớp người theo ngày tháng năm sinh, mà  giai đoạn thời gian khi có sự kiện xã hội xảy ra tích cực nhất, nghĩa là ở tuổi 15-30. Thế hệ – những người bước vào cuộc sống trưởng thành trong những điều kiện tương tự và đã  cùng nhau trải nghiệm những sự kiện xã hội to lớn. Đồng thời các thế hệ khác nhau không đồng đều đóng góp vào quá trình lịch sử. Có thế hệ mang tính xây dựng, định hình nền văn minh. Có thế hệ phá,  chủ trương phá hủy nền văn minh.

Theo Theodor Shanin, mỗi bước thế hệ là khoảng mười lăm năm. Tất nhiên, quy ước này là tương đối, và không nhất thiết cứ phải sau mỗi mười lăm năm lại có một thế hệ mới. Nhưng như một hướng dẫn cho việc nghiên cứu lịch sử văn hóa của Liên Xô và hậu Xô Viết, giả thuyết này trên thực tế có chỗ đứng .

1910-1925: Thế hệ cựu chiến binh

Thế hệ,  được sinh ra “trước và sau cuộc cách mạng”, do chiến tranh tạo thành. Các cuộc chiến tranh, trên thực tế, đã tạo ra từ những người này cả một thế hệ . Thế giới quan  của họ được xác định bởi Bạo động  và Chiến thắng vĩ đại.

Chiến thắng đã biến một thế hệ của những người lính thành ấn bản thứ hai của Decembrists*. Sĩ quan và binh lính trở về từ mặt trận, đã trải qua những gian khó của lao động quân sự, và quan trọng nhất, là những người chiến thắng,  tràn đầy vinh quang và phẩm giá. Chúng ta có thể nói rằng các cựu chiến binh đã tạo ra một “nền văn minh Xô viết”.   Vào thời điểm giữa mùa xuân và mùa hè lạnh lẽo năm 1953, họ đã triển khai  xóa sổ căn bệnh ký sinh trong  cách mạng Nga một cách quyết liệt. Bắt giữ Beria, từ chối khủng bố hàng loạt và xóa  bỏ sùng bái cá nhân, nói theo ngôn ngữ chính trị hiện đại, một cuộc cách mạng thực sự của nhân phẩm. Cựu chiến binh đã gìn giữ, nuôi dưỡng đứa con tinh thần, không phải do Khrushchev tạo ra, nó có nguồn gốc trong các chiến hào Stalingrad và ở ngoại ô Berlin. đứa con tinh thần  – bản di chúc   cho thế hệ tương lai của cựu chiến binh.

1925-1940: Thế hệ năm sáu mươi

Năm sáu mươi – những  người đầu tiên và vì thế  những người thừa kế “đích thực” của những người Bolshevik,  đứa con tin thần “Raphaelite”  (phục hưng) . đứa con tinh thần trở thành sự kiện chính trong cuộc sống của họ, xác định số phận của nhiều người.
Họ đã được truyền cảm hơi thở bốc lửa của Chất  cách mạng  (nếu không trực tiếp, thì cũng thông qua thế hệ cha mẹ), nhưng  sự hòa mình vào cuộc sống lớn đã diễn ra trong những  thời kỳ, mà nhà thơ Nga  Akhmatova gọi là ăn chay. Sự kết hợp của niềm tự hào và sự xấu hổ cho những người cha, những cú sốc về sự thật của cuộc sống và lúc đó có được sự bình yên của chế độ xã hội,  đủ cho phép một số quyền tự do phát biểu, đã làm thế hệ của những năm sáu mươi trở nên lãng mạn và mơ mộng. Nhiều người tin rằng tất cả mọi thứ ở Nga có thể sẽ tốt đẹp. Niềm tin này được bắn qua một thế hệ, và một phần được thể hiện trong những lý tưởng của Perestroika.

Chính những người của thế hệ năm sáu mươi đã không thể xây dựng giấc mơ, lý tưởng thành hiện thực  cuộc sống và họ đọng lại trong ký ức lịch sử như một thế hệ đã hát một bài thánh ca về tự do và sau đó lặng lẽ rời khỏi sân khấu.

1940-1955: Thế hệ năm bảy mươi

 

Bảy Mươi – thế hệ của sự trì trệ. Các sự kiện chính về cuộc đời của thế hệ hậu chiến đầu tiên này là phản ứng của thời kỳ Brezhnev. Đây là thế hệ mà  đã được thế hệ cựu chiến binh  và bạn bè, những người sống sót và trải qua chiến tranh,  cố gắng tạo điều kiện thuận lợi trong cuộc sống vào thời điểm đó. Cuộc đấu tranh cách mạng đã trở thành huyền thoại trong tiềm thức của họ, họ thực sự không nhớ những gì đã xảy ra. tiềm thức về Các cuộc chiến tranh cũng vậy. Tuổi vị thành niên diễn ra trong điều kiện tương đối hòa bình. Những người thế hệ này kịp nhận biết  giá trị hòa bình và tự do đối với  thời thơ ấu của họ. Tuy nhiên giai đoạn sôi nổi của cuộc sống đã được bắt đầu cùng  lúc với sự kiện cuộc đảo chính chính trị do các tín đồ xô viết dựng lên.

Đó là  thế hệ mà bài học thực tế  sự kiện Mùa Xuân Praha bị trấn áp bằng xe tăng Liên Xô đã tác động nhiều đến thế giới quan của họ. Họ đã tính đến những bài học và đã chọn con đường của chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa tuân thủ, thích đấu tranh cho việc cải thiện đời sống cá nhân và gia đình, và không thích đấu tranh cho các cải tiến về trật tự xã hội. Những năm bảy mươi là thời  thịnh vượng của các tầng lớp trung lưu của Liên Xô, phù hợp với xu hướng toàn cầu tạo ra một xã hội tiêu dùng toàn cầu. Bảy mươi là thế hệ đã  tự biến mình thành xã hội của những kẻ  cơ hội thực dụng vô nguyên tắc và giả danh cộng sản.

Trong cuộc sống của họ mọi thứ phải được  cho là đẹp, và đặc biệt là hàng tiêu dùng. Nhưng có một vấn đề – Về tiêu dùng Phương Tây đã liên tục nắm phần  thắng lịch sử tuyệt đối so với Liên xô. Và không làm sao có thể  thiết lập sự cân bằng chiến lược: sự bứt phá về hàng hóa rất xa từ  máy giặt đến tủ lạnh, từ TV, tới  máy quay VCR…. Nhập khẩu vào Liên xô  thông qua hệ thống Otto catalog và tạp chí  Burda đã trở nên phổ biến hơn nhiều so với việc tự sản xuất và phân phối sản phẩm.

Cuộc chiến tranh lạnh vẫn còn ở đỉnh cao, và đa số quần chúng thực dụng từ lâu đã công nhận thất bại.

Liên Xô đã sợ đầu đạn hạt nhân và tên lửa hành trình, và đầu hàng trong vấn đề hàng hóa tiêu dùng. Cuối cùng, một cách rất nghịch lý, thế hệ Xô viết vô ích nhất trong lịch sử này đã đưa ra dự án cải tổ (perestroika) của mình  như một đáp ứng cho sự cuộc khủng hoảng hàng  tiêu dùng của kinh tế xô viết.

Phong trào của người tiêu dùng tham lam,  vờ  gắn cho nó những lý tưởng lãng mạn của những năm sáu mươi, nhưng trên thực tế chỉ đơn giản là cố gắng sống theo tiêu chuẩn phương Tây, đã là động lực chính đằng sau sự cải tổ. Nó đã thách thức tính chất nửa vời và đầy mâu thuẫn của công cuộc cải tổ – đối với  phần đông  quần chúng  “cách mạng” thì tự do nhập khẩu là quan trong nhất trong danh mục tất cả các quyền tự do có thể.


Sinh hoạt của một gia đình ở Moscow, 1989. Ảnh: RIA Novosti

1955-1970: Thế hệ Cải tổ

Sự nghiệp cải tổ, mà đã trở thành cuộc cách mạng vĩ đại nhất lật ngược đời sống của đất nước, không thể xuất phát từ một cuộc tranh luận xã hội.  Số phận của thế hệ tiếp theo đã được hoàn toàn xác định trước bởi công cuộc cải tổ. Cứ cho là thế hệ này đã được truyền  cảm hứng từ những lý tưởng lãng mạn của những thế hệ những năm sáu mươi, họ đã cố tô vẽ  cải tổ thành mầu của tự do. Nhưng thế hệ này (và điều này là hợp lý, theo cách riêng của mình)  chỉ có thể  lấy cảm hứng từ bản chất bên trong nhỏ mọn của nó. Thế hệ này lớn lên trong một bầu không khí  thối nát của Liên Xô đang mục rũa. Trong cuộc sống, nó đã trở nên không biết sợ  vì trên thực tế Chính quyền đã quá yếu để dọa nạt và trấn áp. Khi thời điểm để sợ hãi chín muồi thì đúng lúc đó xuất hiện cải tổ.

Thế hệ này không trân trọng ý nghĩa của tự do, tự do  chẳng qua chỉ là lời nói suông, bởi vì họ đã  có được tự do mà không cần thông qua tranh đấu, giống như có  được thức ăn từ trên trời rơi xuống vậy. Con người không có thói quyen trân trọng những gì mà họ  bỗng dưng nhận được. Nhưng sự sụp đổ của Liên Xô  đối với đa số đã trở thành vết thương khó lành.

Do đó, Công cuộc cải tổ trong con mắt họ mãi mãi vẫn là một ngày hội tràn đầy  nước mắt,  hàm chứa  niềm vui cũng như nỗi buồn.

Thế hệ Năm sáu mươi thứ hai  từ các cháu nội đã không được hình thành, thay cho sự sự xuất hiện của tính lãng mạn cách mạng là chủ nghĩa thực dụng đáng buồn. Điều này đã  hình thành đặc điểm làm phá sản công cuộc cải tổ  và tất cả các sự kiện tiếp theo.

1970-1985: thế hệ trong vô vọng

Nối tiếp thế hệ cải tổ là đến thế hệ của những người  hoài nghi thực dụng. Nếu suy nghĩ nghiêm túc thì trong giai đoạn “rạng ngời 90” không thể hình thành bất kỳ thế hệ khác được . Đó là một thế hệ thực dụng đầu tiên hoàn toàn không quan tâm đến ý thức chính trị, nhưng vẫn còn là thế hệ xô viết. Họ được xã hội hoá trong một bầu không khí của  tình trạng  lộn xộn gangster và cướp bóc. Nó vẫn còn nhớ các tiêu chuẩn của Liên Xô trong cuộc sống, và cũng nhìn thấy nhiều kẻ  từ  không có gì  phát triển lượng tài sản khổng lồ nhanh như bong bóng thổi. Các sự kiện chính trong cuộc đời  của họ đó là công cuộc tư nhân hóa. Thay vì vui mừng, họ đã  sở hữu  sự ghen tị – họ có trong tay cơ hội, nhưng không dám quả quyết, vì họ còn quá trẻ. Mục đích chính của cuộc sống của họ là để bắt kịp nhũng gì đã bỏ qua. Họ không quan tâm công việc mà chỉ quan tâm đến  tiền .

Ở họ ý thức hệ đối với nước Nga hiện tại được hình thành sớm hơn cả khi mà lịch sử nước Nga  tạo ra ông  tổng thống hiện tại. Họ đã trở thành điểm tựa xã hội chính của ông, từ họ ông tổng thống đã tạo dựng được một vương triều hậu cộng sản mới của mình.
Ông ta đã ban cho họ mọi thứ,  họ đã duy trì sự ổn định chế độ của ông suốt mười lăm năm . Điều duy nhất họ không tính đến rằng họ sẽ được thay thế bởi những người sẽ còn thực dụng hơn.

1985–2000: Thế hệ bi lãng quyên

Cũng như thế hệ “tự do”, Hy vọng lớn vào thế hệ  hậu Xô Viết đầu tiên kỳ thực sự không đem lại kết quả. Người ta đã tin tưởng, và vẫn tiếp tục tin rằng một thế hệ mà không bị nhiễm độc bởi các cấp Xô viết, sẽ là người xây dựng  nước Nga mới. Tất cả những ai mơ ước về  một nước  Nga khác, ngày hôm nay đều chú ý đến thế hệ này, vì họ tin rằng chỉ có giới trẻ, những người phải quyết định tương lai của đất nước, mới là thành phần  cách mạng hay phản cách mạng nhất, . Hơn nữa tuổi trẻ qua đi nhanh, trưởng thành sớm.

Cuộc sống đi kèm sự hiện diện của thế hệ cũ mà thậm chí không có ngay cả tương lai của mình. Đó là thế hệ của đa nhu cầu  Megapotrebiteley mà Putin trước đây thuộc thế hệ đó. Họ mơ hồ nhớ lại sự hỗn loạn của những năm 90, còn  Liên Xô đối với họ nói chung dường như  là câu chuyện cổ tích cũ rất nhân văn. Cửa quyền, đặc biệt là trong  định dạng của “dân chủ có chủ quyền” , là một môi trường sống quen thuộc và tự nhiên đối với họ.

Phương châm của thế hệ này – hãy cứ sống cho mình bằng hiện tại . Các sự kiện chính trong cuộc sống của họ là sự bùng nổ dầu khí,  đảm bảo cho họ một mức sống giầu sang chưa từng có và không công bằng. Họ đã trở nên trẻ con và hiếu chiến.

Tham vọng của họ là đi kèm với sự thèm ăn của họ. Trong số tất cả các loại tự do họ  coi sự tự do thỏa mãn nhu nhu cầu tiều dùng là quan trọng nhất. Đây là thế hệ của những người bị quyên lãng. Những người thế hệ này là cơ sở xã hội của các phong trào cấp tiến ủng hộ chính phủ, nhưng không phải vì nó yêu thích chính quyền mà vì những lớp người của thế hệ này chỉ   yêu cuộc sống tươi đẹp và thoải mái. Nó không chỉ ủng hộ chuyển đổi từ chế độ độc tài sang chế độ toàn trị mới, mà bằng mọi cách có thể để kích thích chúng. Thế hệ đáng hy vọng hóa ra lại là thế hệ của bế tắc lịch sử. Một phần các đại diện tốt nhất của họ – dân di cư, hoặc ra nước ngoài hoặc nội bộ.

2000-2015: Thế hệ không có tương lai

Những người sinh ra ở Nga vào buổi bình minh của thế kỷ XXI, có thể là thế hệ tương lai, không chỉ vì lý do tự nhiên rằng họ vẫn chưa hòa nhập vào đời sống xã hội, mà còn có thể là, thế hệ này sẽ  xác định trước số phận  lâu dài của nhân dân Nga . Ở đây tôi xin bổ sung  về nhà văn, nhà giáo nga – ông Dmitry Bykov. Trả lời câu hỏi từ khán giả, ông bằng  kinh nghiệm giảng dạy cá nhân của riêng mình, lưu ý rằng, theo ý kiến ​​của ông, những người hiện đang ở độ tuổi 15-20 năm, có nhận thức tích cực khác biệt rất nhiều so với thế hệ cũ.

Đối với tôi, thực tế tôi hầu như không có cơ hội để tương tác với các sinh viên  Nga bảy năm qua, vì thế tôi phải sưu tầm những báo cáo lý thuyết, đó cũng  là một quan sát rất có gia trị. Ở một góc độ nào đó nó  tương đối trùng hợp với mong đợi của tôi. Dmitry Bykov cũng bày tỏ sự phỏng đoán rất sâu sắc về lý do tại sao trong một chế độ độc tài cứng rắn vẫn phát triển một thế hệ vững chắc hơn, có khả năng hơn. Ông nhận xét rằng sự hình thành được tạo nên không phải do định hướng  ( vector), mà là các giá trị . Vì vậy, trong thời kỳ gian khó, nhưng rất kịch tính sẽ sản sinh ra những người khổng lồ, còn ở những thời kỳ ngọt ngào và phẳng  lặng  – chỉ xuất hiện những  những người lùn pygmy.

Những khoảng thời gian đã trở nên kịch tính hơn. Không loại trừ  một sự kiện lớn trong cuộc sống của thế hệ mới sẽ là một cuộc chiến tranh mới, cầu chúa, đó chỉ là một cuộc chiến tranh cục bộ, không phải toàn cầu. Họ sẽ lớn lên trong bầu không khí ngột ngạt của sự gia tăng điều ác. Nước Nga  sẽ là nơi thể hiện tính cách mạnh mẽ. Có vẻ như ở đó  đang một lần nữa học cách luyện “thép đã tôi thế đấy”.

Thế hệ này sẽ phải thực hiện mỗi ngày một sự lựa chọn  nghiêm túc. Nhiều người  không lựa chọn con đường  lương thiện,  nhưng những người không chấp nhận cái ác sẽ đứng vững chắc trên đôi chân của mình. Họ sẽ được giáo dục  trên nền tảng  lý tưởng  của chủ nghĩa đế quốc mới,  nhận thức không được  yếu đuối mà phải  mạnh mẽ. Sự tiếp cận với thực tế càng  khó khăn, cứng rắn, thì càng vỡ ra một điều là Đế chế hậu cộng sản là một đế chế lừa đảo  và bịa đặt. Đặc điểm  yếu  đuối, hời hợt  khi đối đầu với thực tế càng cho thấy một điều là chỉ có sức mạnh – mới thay đổi được thực tế.

Thế hệ đang phát triển có thể thay đổi thực tế trên theo hướng phù hợp với nó.

Họ sẽ bước vào đời sống chính trị khoảng giữa năm 2020 và năm 2025, tại thời điểm đó khi chế độ sẽ chuyển đổi dưới các dạng  “Apofegey”** (Cám ơn Yuri Polyakov vì phép ẩn dụ) và bắt đầu bao phủ bới các nấm mốc. Họ, chắc hẳn, buộc phải  nghiêm túc định hướng trong vấn đề  về lựa chọn  cách thức phát triển của đất nước. Vì vậy, phương án chuyển đổi cuộc chiến tranh đế quốc thành nội chiến một lần nữa có thể xảy ra. Về mặt lý thuyết thực sự có lý do để tin rằng các thế hệ của “2017+” sẽ được chiếu sáng rõ bằng nhiều mầu hơn ba ba thế hệ trước, vì vậy tôi muốn tin vào linh cảm của Dmitry Bykov.

Sự dịch chuyển thế hệ

 

Từ những điều trên có thể rút ra một kết luận khá ảm đạm: một sự dịch chuyển nghiêm trọng trong đời sống xã hội  ở Nga có thể được dự kiến ​​ngay vào những năm  2020-2025. Cho đến thời điểm đó, chưa thể hình thành ở Nga chủ thể của hành động xã hội, có khả năng thúc đẩy bất kỳ thay đổi nào.
Các thế hệ 1955-1970 và 1970-1985 là những thế hệ tuân thủ, là demiurges (nhân vậtạo ra dụng cụ cho con người -tt Hylạp) của chế độ hiện hành, còn  thế hệ của 1985-2000 đã không đáp ứng được kỳ vọng như vậy, đã bị đầu độc bởi chế độ xô viết.  Vì vậy, ý nghĩa thế hệ của những năm  2000-2015, mà vì ý nghĩa đó, theo quan điểm của tôi, bây giờ phải bắt đầu cuộc đấu tranh nghiêm túc nhất, rất to lớn. Tất nhiên, mọi việc có thể xảy ra sớm hơn nếu cuộc khủng hoảng toàn cầu vẫn dịch chuyển từ hình thức lập lờ sang tích cực  hoặc nếu chế độ hiện hành sẽ thực hiện một sai lầm nghiêm trọng, gây ra một cuộc cách mạng. Nhưng điều này không có lợi cho Nga vì cuộc cách mạng trong một đất nước mà không có lực lượng có thể ủng hộ và lãnh đạo, định hướng vector rõ ràng cho nó, sẽ thất bại đau đớn.

* ấn phẩm của nhóm decabrist  – những người đã làm cuộc khởi nghĩa  14.12.1825 không thành ở Nga, đã từng được  chào đón hân hoan cuồng nhiệt -ND

** Apofegey là tên bộ phim truyền hình nhiều tập về chủ đề chính trị, lịch sử, chính quyền, tác giả Yuri Polyakov

Nguyễn U Quốc dịch

theo bài viết của Vladimir Pastuxov, tiến sỹ  khoa học chính trị, St.Antony College, Oxford.

bài đăng trên tạp chí novayagazeta.ru


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề