Người dân Ukraina đã thay đổi như thế nào sau Maidan?

Chào!  Đã ba năm trôi qua kể từ sau sự kiện Maidan, giá trị và tinh thần, thật lạ,  đã thay đổi theo chiều hướng ngược lại.

Các giá trị đã được cải thiện: tất cả các giá trị liên quan đến việc kiểm soát quyền lực, với khả năng gây ảnh hưởng đến tình trạng của xã hội, các giá trị về tính tích cực trong các hoạt động xã hội trong ba năm này đã trở nên quan trọng hơn đối với  người dân. Nhưng tâm trạng của họ thì xấu đi.

Người dân Ukraina đánh gia tình hình hiện tại là  tồi tệ hơn nhiều so với thời điểm đầu năm 2014, khi đó đã có những hy vọng tràn trề rằng chúng ta bắt đầu thay đổi. Tức là  tâm trạng hiện trở nên tồi tệ, thất vọng nhiều hơn so với năm 2014, nhưng chính lúc này đây các giá trị – những động lực cơ bản của hành vi con người, và động lực để điều tiết hoạt động của con người – đã được cải thiện. Mọi người bắt đầu chú ý nhiều hơn đến giá trị.

Và tất cả chúng ta vẫn buộc phải sống trong thuộc tính mâu thuẫn này.

Đồng thời các ý tưởng về một Maidan thứ ba không được ủng hộ vì mọi người hiểu rằng nó có thể dẫn đến sự mất cân bằng về tổ chức của xã hội và thậm chí có thể dẫn đến  sự sụp đổ một nhà nước. Và mọi người cũng hiểu rằng có những thế lực bên ngoài rất quan tâm đến điều đó.

Vì vậy, ý tưởng này đã không được dư luận xã hội ủng hộ, cho dù  tâm lý biểu tình phản đối dâng lên khá cao. Mọi người vẫn chưa tìm thấy một cơ chế phản đối mang tính xây dựng để thay đổi tình hình. Maidan như một hình thức truyền thống để thể hiện sự phản đối của quần chúng  – là cách thể hiện sự phản đối nhất định về khả năng phá hủy nền tảng của đời sống con người.

Ở đây, có thể diễn ra các hình thức phản đối mang tính xây dựng (biểu tình trong hòa bình). Trước tiên, phe đối lập chính trị cần phải  lãnh đạo những cuộc biểu tình phản đối  mang tính xây này. Nhưng, thật  không may, ở Ukraina các  phe đối lập hoặc là chỉ giả vờ chú trọng chỉ trích chính quyền về mặt đời sống xã hội hoặc chỉ chuyên tâm đến quyền lợi của cá nhân mình và tìm cách công kích các phe khác để tranh giành những vị trí lãnh đạo trong xã hội. Họ đã không  xây dựng được chương trình riêng của mình, mà có thể thay thế cho chương trình của chính phủ  và vì nó mà có thể kêu gọi được mọi người xuống đường biểu tình. Không có những chương trình như vậy trong phe đối lập!

Lực lượng thứ hai mà có thể dẫn dắt các cuộc biểu tình hòa bình  đó là Xã hội dân sự. Nhưng, đáng tiếc, các tình nguyện viên xuất hiện như một hiện tượng rời rạc, mặc dù gây được lòng tin và sự tôn trọng, nhưng chưa thể chuyển đổi thành một trào lưu phản kháng dân sự mạnh mẽ.

Bởi vậy, đối với chính quyền hiện tại chưa có được cơ chế để kiểm soát được tính thiếu minh bạch cũng như sự  giám soát dân sự đối với nó. Các nhà chức trách chỉ có thể quan tậm đến yêu cầu của công chúng khi và chỉ khi xã hội đòi hỏi quyền này. Thật đáng tiếc, kể cả Phe đối lập lẫn Xã hội dân sự chưa đưa ra được một cách đầy đủ các  phương pháp thích hợp trong các cuộc biểu tình phản đối mang tính xây dựng. Các phương pháp đó là rất cần thiết. Và các tình nguyện viên thì hiện vẫn chưa có được chỗ đứng trong xã hội, để họ có thể xây dựng một chương trình phản đối cụ thể.

Mặc dù, trong thực tế không thể nói rằng các chương trình nhà nước không được đón nhận – hầu hết mọi người đều tiếp nhận các chương trình đó. Người dân chỉ không chấp nhận các phương pháp, và  họ phản đối việc thực thi chúng. Nhưng đáng tiếc, ngay cả Phe đối lập cũng như  Xã hội dân sự đến nay vẫn chưa đưa ra được  hệ thống các phương pháp thay thế.

Evghenhia Golovakha, bài đăng trên  «Thời mới»

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ, theo nguồn  http://nv.ua/opinion/golovakha

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề