Tăng cường khai thác dầu khi: chính sách năng lượng của  Trump đang đe dọa nước Nga

 

Chủ trương  tự cung ứng nguồn năng lượng cho đất nước của tân tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ làm tăng tính cạnh tranh trên các thị trường quan trọng nhất đối với nước Nga – châu Âu và Trung Quốc

Chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ của Donald Trump hứa hẹn sẽ thay đổi cơ bản bộ mặt của chính sách đối nội và đối ngoại của Washington. Và cả chính sách năng lượng của Mỹ sẽ thay đổi. Tổng thống mới đắc cử đã hứa sẽ hậu thuẫn để lĩnh vực khai thác dầu mỏ và khí đốt của nước này “một lần nữa sẽ trở thành vĩ đại “. Điều này đồng thời sẽ kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với ngành năng lượng của nước Nga. Các công ty Nga cần phải tính đến khả năng diễn ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt  và cần phải tiến tới làm mọi thứ để  có thể  lưu giữ một góc của  “chiếc bánh lợi nhuận.”
Trump hứa sẽ giảm rào cản từ phía nhà nước nhằm kích thích khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng trong ngành năng lượng. Mục tiêu chiến lược của ông là nhằm đạt được “an ninh năng lượng của nước Mỹ một cách toàn diện”. Và như vậy nước Mỹ  buộc phải thắt chặt các nhà cung cấp truyền thống của Mỹ. Kêu gọi ngăn chặn việc nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia thù địch hoặc các nước mà có tên trong trong bất kỳ cartel dầu mỏ nào. Cố tỏ ra mập mờ, nhưng Trump đã nhiều lần bày tỏ sự nghi ngờ về tính hiệu quả của năng lượng tái tạo, và đôi khi Trump lập luận rằng lý thuyết của sự nóng lên toàn cầu do con người là một sự viễn tưởng. Do đó, sự chú trọng vào các lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Mỹ có thể trở thành một trong những nét chủ đạo của bốn năm đầu tiên của ông. Hơn nữa, xu hướng nội hóa thị trường Mỹ sẽ có thể giúp cho Washington đạt được mục tiêu này.

Cuộc cách mạng tiếp tục

Sau khi sản xuất dầu khí tại Mỹ đạt mức cao nhất vào  tháng 4 năm 2015 là 9,6 triệu thùng/ mỗi ngày, các chỉ số bắt đầu giảm từ từ. Tuy nhiên, có lý do để tin rằng sau khi đạt đến đáy- 8,6 triệu thùng/ mỗi ngày thì trong tháng mười và tháng mười một năm 2016 sản lượng dầu tại Mỹ đã tăng lên dần dần. Đến cuối năm 2017 nó sẽ vượt qua ngưỡng 9 triệu thùng/mỗi ngày, nhưng mức độ tiếp tục tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào các biện pháp của chính quyền Trump. Ví dụ, việc bổ nhiệm  tỷ phú Harold Hamm, người mà đã gây dựng thành công sự nghiệp của mình trong ngành khai thác các mỏ đá phiến sét, đặc biệt là các mỏ tại vùng Bakken, trở thành Bộ trưởng Bộ Năng lượng (ông này là ứng viên sáng gia nhất vào chức vụ đó) hứa hẹn một kỷ nguyên của sự kích thích hoạt động sản xuất dầu khí tại Mỹ. Việc đề cử Hamm, người mà ủng hộ việc nới lỏng về bảo vệ môi trường, tạo ra một tiền lệ thú vị, bới vì lần đầu tiên sau một thời gian dài một ông trùm dầu mỏ  sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với chính sách năng lượng của nhà nước.

Không  có gì đáng ngạc nhiên trước việc  các công ty dầu khí của Mỹ đã đón nhận một cách  tích cực sự thay đổi sắp tới của  hệ thống chính quyền. Giá cổ phiếu của các đại gia dầu khí hàng đầu  của Mỹ – như ExxonMobil, Chevron –  đều tăng trung bình lên đến 1% sau chiến thắng của Trump, còn cổ phiếu của các công ty dầu đá phiến sét nhỏ còn tăng mạnh hơn nữa. Đa số cho rằng Trump đã hứa sẽ hủy  một đạo luật  do Obama đề ra về bảo vệ nguồn nước sạch (Đạo luật nước sạch), đó là thực sự là  một trở ngại cho việc mở rộng khai thác dầu khí. Sự lạc quan trong giới kinh doanh ở đây là khá dễ hiểu. Tổng thống mới  có thể đi xa hơn nữa và cho phép thăm dò trên những miền đất thuộc quyền sở hữu của liên bang, tức là trên diện tích khoảng một nửa lãnh thổ của miền Tây Hoa Kỳ.
Thậm chí,  cho dù  các chính sách sắp được đề ra sẽ có thể khiêm tốn hơn lời hứa trước bầu cử thì sự vào cuộc của các công ty dầu mỏ và khí đốt của Mỹ sẽ gây ra một trấn động đáng kể. cuộc cách mạng khí đá phiến ở Hoa Kỳ chưa chấm dứt, nó chỉ  tạm thời bị gián đoạn do giá dầu trên thế giới giảm. Theo Wood McKenzie, 60% của tất cả các mỏ dầu của Mỹ, ở mức giá $ 60/ mỗi thùng vẫn có lợi nhuận, nhất là các mỏ khí đá phiến. Nhiều nơi  trong số các mỏ đá phiến sét hàng đầu Mỹ – chủ yếu ở Permi, Bakken và Eagle Ford – thậm chí hiện đang có lợi nhuận do giảm chi phí dịch vụ cho việc duy trì và cải tiến công nghệ khoan (ví dụ, tăng chiều dài của máy khoan ngang).

Cạnh tranh gay gắt

Chủ trương của Trump –  bảo đảm an ninh và  tự túc năng lượng – chắc chắn sẽ có những tác động mang tính quốc tế. Ả-rập Xê-út đã phản ứng trước khả năng bị giảm đáng kể lượng giàu mỏ bán cho Mỹ. – Bộ trưởng Bộ Năng lượng Khalid al-Falih tuyên bố không muốn chấm dứt đối tác thương mại lớn nhất về dầu mỏ với Mỹ.. Theo nhìn nhận của phía  Ả Rập Xê Út, Hoa Kỳ nhận được nhiều lợi ích từ các điều kiện thương mại toàn cầu hiện có, bằng cách nhập khẩu dầu thô và xuất khẩu sản phẩm chế biến từ dầu thô. Tính đến tháng 9 năm 2016, các công ty Mỹ đã nhập khẩu 1,1 triệu thùng dầu từ Ả Rập Xê Út mỗi ngày (chỉ đứng sau Canada). Mặc dù nhận được nhiều lời hứa hẹn và một mối quan tâm đặc biệt trong quan hệ với Washington, Riyadh vẫn  chuẩn bị một phương án (về hậu phương) đáng tin cậy. Ví dụ, vào cuối tháng 9 năm 2016 vấn đền lưu  thông  ngoại tệ song phương  Rial-nhân dân tệ đã được đưa ra, trong đó  bao gồm cả các giao dịch dầu mỏ và khí đốt.

Sự tăng cường hiện diện của Ả Rập Saudi trên các thị trường Trung Quốc và châu Âu đang đe dọa các công ty dầu mỏ của Nga. Trong năm 2016, các công ty quốc gia Saudi Aramco đã chào bán dầu mỏ với giá cực kỳ hấp dẫn (nhằm  ứng phó với  nguy cơ về sự trở lại của Iran trên thị trường châu Âu). Các công ty xuất khẩu dầu mỏ của của Nga, nhằm thích ứng với  tình hình bản đồ cung cấp và khai thác dầu mỏ mới của thế giới, đành phải giảm giá dầu đến mức chưa từng có. Cùng với việc khai thác càng tăng ở Mỹ – đặc biệt là giai đoạn 2018-2019 Mỹ sẽ khai thác vượt quá 10 triệu thùng/ một ngày – trên thị trường châu Âu sẽ tràn ngập sản phẩm dầu mỏ của các nước xuất khẩu dầu mỏ khác ở Trung Đông

Chính sách ngoại giao của chính quyền Trump cũng tác động lên giá dầu toàn cầu. Mặc dù tổng thống thứ 45 của Mỹ sau chiến thắng bầu cử có dịu giọng trong tuyên bố của ông về Iran, vẫn còn chưa rõ liệu ông có ý định thực hiện một cách nhất quán các hiệp định đã ký trong năm 2015 hay không. Bất kỳ một phá vỡ nào của thỏa thuận hạt nhân với Iran sẽ kéo theo sự tăng giá dầu. Mặt khác, sự ổn định tình hình tại Libya, nơi mà đến nay  đất nước vẫn còn bị phân chia thành các phần phía Đông và phía Tây, và ở Syria, nơi Trump dự định cùng với Moscow nhổ tận gốc “Nhà nước Hồi giáo” (một tổ chức bị cấm ở Nga), sẽ góp phần hạ thấp giá dầu.
Một điều đáng chú ý nữa là sự chuyển giao chính quyền vào tay Trump trùng hơp  với sự gia tăng xuất khẩu của Mỹ về khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Hiện nay ở Hoa Kỳ chỉ có một thiết bị đầu cuối lớn nhất để giao nhận LNG  – Sabine Pass, nhưng dự kiến đến năm 2020 Hoa Kỳ sẽ đưa vào hoạt động thêm bốn hoặc năm nhà ga mới với tổng công suất 80 triệu tấn mỗi năm. Tuy nhiên, giá LNG ở châu Âu khó có thể ổn định trong tương lai dưới mức $ 4-5 MMBTU, do đó, ngay cả khi các công ty Mỹ  chú trọng ưu tiên  giao dịch với thị trường châu Âu, thì  phía Nga, do chi phí thấp hơn và giảm giá thành vận chuyển, có thể vẫn duy trì được thị phần cần thiết bằng cách cân bằng và giảm giá khi đốt theo từng thời điểm.

Bài viết của  Viktor Katona,

chuyên gia về thương mại dầu khí trong tập đoàn  MOL Group (Budapest)

Nguyễn Hoàng Lân chuyển ngữ, Linh Chi hiệu đính Theo

http://www.rbc.ru/opinions/business/21/11/2016/5832fae99a79479d2b53eec1


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề