Bất chấp vô số tội ác của chế độ Putin, phương Tây không vội đưa ra các biện pháp thực sự có khả năng ngăn chặn sự xâm lược hơn nữa. Tuy nhiên, đây không phải là sai lầm chính của phương Tây trong quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Về điều này và không chỉ là trong cuộc phỏng vấn của tờ OBOZREVATEL với cựu Phó Thủ tướng Nga Alfred Koch.
– PV: Nước Nga ngày nay là một quốc gia có chế độ hỗn hợp (hibrid) hay là một chế độ độc tài?
– Koch: Chủ nghĩa toàn trị, độc đoán… Tất cả những “cõi âm” này không phản ánh các chi tiết, và ma quỷ, như bạn biết, chính là nằm trong chúng. Dường như với tôi rằng tất cả chúng đều không hoàn toàn chính xác, chúng không phản ánh chi tiết cụ thể của chế độ Nga hiện tại.
Trước hết, cần phải hiểu rằng quyền lực ở Nga đã bị mafia, đúng là nhóm mafia thực sự, rất hùng mạnh, rất rộng lớn chiếm giữ. Với một tổ chức được nghĩ ra rất tốt.
Sau đó, mafia này đã xây dựng một chế độ độc đoán hoặc nếu bạn muốn một chế độ độc tài, nhưng trong đó, điều quan trọng nhất không phải là chủ nghĩa độc đoán mà là mafia của nó.
Và việc Nga chủ yếu được người ta coi là một quốc gia độc tài thì đó là một sai lầm sẽ phải trả giá đắt vào ngày mai. Nước Nga nên được coi là một quốc gia mà bọn tội phạm đã lên nắm được chính quyền.
Nếu mà nhìn vào Nga từ quan điểm này, thì rất nhiều điều không thể giải thích được sẽ trở nên rõ ràng. Chẳng hạn, với chính quyền Nga hiện tại thì không nên quan hệ, không phải ở chỗ là vì họ độc ác, không chia sẻ các nguyên tắc dân chủ và không tôn trọng quyền con người. Với những loại quốc gia như thế này thì Phương Tây đã luôn có thể giữ quan hệ. Đã giữ quan hệ với Stalin, với Mao Trạch Đông biết quan hệ làm ăn với Ả Rập Saudi, quốc gia mà bây giờ là xa với các tiêu chuẩn của nhân quyền.
Phương Tây không hiểu điều chính: rằng với Putin không thể bắt tay quan hệ công việc, bởi vì ông ấy không thực hiện lời hứa của mình. Các hợp đồng mà ông ta ký không có giá trị trên giấy mà chúng được viết. Ông ấy có một tâm lý hoàn toàn khác. Và đây không phải là tâm lý của một nhà lãnh đạo độc đoán, một vị vua, một hoàng đế…
Nhiệm vụ chính của Putin là lừa dối. Rốt cuộc, Putin là một tên tội phạm, ông ta có đầu óc tội phạm.
Sai lầm của chính của ông Trump là ông đang cố gắng thỏa thuận với Putin. Và điều này là không thể làm được. Putin không hiểu thế nào là thỏa thuận và giữ lời. ông ta không hiểu tại sao phải làm điều đó. Công bằng để nói rằng ông ta đã nhiều lần cởi mở nói ông hiểu được chủ quyền là như thế nào. Đó là khi nó mang lại lợi nhuận cho ông ta – ông ta thực hiện hợp đồng, hết lợi thì ông ta không thực hiện nó, ngay cả khi ông ta ký hợp đồng đó.
Thế thì câu hỏi được đặt ra, ký thỏa thuận với ông ta nói chung để làm gì nếu chúng chỉ được thực thi khi chúng mang lại lợi nhuận cho Putin? Rốt cuộc, các hợp đồng được ký không phải để cho thỏa thuận, mà là để thực hiện chúng trong suốt thời gian có hiệu lực: khi nào có lợi và khi nào vì lý do nào đó trở nên không có lợi. Nếu không, chúng để làm gì? Ví dụ, đó là với Ukraina. Khi Putin có lợi, ông đã công nhận đường biên giới của nó, khi không có lợi thì ông không còn công nhận…
Vladimir Putin
– PV: Putin đã nắm quyền được 20 năm rồi, đích thân ông ta đã quen với nhiều nhà lãnh đạo thế giới. Thế thì tại sao họ đàm phán với ông ta?
– Koch: Chắc là người ta coi ông ta (Putin) không phải là một đối thủ quan trọng và nghiêm túc, mà là một đối thủ không quá nguy hiểm. Họ cho rằng ông ta đang làm loạn trong lãnh thổ của mình, ừ thì cứ để cho ông ta làm. Hãy để người Nga đối phó với chính quyền của mình. Tại sao cần phải cứu họ khỏi cái chính quyền mà họ chọn cho mình cơ chứ? Điều chính là ông ta không làm phiền chúng tôi. Thực sự đối với tôi là như thế chứ không phải quan điểm chính thức của phương Tây.
– PV: Hình như Putin gần đây cũng đã bắt đầu cản trở châu Âu?
– Alfred Koch: Một số người nghĩ như vậy, người khác thì không.Đã có các cuộc điều tra: có vẻ như ông ta can thiệp vào các cuộc bầu cử, nhưng cũng có những ý kiến khác.
Ví dụ, ở Hoa Kỳ, có rất nhiều ý kiến ngược nhau: Quốc hội cho rằng đã có sự can thiệp còn Tổng thống Hoa Kỳ cho rằng điều đó không đúng.
Đức nói chung cho rằng đây là vô nghĩa và không cần phải chú ý đến tất cả điều này. Nga không bị xem là một mối đe dọa nghiêm trọng. Người Đức nhìn vào dân số, vào GDP,
trong sự chuyển động chậm chạp của nền kinh tế Nga và tin rằng đây không phải là một quốc gia nguy hiểm. Có không ít người nghĩ như vậy.
– PV: Đặc biệt là Đức và Nga cách xa nhau như vậy…
– Koch: Chính xác. Đồng thời, có một vùng trung gian giữa Đức và Nga, nơi có những quốc gia mà quan điểm về dân chủ và nhà nước pháp luật khá mơ hồ, chẳng hạn như Belarus.
Chúng ta sẽ không xem xét Ukraina trong thời điểm hiện tại. Còn nơi Nga tiếp xúc trực tiếp với châu Âu: với Phần Lan, với Estonia – mọi chuyện đều ổn thỏa nên Nga đã không có một lời phàn nàn nào. Do đó, Châu Âu, và thậm chí là cả Mỹ, coi Nga là một mối đe dọa ảo đối với Quốc hội mỹ và Bundestag Đức, để 2 nước này (Mỹ và Đức) sẵn sàng phân bổ tiền cho quân đội và phát triển vũ khí mới.
Nhưng không ai thực sự coi đó là một mối nguy hiểm nghiêm trọng.Có lẽ đây là một sai lầm. Nhưng đây là một thực tế cần phải được hiểu rõ.
– PV: Người Anh, sau khi Nga sử dụng vũ khí hóa học bị cấm trên lãnh thổ của họ, cũng không coi đó là mối đe dọa thực sự?
– Koch: Người Anh kể từ tháng 3 đang đe dọa sẽ áp đặt tất cả các loại hình phạt. Ngay sau đó, vì sự việc đầu độc Skripale ở Anh, người Mỹ đã cấm vận Nga, còn người Anh thì vẫn chưa quyết.
– PV: Còn Nhật Bản, lợi dụng điểm yếu chính trị bên ngoài của Nga, có thể lấy lại hai hòn đảo từ sườn núi Kuril
– Koch: Còn Nhật Bản thì sao? Nhật Bản sẵn sàng dỡ bỏ lệnh trừng phạt và đầu tư tiền thu lại Quần đảo Kuril:. Đối với người dân Nhật, đây là một thành công chính sách đối ngoại khổng lồ của chính phủ của họ,
nếu chính quyền Nhật giải quyết thành công vấn đề “Lãnh thổ phía bắc”. Đế được kết quả đó, Nhật sẵn sàng chấp nhận căng thẳng với Mỹ. Hơn nữa, Nhật Bản trong khu vực này cần một nước Nga thân thiện, hoặc ít nhất là trung lập. Họ cũng có một cuộc đối đầu kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng với Trung Quốc. Do đó, quan hệ bình thường với Nga đối với Nhật Bản đóng một vai trò quan trọng.
– PV: Bản thân Putin sẵn sàng trả lại lãnh thổ?
– Koch: Tôi không biết. Nhưng đánh giá theo cách ông phân phối đất Nga cho người Trung Quốc, tôi nghĩ Putin sẽ trả lại.
– PV: Kuriles là một vấn đề đau đầu đối với cả Nga và Nhật Bản?
– Koch: Để tuyên truyền nó đóng một vai trò lớn, nhưng thực tế thì không.Ở đó rất ít người sống và những hòn đảo này không có tầm quan trọng chiến lược.Vấn đề về quần đảo này này đã được nhác lại từ lâu và nhiều lần trước khi Putin lên nắm quyền.Nhưng vì toàn bộ cỗ máy tuyên truyền nằm trong tay Putin nên ông ta có thể điều khiển thông tin theo ý của mình. Đã vài tháng nay trên truyền hình chúng ta nghe về chuyện sẽ rất tuyệt vời nếu như Putin trao đổi những hòn đảo này để nhận được đầu tư 100 tỷ đô la vào Viễn Đông, được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, và người Nga sẽ ủng hộ hành động này. Bạn hiểu rằng Nhật Bản là chủ sở hữu của các công nghệ như vậy. Vậy nên nếu có được quyền truy cập vào chúng, Nga sẽ không còn quan tâm đến các lệnh cấm mà của Mỹ và Tây âu.
– PV: Nhưng những người biểu tình Sakhalin không muốn gây nguy hiểm cho lãnh thổ của họ ?
– Koch: Ây, ây, sợ quá (hihi)… cư dân Sakhalin đang phản đối vì họ được bảo phải phản đối, họ đang muốn “trả giá”, nâng cao giá trị của mình. Tôi không biết: Putin sẽ trao đổi Kurils hay không nhưng nếu ông ta làm điều đó – tôi sẽ không ngạc nhiên.
Cuộc biểu tình ở Sakhalin
– PV: Thường thì họ viết về các nhóm ảnh hưởng trong điện Kremlin. Nhóm chiến tranh, nhóm hòa bình – ai bây giờ đang kiểm soát tình hình nhiều hơn?
– Alfred Koch: Tôi nghĩ rằng không ai trong số họ. Putin tự điều hành. Nhưng bạn nói chuyện với tôi như nói chuyện với một người hàng buổi sáng đánh thức ông ta, mặc bộ đồ cho ông ta, ngoài bên cạnh các buổi ăn sáng, ăn trưa và ăn tối với ông ta còn cả ngày nhìn thấy và nghe ông ta đưa ra quyết định ra sao. Tôi không biết liệu chính ông ấy có đưa ra quyết định hay không. Có lẽ ông ấy (Putin thật – nd) đã chết từ lâu và thay vào đó là một người đóng vai giống hệt (dvoinhik – Double), làm sao tôi biết được cơ chứ? Tất cả những gì tôi có thể nói là theo cách nhìn của tôi, ông ấy có khả năng và hoàn toàn sáng suốt, và không ai có thể bắt ông ấy đưa ra quyết định mà bản thân ông ấy không cho là đúng.
– PV: Ông ta sẽ triệt để hành động của mình liên quan đến sự độc lập của PCU – Nhà thờ Chính thống Ukraina?
– Koch: Tôi không quan tâm đến lịch sử nhà thờ này và đến những gì liên quan đến chủ đề này.Tôi lại càng kg nghĩ gì về từng nhà thờ riêng biệt ở Ukraina. Tôi đã đến Lvov vào mùa hè năm ngoái và nhìn thấy 5 nhà thờ khác nhau trên một diện tích từ đường tên Armenia đến đường Giáo đường Do Thái (một diện tích không lớn). Điều duy nhất tôi không thấy ở đây là một nhà thờ Hồi giáo, nhưng nó có lẽ ở đâu đó. Có một nhà thờ Lutheran, một nhà thờ Công giáo, và một Hiệp hội, và Chính thống giáo… Và tôi không biết là người dân Lviv có quan tâm đến hàng tá giáo phái tồn tại ở đó hay không. Chủ đề này được thổi phồng bởi Poroshenko như một phần của chiến dịch bầu cử của ông. Người Ukraina không quá quan trọng tôn giáo mà ông cha họ đã tôn thờ. Theo như tôi biết ở Nga, chẳng hạn, 2% dân số tích cực tham dự các nhà thờ. Cứ cho là ở Ukraina con số này cao gấp đôi, vậy thì sao? Tuy nhiên, tôi có thể sai…
– PV: PCU ở Ukraina được coi là ảnh hưởng của tuyên truyền của Nga đối với hàng triệu người dân Ukraina?
– Koch: Bạn đã có Tomos, nghĩa là có một nhà thờ chuyên quyền – có gì để bình luận? Tôi là một tín đồ Lutheran, nhà truyền giáo, tôi không quan tâm đến những gì xảy ra trong nhà thờ Chính thống của bạn. Hơn nữa, có hàng chục các nhà thờ này: Serbia, Rumani, Hy Lạp, Jerusalem, Alexandria, Nga… Tôi cần biết điều này để làm gì?
Vladimir Putin và thượng phụ Kirill
– PV: Tôi quan tâm đến chi tiết của sự kiện?
– Koch: Tôi không nghĩ đây là một sự kiện rất quan trọng. Nếu ông Poroshenko đề cao chủ đề này, nghĩa là ông ta giỏi vì có những người tuyên truyền giỏi.
– PV: Giới lãnh đạo Nga sẽ để Ukraina tự do?
– Koch: Nó phụ thuộc vào người dân Ukraina. Tự do không bao giờ miễn phí. Cần phải đấu tranh, thậm chí đấu tranh mãnh liệt để có sự tự do, trong đó có cuộc chiến với chính bản thân mình. Bạn có nhớ Chekhov: “… cả đời tôi đã vắt kiệt nô lệ của mình…”? Do đó, nó phụ thuộc vào chuyện bạn muốn được tự do hay không. Nếu tự do đạt được quá dễ dàng, nó không được đánh giá cao. Nga là một ví dụ về điều này.
-PV: Tại sao Ukraina rất quan trọng đối với Nga khi đất nước này có 140 triệu dân và một lãnh thổ rộng lớn không có người ở?
– Koch: Nga không cần đến lãnh thổ rộng lớn đó mà chính Putin cần nó. Bản thân Nga không cần những mảnh ghép lớnbởi thực tế là chúng trống rỗng và hoàn toàn không có người ở. Tại sao anh ta cần Belarus? Giả thuyết của tôi là đối với Putin, bất kỳ dự án bành trướng nào đó như Crimea, Novorossia, cuộc đàm phán bất tận về việc sáp nhập với Belarus, yêu sách với Kazakhstan, v.v. – điều này không gì khác hơn là một nỗ lực để nâng cao điểm chính trị và xếp hạng trong nước của Putin. Người dân Nga thích nghe những lời hứa ảo, kiểu như Nga sẽ lấy lại Alaska. Do đó, các dự án này có thể nâng cao xếp hạng của Putin trong thời điểm nó bị tụt xuống. Khi có nhu cầu củng cố lòng tin người dân, Putin bắt đầu chiến dịch bành trướng và hung hăng. Khi đạt được điều mình mong muốn, ông ta lập tức mời mọi người đến hòa giải.
– PV: Gần đây có rất nhiều bài viết rằng Putin sẽ tiếp tục chiến đấu ở Ukraina. Một trong những điểm mới được gọi là hồ chứa ở phía nam Ukraina, để cung cấp cho Crimea nước uống.
– Koch: Tôi không đồng ý với ý kiến này, vì Putin luôn cố gắng để ngỏ lối rút lui. Nếu quân đội Nga công khai xâm nhập lãnh thổ Ukraina, Nga chắc chắn sẽ bị kết tội là quốc gia xâm lược. Và phương Tây sẽ không thể giả vờ không nhận ra điều đó. Cho đến nay, OSCE và các tổ chức ngu ngốc khác, quá đủ, tìm đủ mọi lý do để biện hộ cho Nga như họ chưa nhìn thấy lính Nga ở Ukraina mà đó chỉ là những tình nguyện viên, v.v.Nếu Putin xâm nhập công khai vào lãnh thổ Ukraina, đó sẽ là hành động xâm lược. Sẽ là cần thiết để thực hiện một số bước chính thức đối với Nga. Phương Tây sẽ không thích điều này và Putin cũng không muốn cắt đứt quan hệ với phương Tây, vì vậy tôi nghĩ Nga sẽ không đưa quan và Ukraina mặc dù bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Tôi nghĩ, khi Putin hoàn thành Nord Stream 2, ông sẽ cân nhắc rằng ông có một đòn bẩy khổng lồ về áp lực đối với Ukraina dưới dạng giao thông khí đốt. Còn ngày nay, phương án lưu lượng khí đốt qua Ukraina không thể thay thế. Vì vậy dù muốn hay không, Putin buộc phải duy trì quan hệ tối thiểu với Ukraina.
Ngay sau khi Nord Stream 2 hoàn thành và hoạt động, có thể Putin sẽ kg quan tâm đến Ukraina nữa. Ukraina sẽ không còn tồn tại vì tuy như một loại miếng ngon nhưng đòi hỏi phải thương lượng. Và lúc này sẽ có hai kịch bản hoàn toàn trái ngược nhau: hoặc là Putin quên Ukraina, hoặc ngược lại, Ukraina sẽ trở thành một đối tượng tuyệt vời để nâng cao
giá trị của ông ta vì sẽ không có mối đe dọa ngăn chặn dòng khí từ Nga vào châu Âu!
Nguyễn Vinh cùng Nguyễn Đức Huy (theo obozrevatel)
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Kết quả của cuộc họp ở Paris: núi ảo vọng bị xua tan
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- KASPAROV: NƯỚC ĐỨC PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO NHỮNG HÀNH ĐỘNG TÀN BẠO CỦA PUTIN
Trả lời