Nguyên nhân thông thường của chiến tranh dưới góc nhìn kinh tế

Lời nói đầu

Nói như các nhà kinh điển, chiến tranh là sự tiếp nối của chính trị, chính trị là  sự tiếp nối của kinh tế. Đối với quần chúng, chế độ Putin tạo ra những bức tranh dối trá để biện minh cho chính sách xâm lược của nó, nhưng trong thực tế vấn đề mấu chốt vẫn xoay quanh chuyện lợi ích kinh tế. Hơn nữa, sau khi xuất hiện thông tin rò rỉ gần đây  rằng Hoa Kỳ có ý định phong tỏa của Putin khoản tiền lên tới $ 40 tỷ trong một ngân hàng của Thụy Sĩ và đó là lợi nhuận thu được từ các công ty dầu mỏ và khí đốt, thì một câu hỏi được đặt ra:.. Cuộc chiến tranh được khởi động nhằm bảo vệ những tài sản của ai?

Một vài lời về giá cả

Như vậy, đâu là cơ sở của cuộc chiến tranh này. Như đã đề cập ở trên, gốc rễ của bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng bắt nguồn từ các vấn đề trong kinh tế. Ở đây cần phải nhắc lại rằng các giá xăng dầu  được liên kết với nhau thông qua giá trị năng lượng trên cở sở là nguồn cung cấp nhiên liệu trên toàn cầu. Nói đại khái, giá khí đốt được gắn với giá dầu. Xin lưu ý về giá dầu mỏ vào năm 1999, khi ông Putin lên nắm quyền. Vào tháng Hai năm đó, dầu thô Brent là khoảng 10 đô la/ mỗi thùng. Sau đó, giá dầu  liên tục tăng, mặc dù có dao động. Giá dầu mỏ đạt ở mức cao nhất vào thời kỳ trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế trong năm 2008. Khi đó, nó đã đạt tới ngưỡng  hơn 135 $/ một thùng.. Tốc độ tăng trưởng về  giá nhanh và ổn định  bắt đầu vào năm 2004.  4 năm tiếp theo là cả một thành công lớn của các nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, Giá khí đốt cũng được tăng trưởng tỷ lệ thuận theo sự gia tăng của giá dầu. Như vậy, nước Nga, từ năm 2004, đã có được một nguồn tài trợ cho những tham vọng riêng của mình do bội thu từ  việc bán tài nguyên thiên nhiên của nó. Chính giá dầu đã tạo ra hình ảnh người hùng matro  của ông Putin, còn người tiền nhiệm của ông chỉ là một kẻ say rượu và  thua cuộc.

Trong cả một khoảng thời gian dài, sự giao động ở mức cao của giá cả đem lại cho ngân khố (và  lãnh đạo của đất nước) một thu nhập khổng lồ. Từ đó xuất hiện một niềm tin  tự mãn rằng giá dầu, khí đốt, vàng,.. v.v.  sẽ tiếp tục tăng đến vô hạn. Và ở đây  cần  hiểu thêm một điểm quan trọng:  nếu như dầu khí chủ yếu được cung ứng bằng các tàu chở dầu, thì khí đốt chủ yếu được vận tải bằng đường ống. Tức là  – khí đốt có ít, vì vậy cần phải kiểm soát chặt các đường ống! Hãy nhớ điều này. Chúng tôi nhớ đến những lời phát biểu của các lãnh đạo quốc gia  và các Tổng công ty nhà nước Nga tại thời điểm  giá dầu khí ở đỉnh cao, rằng trữ lượng khí đốt là hữu hạn và theo định mức khai thác, chi phí sẽ chỉ gia tăng. Sau đó giá khí đốt  đã tăng vọt 600, 800 và thậm chí là $ 1000 cho mỗi nghìn mét khối khí đốt.

Áp đặt vai trò của mình

Tham vọng đế quốc thế giới trỗi dậy khi  xuất hiện một  cơ hội rõ ràng để tăng trưởng doanh thu. Nhưng vào năm 2008 đã có một xảy ra  thảm họa đầu tiên rất đáng lo ngại. Cuộc khủng hoảng nổ ra và giá cả bắt đầu đi xuống. Sau đó, giá cả sụp mạnh cùng với sự sụt giảm về nhu cầu. Tại thời điểm đó, các nhà lãnh đạo Nga vẫn hy vọng rằng đó chỉ là một hiện tượng tạm thời, tuy nhiên họ đã rút ra kết luận rằng sẽ phải đề ra những biện pháp quyết liệt để duy trì vai trò là nhà cung cấp nguyên liệu thô chủ yếu cho châu Âu. Trước hết, Nga đã ngắt quyền ký hợp cung cấp khí từ Turkmenistan cho châu Âu. Cả một tổ hợp máy nén khí phục vụ cho việc vận chuyển khí đốt,  cùng với một mảnh của đường ống dẫn khí đã bị nổ tung đúng lúc. Khi đó, các báo cáo của người Nga đã cố gắng thuyết phục rằng sự cố xảy ra là  áp lực bị tăng đột ngột hay là cái gì đó tương tự. Bây giờ thì đã  rõ ràng – đó là vụ khủng bố. Turkmenistan quyết định chấm dứt chơi trò ú tim với  Gazprom, và chuyển sang đối tác Trung Quốc. Nhưng cũng đành phải rút khỏi thị trường châu Âu! Thế là đã giảm được một đối thủ cạnh tranh.

GEORGIA

Xâm lược Gruzia là một phép thử nghiêm túc đầu tiên trong âm mưu độc chiếm thị trường. Khi đó,  cần phải tạo ra căng thẳng dọc theo các tuyến đường của  đường ống dẫn khí Nabucco. Hãy nhớ lại: Nabucco là một dự án cung cấp khí đốt thay thế từ Azerbaijan, Kazakhstan và Turkmenistan sang châu Âu. Với phép tính rằng Iran đang chịu lệnh trừng phạt, hành lang cho đường ống dẫn khí  chỉ qua lãnh thổ của Gruzia. Kết cục thì mục tiêu đã đạt được, Dự án Nabucco đã phải ngừng lại.

Sự  xâm lược tàn bạo, đi kèm với yêu cầu vỏ bọc khẩn cấp về thông tin và  chính trị. Chính vào thời điểm đó  đã hoàn thiện một cơ chế tẩy não tổng thể đối với những người không may mắn  xem hoặc đọc báo chí Nga. Người dân đã bị lây nhiễm một cách tinh vi bởi các  virus chủ nghĩa đế quốc. Tuy nhiên cũng không ít nỗ lực đã được thực hiện  đối với những đối tác tại đầu kia của các cuộc nói chuyện điện thoại! Tại châu Âu, nhiều nhà hoạt động chính trị, thậm chí cả một đảng phái chính trị đã bị mua với giá mua buôn hoặc mua lẻ. Những đồng đô la dầu mỏ chảy vào túi của những kẻ thực hiện vận động hành lang và truyền thông châu Âu. Kết quả là nảy sinh một tình huống vô lý – châu Âu bắt đầu nói lớn tiếng rằng Gruzia đã tấn công Nga và nước Nga  buộc phải tự bảo vệ mình.

Kể từ đó, các nhà lãnh đạo Nga đã tìm ra một tiền lệ của định luật hối lộ (spinelessness) đối với các tổ chức châu Âu. Đó là, yếu tố không bị trừng phạt đã được thử nghiệm và chấp nhận như là một thực tế. Cũng từ đây chiến lược tạo ra  một cuộc xâm lược quân sự được coi là một trong những công cụ đắc lực trong chính sách đối ngoại của Nga.

Nói chung, điện Kremlin coi rằng thị trường tiêu thụ châu Âu phải được kiểm soát chặt chẽ. Sơ đồ thanh toán  rửa tiền đã chuyển vào quỹ đen một số tiền khổng lồ, mà đã tạo dòng chảy thông suốt vào túi của các nhà lãnh đạo Nga và các đại lý quảng bá về ảnh hưởng của họ ở châu Âu. Việc làm giảm dòng tiền này trực tiếp ảnh hưởng đến cả ông chủ điện Kremlin và chính quyền châu Âu của họ. Ngoài ra, để thực hiện các dự án đầy tham vọng tại Liên bang Nga, cũng cần phải chi phí cho việc nuôi một đội ngũ nhiều triệu  các quan chức ở các cấp  và các lực lượng an ninh. Chính chế độ lương bổng này đã duy trì  lòng trung thành của họ với chế độ đương thời.Việc làm giảm dòng tiền thu nhập từ dầu khí sẽ dẫn đến  tự sát  của các đội quân này. Tất cả mọi thứ là tốt, nhưng giá năng lượng cao đã buộc người tiêu dùng phải tìm cách thay thế cơ chế tạo ra những nguồn năng lượng thay thế khác. Chúng bao gồm, một mặt – các công nghệ hiệu quả tiết kiệm năng lượng, và mặt khác – các phương pháp mới trong khai thác tài nguyên.

Mỹ – QATAR

Rắc rối đến từ nơi mà không ai ngờ tới. Khí đá phiến tại Hoa Kỳ đã như một tiếng sấm vang giữa bầu trời trong sáng. Tôi nghĩ rằng thực tế và hiệu quả của công nghệ này đã được đánh giá một cách chính xác và ngay lập tức. Đúng vậy, CEO Gazprom Miller, một năm rưỡi trước đây còn chế giễu những nỗ lực vô ích của Mỹ và cho rằng đây chỉ  là một trò bịp bợm (PR), nói cho đúng hơn đó là một cái bong bóng xà phòng  sẽ tan vỡ nay mai. Phương tiện truyền thông báo cáo rằng giá khí đốt tại Mỹ giảm xuống dưới $ 100 đó là do các dự án được chính phủ ngầm tài trợ. Tuy nhiên, giá ở Mỹ  $ 100/ 1000 m3 khí đốt  so với giá  tới 450 USD của Nga thì đúng là một sự kiện không thể bỏ qua. Những tuyên bố dũng cảm và hài hước của công dân Miller kết thúc chính xác vào thời điểm khi mà  Mỹ từ chối nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng. Và ở đây chúng ta hãy nhớ lại những vị trí địa lý kinh tế. Trên bờ biển phía tây của Hoa Kỳ, đã có và đã được lên kế hoạch để xây dựng một những trạm mới để tiếp nhận khí hóa lỏng. Chính xác tại thời điểm đó, Hàn Quốc đã bắt đầu khánh thành hạm đội chuyên chở khí đốt. Một trong những khách hàng của hạm đội là một đất nước nhỏ bé với trữ lượng khí đốt khổng lồ – Qatar.

Để hiểu được quốc gia nhỏ bé Qatar giầu có đến mức nào, chỉ cần chú ý đến một điều là ngoài hạm đội chuyên chở LNG lớn nhất thế giới, Qatar đã sắm một hạm đội máy bay mới nhất và sang trọng nhất cho các hãng hàng không của họ. Hãng hàng không Qatar có tới 128 máy bay mới nhất, còn hơn 50 chiếc đang hoàn thiện trong các xưởng của các nhà sản xuất máy bay. Và không có bất kỳ một chiếc máy bay cũ nào, tất cả đều phải mới. Tất nhiên, đây chưa phải là Emirates  với 229 chiếc máy bay  của họ đang hoạt động  và 50 đang được đặt sản xuất, nhưng không phải là Transaero với 103 chiếc may báy cổ lỗ. Nó có thể so sánh với Aeroflot với 144 máy bay. Và đó  là ở Qatar, đất nước thậm chí không nhìn thấy rõ trên bản đồ và dân số chưa đầy 2,5 triệu!

SYRIA

Sự chú ý như vậy đến quốc vương Qatar hoàn toàn không tình cờ. Khi có tin  Hoa Kỳ quyết định từ chối khí hoá lỏng của Qatar, thì theo lời đồn,  đã có cuộc hội đàm với người châu Âu về việc đưa khí đốt của Qatar đến châu Âu. Một sự thỏa thuận như vậy đã được thực hiện, và tất cả chúng ta nhớ rằng châu Âu đã lớn tiếng tuyên bố về sự đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt. Nhưng ngay lập tức xuất hiện hai rào cản: Qatar có thể cung cấp đủ khối lượng khí cần thiết cho châu Âu, nhưng để tiếp nhận gas  cần có các trạm thiết bị đầu cuối tiếp nhận. để xây dựng những trạm tiếp nhận như vậy cần có thời gian và tiền bạc, tính bằng hàng tỷ euro. Tuy nhiên, việc xây dựng đang được tiến hành tại các phần khác nhau của châu Âu, nhưng cho đến nay, giao hàng số lượng lớn vẫn chưa được tiến hành. Trở ngại thứ hai – không có hệ thống đường ống để vận chuyển gas giữa châu Âu với các nước vùng Vịnh.

1412956.png (1.64 Kb)

Dự án đường ống dẫn khí Nabuco

Qatar  đã cố gắng để giải quyết một mình trở ngại này. Nhiệm vụ đơn giản chỉ là  – kéo đường ống đến Thổ Nhĩ Kỳ, và sau đó – dự án Nabucco sẽ được hồi sinh ở Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu. Có thể thấy ngay rằng, để các đường ống dẫn khí  có thể đến Thổ Nhĩ Kỳ thì  hoặc thông qua Iraq hoặc thông qua Syria. Như chúng ta biết, Iraq đang có một cuộc nội chiến lâu dài, còn ở Syria một vài năm trước đây tình hình  hoàn toàn còn bình yên. Sự lựa chọn là rõ ràng. Qatar đã đổ hơn 10 tỷ  Dollars vào cơ sở hạ tầng ở Syria dưới sự đồng ý của  Assad để xây dựng đường ống dẫn. Và Assad, sau khi trao đổi với người anh em Nga, quyết định phủ nhận bản thỏa thuận. Những gì xảy ra tiếp theo – tất cả đều biết rõ. Tham vọng của tình huynh đệ Gazprom-KGB  đã ngay lập tức can thiệp vào dự án. Và rồi cuộc chiến tranh ở Syria đã đóng cửa hành lang vận chuyển khí đốt của Qata qua đất nước này.

UKRAINA

Dường như mọi kế hoạch được thực hiện tốt đẹp,  cắt đứt các đường ống dẫn ở  khắp mọi nơi, đâu đâu cũng xảy ra chiến tranh hay căng thẳng khiến cho việc đầu tư tài chính để tài trợ cho việc xây dựng đường ống thay thế bị dừng vì rủi ro cao. Nhưng hóa ra Ukraina không chấp nhận điều đó, và họ đã không chịu làm theo ví dụ của Belarus cũng như không bàn giao các đường ống. Thêm vào đó, hóa ra Ukraina lại là chủ sở hữu của các vỉa đá phiến lớn nhất ở châu Âu! Hơn nữa, phần lớn các rốn đá phiến tốt nhất nằm  ở vùng Donetsk và Kharkiv (đó là lý do tại sao kế hoạch “nước Nga mới” được thiết lập và xảy ra cuộc chiến căng thẳng để chiếm thành phố Slavyansk!). Tức là, ở Ukraina đã xuất hiện một tiềm năng thực sự là trên đường ống dẫn khí đốt của họ, dòng khí đốt của chính Ukraina sẽ xuất khẩu cho châu Âu. Kể từ thời điểm đó, kế hoạch của cuộc xâm lược trở lên cấp bách và duy nhất. Trên lưng ngựa được đặt lên khả năng sống sót của Nga như là một khu vực địa lý thống nhất. Đóng ống dẫn dầu và khí đốt vào châu Âu sẽ dẫn đến cái chết nhanh chóng và được bảo đảm  của một Siêu cường về năng lượng.

Chính vì vậy, các yếu tố cấu thành của một  cuộc xâm lược đã được hoạch định. Các công ty vận động hành lang châu Âu đã nhận được một lệnh để làm nóng  phản ứng của các lực lượng của mình trong các chiến dịch tuyên truyền, còn truyền thông – họ tự biết họ phải làm gì, các lực lượng FSB địa phương, mà  được thành lập trên cơ sở   liên kết giữa các cơ quan thực thi pháp luật và các nhóm côn đồ – sẽ hành động từ bên trong, và kết cục Crimea đã rơi vào tay như một quả táo chín. Kịch bản tương tự đã được trình  diễn tại Donbass. Tôi nghĩ rằng cuộc xâm lược của nước Nga  chống lại Ukraina đã được lên kế hoạch từ trước đó. Rõ ràng, chúng ta phải nói lời cảm ơn tới Qatar vì họ đã góp phần gián tiếp làm gián đoạn cuộc xâm lược.

Phần kết

Tôi cho rằng cuộc chiến này là do Gazprom và một nhóm nhỏ những nhân vật mà có quyền lợi gắn chặt với hệ thống đường ống gây ra, những kẻ  luôn sống trong một niềm tin cuồng tín rằng việc sở hữu hay đánh mất hệ thống  ống dẫn là vấn đề sống còn của họ. Nếu chúng ta đánh giá tình hình từ quan điểm này, thì thấy là gần như tất cả các hành động của Moscow đều có lời giải thích đơn giản cho nó: để buộc  châu Âu phải mua dầu và khí đốt chỉ từ họ, còn chúng ta  – buộc phải yêu kính và vâng lời người anh cả. Đến nay thì tất cả mục tiêu này  đã là điều không thể.

Điều  ẩn giấu đằng sau những phá hủy và đổ máu này là gì? Bản tính tham lam – súc  vật, bao trùm và vô biên! Giá như Putin là một chính trị gia khôn ngoan, thì ông ta đã giới hạn lòng tham vô bờ bến của mình (tài sản cướp được đã từ lâu vượt xa 100 tỷ US !), đã cắt giảm một loạt các chương trình ngân sách vô lý và hạ giá (dầu khí) đến mức đủ để khí đá phiến sét trở nên không kinh tế. Chưa có ai làm điều này. Và bây giờ thì đã quá muộn. Công nghệ khai thác được hoàn thiện nhanh chóng. Tiếp theo việc khai thác khí đá phiến là đến lượt  dầu đá phiến. Giá chi phí liên tục giảm và nền kinh tế Mỹ đang được sử dụng năng lượng giá rẻ.

Ukraina  chưa thể chứng kiến sự sụp đổ và tan vỡ của một “Siêu cường năng lượng”, nhưng chúng ta nhất định đứng vững và chúng ta đang đứng vũng!

Chúa luôn bảo vệ đất nước Ukraina!

Tác giả: Anti -colorados

Nguồn: http://politkuhnya.info

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề