Chuyến công cán của Obama

Cuộc gặp gỡ của hai Tổng thống Mỹ và Nga ở Trung Quốc – có lẽ đấy là cuộc gặp gỡ cuối cùng của ông Barack Obama và ông Vladimir Putin – được khác bằng vẻ lạnh lùng trông thấy. Vẻ lạnh lùng này được giải thích một cách dễ dàng. Ngài Obama rõ ràng đã hy vọng rằng tại hội nghị thượng đỉnh của “G20″ thì Moscow và Washington sẽ có thể đạt ít nhất một thỏa thuận nào đấy về Syria. Nhưng cuối cùng thì thỏa thuận là không vẫn là không. Và dù các bên có nói bao nhiêu đi chăng nữa rằng hai bên đã sắp gần đến đạt được thỏa thuận, thế rồi ở Trung Quốc họ đã có công bố gì đâu. Ngài Obama muốn chiến thắng, còn sự thất bại đã được lập sẵn lại đợi ông ta.

Trong khi đó, ông Obama rất cần thỏa thuận này. Ông có thể cho phép mình để lại cho người thừa kế cuộc xung đột Ukraina trong tình trạng tiềm ẩn của nó. Cuối cùng, những người châu Âu muốn hay không muốn sẽ chính thức chịu trách nhiệm cho cuộc xung đột này chứ không phải là người Mỹ. Điều đó bà Merkel và ông Hollande phải xoa dịu ông Putin, còn Tổng thống Mỹ chỉ cần thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraina là đủ. Nhưng vụ Syria thì không thể nhét cho bà Merkel được. Ở đây ông Obama – là nhân vật chính. Chính sự chủ động miễn cưỡng can thiệp vào cuộc xung đột của Obama, chính những nỗ lực của Obama nhằm thỏa hiệp với Tổng thống Putin về tình hình ở đất nước bị tàn phá, chính sự không hiểu biết của ông ta rằng mỗi ngày chậm trễ lập trường của Mỹ sẽ dẫn tới sự hủy hoại của Syria, cái chết của hàng trăm ngàn người, dẫn đến cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất ở châu Âu và những người theo phe dân túy và phe cô lập ở phương Tây được tăng cường.

Bây giờ Obama ần phải sửa ít nhất một cái gì đó – tất nhiên, nếu vẫn còn có thể. Và ở đây lại có một tình huống thật là nghịch lý. Ông Putin đã quyết định chủ động can thiệp vào Syria để buộc phương Tây phải ngồi làm việc tới ông ta và quên Ukraina. Nhưng bây giờ lại chính Ukraina đang biến thành cái đòn bẩy đánh thức Putin ” hãy nhớ ” về Syria. Bởi vì về Syria thì không có các biện pháp trừng phạt và cũng không có cách nào để áp đặt các lệnh trừng phạt cả. Còn về Ukraina thì các biện pháp trừng phạt đang có đó và chúng nó có thể thắt chặt vô thời hạn, vẫn với lý do không thực hiện các thỏa thuận Minsk, thiếu ý chí để xuống thang cuộc xung đột v. V… Nếu ông Putin vẫn ở Syria, sẽ rút khỏi Donbas – thì lại ngay lập tức người ta sẽ nhắc tới Crưm.

“Từ yếu tố, mà ngăn chặn thỏa thuận về Syria, Ukraina đã biến thành niềm hy vọng cuối cùng là đằng nào thì cũng sẽ được thỏa thuận. Đó là những gì thực sự đã xảy ra ở Trung Quốc!”

Điều này dường như ông Putin cũng đã hiểu. Điều quan trọng là phải theo dõi xem ông ta sẽ thực hiện cái gì sau khi trở về Moscow. Sự thay đổi rõ ràng đầu tiên trong quan điểm của Tổng thống Nga – đó là quyết định sẵn sàng hỗ trợ “định dạng Norman”. Nếu ai không nhớ, mới cách đây vài tuần thôi, trong bối cảnh “khiêu khích Crưm” của mình, ông Putin đã tuyên bố về việc thực tế chấm dứt hoàn toàn các cuộc đàm phán ở định dạng này – có nghĩa là Moscow sẽ rời khỏi các hiệp định Minsk. Ông Putin đã xé toạc cơ hội cuộc họp bốn bên ở Trung Quốc, và sau đó đã cố gắng nhằm áp đặt ông Hollande và bà Merkel cho cuộc họp ba bên – đó là định dạng của quyết định số phận Ukraina mà không có sự tham gia của Ukraina. Ông Putin đã bị hai vị kia từ chối. Hơn nữa, ở Trung Quốc, bà Merkel đã cố ý nhấn mạnh rằng bà đang phối hợp các cách tiếp cận của mình để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina với tổng thống Hoa Kỳ Obama.

Ở ông Obama chỉ có một đòi hỏi duy nhất đó là buộc ông Putin trở lại chuồng, nơi mà với Putin sẽ được bà Merkel và ông Hollande xử lý – Nhiệm vụ này thì ông Obama đã hoàn thành. Vấn đề bây giờ đặt ra là, liệu ông Putin có hành xử bình thường hay không hay lại bắt đầu nhảy đá tứ lung. Bởi vì Putin thừa hiểu rằng tất cả các đối tác của ông ta trong các cuộc đàm phán đang ngồi trên các ghế của mình những tháng cuối cùng – và sau đó lại là các cuộc bầu cử.

Putin hiểu. Nhưng không có gì đảm bảo cho ông ta là liệu các người kế nhiệm của họ sẽ có dễ dàng thỏa thuận không. Nếu bà Clinton thay ông Obama, thì chính phủ của bà sẽ không có chuyện lập tức thỏa thuận về Syria – hơn nữa, Washington có thể cũng quyết định rằng chìa khóa để giải quyết vấn đề không phải là trong các thỏa hiệp với Nga, mà là sự suy yếu của nó. Nếu Alain Juppé sẽ thay thế Hollande – mà tất cả sẽ đi đến điều đó – thì lúc đó nước Pháp sẽ nhận được tổng thống đầu tiên chống Nga trong toàn bộ lịch sử hậu chiến. Nếu bà Merkel quyết định không tranh cử, thì có lẽ người kế nhiệm bà này sẽ là chủ tịch của đảng CDU – đó là đảng mà các fan ủng hộ Nga không nhiều.

Cho nên ông Putin có lẽ lợi hơn là thỏa thuận với những người đang tại vị này, chứ không phải là những người kế nhiệm. Và đối với chúng ta sẽ không phải là tốt lành, nếu ông ta (Putin) sẽ đầu hàng trên các điều kiện danh dự của họ. Bởi vì nhiệm vụ lịch sử của họ – là không phải để thương lượng với Putin, mà sẽ tạo mọi điều kiện để làm cho cạn kiệt nền kinh tế và suy thoái chế độ của ông này. Điều đó – là mặc dù không đủ, nhưng là các điều kiện cần cho sự phát triển hòa bình của nước ta trong những năm tới, nếu không nói là nhiều thập kỷ.

Nguyễn Vinh (theo bài của Vitaly Portnikov trên lb.ua)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề