Ấn Độ chia tay với các thế hệ xe tăng của Nga….vĩnh viễn?

Thay lời giới thiệu.

Cách đây không lâu Ấn Độ đã biểu lộ những nghi ngờ về việc tiếp tục triển khai các dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Fifth Generation Fighter Aircraft (FGFA), được tạo ra trên nền tảng của Su-57 trên cơ sở hợp tác với Liên bang Nga. Trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đến Ấn độ, có  tin đồn là Delhi  sẽ từ chối mua máy bay quân sự của Nga vì chúng không đáp ứng được các yêu cầu của thế hệ thứ năm, và đến nay vẫn chưa được cải tiến cho đến mức độ hoàn thiện,. Vị ngoại trưởng Mỹ không chỉ đưa ra đề nghị cho nội địa hóa máy bay chiến đấu đa năng F-16 cho Ấn Độ, mà còn giúp Ấn độ kiểm tra giám sát  quá trình xây dựng  tàu sân bay Ấn Độ-Nga “Vikrant”.

Bên cạnh đó, Hải quân Ấn Độ đang tích cực triển khai dự án xây dựng hàng không mẫu hạm lớn nhất trong lịch sử của nước này, với sự hợp tác của các chuyên gia Mỹ -“Vishal” với trọng tải  65.000 tấn. Hải quân Ấn độ đã mua tàu sân bay trực thăng USS Trenton (LPD-14), đổi tên thành “Dzhalashva”, còn Không quân đã đặt mua 22 chiếc UAV MQ-9B với giá $ 2 – 3 tỷ $.

Ấn Độ trong vòng mười năm tới cũng dứt khoát từ chối mua các loại xe tăng T-72, và họ muốn thay thế chúng bằng các loại tăng chiến đấu đời mới theo chương trình Future Ready Combat Vehicle (FRCV). Các lại xe tăng đời mới sẽ được đưa vào sử dụng vào khoảng 2025-2027 với số lượng hơn 2 000 đơn vị.

Và đây mới là điều chủ yếu. Tại sao phía Nga trong vụ đấu thầu này không còn được tỏa sáng và được quan tâm nữa?

Trên thực tế, có vẻ như với hơn 1000 xe tăng T-90S mà Ấn Độ đã mua, cũng như sự hợp tác quân sự-kỹ thuật với bề dày lịch sử từ trước tới nay, sẽ bảo đảm chắc tới 100% sự thắng thầu của phía Nga. Và… dường như việc ký hợp đồng cho việc cung cấp các hệ thống xe tăng mới sẽ diễn ra suôn sẻ mà không ngại  có sự cạnh tranh nào khác. Tuy nhiên…

Tuy nhiên, người Ấn, trên thực tế, không hài lòng với không chỉ về công nghệ của Nga trong lĩnh vực máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, mà còn về các loại xe tăng của Nga. Đặc biệt, chính xe tăng T-90S, là loại tăng mà sau khi công bố đấu thầu, nhiều  “chuyên gia Nga” đã từng gọi chúng là ứng cử viên cho xe tăng của tương lai, đã bị cáo buộc là yêu tố gây thất bại của đội Ấn Độ trong cuộc thi “Tank biathlon 2017”.

Ngoài ra, lưu ý rằng Ấn Độ mong muốn sẽ sở hữu loại xe tăng phù hợp với xu hướng hiện đại, thích nghi không chỉ với điều kiện vùng sa mạc và miền núi, mà còn mang tính mô đun, công nghệ tàng hình… Và đây, đã xuất hiện T-14 “Armata” trên đường chân trời như một giấc mơ!

Xe tăng, mà hệ thống tuyên truyền của Nga tán tụng là chưa từng có loại tương tự trên thế giới, có thể trở thành một phần của lực lượng vũ trang Ấn Độ. Nhưng ở đây mọi thứ không đơn giản như vậy.

Trước hết, chiếc T-14 vẫn còn què quặt và chưa hoàn thiện. Trọng lượng của nó không đáp ứng được yêu cầu của Lực lượng Vũ trang Ấn Độ – mới được đến 50 tấn. Nó chưa từng được thử nghiệm ở vùng sa mạc và miền núi. Vận hành các loại tăng này là cực kỳ có vấn đề. Nhưng quan trọng nhất, việc sản xuất hàng loạt đến nay vẫn chưa được công bố, còn lời hứa – tương tự như trong các phim bộ truyền hình Mexico.

Cụ thể, nhớ lại vào tháng 9 năm 2015 đã được hứa rằng Lực lượng Vũ trang Nga sẽ nhận được 2300 xe tăng Armata. Vào mùa xuân năm 2016, số lượng xe tăng giảm xuống chỉ còn 100 và chỉ được cấp vào năm 2018. Vào tháng 9 năm 2016, cái gọi là “Armat” “một trăm” đã được chuyển sang năm 2019. Tháng Chín vừa qua, việc này lại được chuyển sang năm 2020! Thật sự là đối với T-14, tháng Chín đã được hiểu là “tháng Chín đen tối”!

Vậy thì, điều này dẫn đến cái gì? Thực tế là Nga đề nghị không chỉ đơn thuần cung cấp cho Ấn Độ những xe tăng hiện đại đáp ứng yêu cầu của Delhi, kiểu như T-14, mà thậm chí còn hơn thế nữa – cùng với Ấn độ thiết lập sản xuất các loại tăng hiện đại ấy tại nước này.

Điều đó chỉ ra rằng tăng T-90 cho vai trò của chiếc xe chiến đấu hiện đại trong tương lai (FRCV) sẽ không phù hợp với người Hindu, còn tương lai của T-14 là rất mơ hồ. Và nếu bạn chú ý đến lời mở đầu của bài viết này, thì bạn chắc đã hiểu ra rằng, người Hindu tiếp cận những bến bờ của ai đó có vẻ chậm chạp, nhưng rất chắc chắn và tự tin.

Bài viết của bloger Alexandr Kavalenko, bài đăng trên http://politolog.net

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Ấn Độ chia tay với các thế hệ xe tăng của Nga….vĩnh viễn?”:

  1. Pham quang Dung viết:

    Nói một cách công bằng Nga và Trung cùng hệ vũ khí, hai nước này hiện rất thân nhau, kẻ thù chính của Ấn là Trung, chỉ có kẻ khờ hoặc cố tình khờ mới mua vũ khí Nga để chống Trung.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề