– Điện Kremlin sẽ không can thiệp vào nền kinh tế của các thành phố mono dẫn đến tình trạng các thành phố này ngày càng xấu đi.
– Các cuộc biểu tình chống lại điện Kremlin sẽ tăng lên khi nhiều người Nga thuộc chuẩn nghèo cùng với các món nợ của khu vực cũng như thành phố sẽ tăng lên trong thời gian tới.
– Điện Kremlin sẽ trấn áp phong trào phản kháng và các đảng đối lập để ngăn chặn sự hình thành của mọi thách thức nghiêm trọng đối với tổ chức quyền lực.
Nền kinh tế Nga đang suy giảm theo chiều thẳng đứng và sự căng thẳng tài chính tại điện Kremlin đang bắt đầu lây lan sang các khu vực, các thành phố và người dân của Nga. Nhiều người dân trong các khu vực của Nga đã trên bờ vực vỡ nợ. Khi áp lực về tài chính tiếp tục đè nặng lên các khu vực, chính quyền thành phố tất yếu công dân của đất nước sẽ ngày càng trong tình trạng thiếu thốn tiền mặt.
Sự phục hồi kinh tế hầu như là điều không thể trong tương lai gần khiến điện Kremlin đang từng bước bắt đầu loại bỏ tất cả các mối đe dọa từ sự thách thức hay các cuộc biểu tình do các phong trào đối lập chống lại sự lãnh đạo từ Kremlin. Trong sự bao vây cấm vận của Quốc tế Nga buộc phải chuyển sang chiến lược mới: Sẽ phát triển bằng nội lực và giảm thiểu sự phụ thuộc từ nước ngoài cũng như các công ty có trụ sở trên thế giới.
Các thành phố “mono” đang vật lộn
Các thành phố mono của Nga hay thành phố sống dựa vào nhà máy duy nhất đang bắt đầu thấy áp lực của gánh nặng tài chính đè lên chính quyền các khu vực. Nga có 319 thành phố mono và 14 triệu người sống trong đó. Các thành phố này là di tích của thời kỳ Xô Viết, khi thành phố dựa vào một ngành công nghiệp duy nhất hoặc cây trồng để sử dụng phần lớn người lao động tại đó nhằm duy trì nền kinh tế và cung cấp các dịch vụ xã hội. Hầu hết các thành phố mono của Nga tập trung vào các ngành như sản xuất, luyện kim, gỗ hoặc nhiên liệu, họ đóng góp 30% cho nền sản xuất công nghiệp trong cả nước. Các vấn đề cố hữu của cấu trúc thành phố mono là nó tạo ra một nền kinh tế không linh hoạt. Hơn nữa, lực lượng lao động thành phố mono được đào tạo để phục vụ trong một ngành công nghiệp duy nhất, điều đó sẽ gây khó khăn cho người lao động khi họ muốn tìm nơi khác để kiếm công việc tốt hơn và tìm kiếm tiền công cao hơn.
Khi sự tăng trưởng tại các thành phố mono chậm lại trong cuộc suy thoái vào năm 2009 vào thời điểm này người lao động không có sự lựa chọn công việc thay thế mặc dù đồng lương bị tụt giảm. Các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp các thành phố, thị trấn, khiến Thủ tướng Vladimir Putin sau đó phải đích thân đến các thành phố này để khởi động một chiến dịch tuyên truyền. Tại thị trấn Pikalyovo, Putin đã ra lệnh cho nhà tài phiệt Oleg Deripaska sở hữu công ty Basic Element đang hoạt động trong thành phố phải bỏ 1,3 triệu USD tiền túi để xoa dịu người biểu tình đang ngày càng giận dữ. Hiện nay các đầu sỏ chính trị không còn dồi dào tài chính như trước và ít có khả năng họ sẽ bù đắp thay cho sự thiếu hụt nguồn vốn của Kremlin.
Chính quyền của các khu vực và thành phố, đã và đang chịu áp lực lớn về tài chính, họ đã không thể ngăn chặn những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đang tác động sâu rộng đến người dân Nga. Lạm phát đạt mức cao nhất trong 13 năm lên đến 16,9% trong nửa đầu năm 2015 làm tiền lương giảm giá trị xuống 14% so với năm trước. Đây là mức suy giảm nhanh nhất kể từ cuộc khủng hoảng đồng rub năm1998. Theo cơ quan thống kê nhà nước Rosstat, con số người Nga sống dưới mức nghèo khổ cũng tăng lên 14% trong nửa đầu năm 2015.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, điện Kremlin đã tăng mức lương tối thiểu và tăng lợi ích xã hội để tránh việc tăng tỷ lệ hộ nghèo; Vào thời điểm hiện nay điện Kremlin đã không có biện pháp như vậy. Mà họ đưa ra biện pháp lựa chọn thay thế là giữ tiền mặt để chính phủ liên bang sử dụng.
Theo Học viện kinh tế Moscow, Nga đang bán hạn chế ngoại tệ để giữ cho thị trường tiền tệ được an toàn. Tuy nhiên theo ước tính của họ hầu hết các khoản dự trữ sẽ cạn kiệt vào cuối năm nay, trong đó có thể hạn chế đáng kể quyền truy cập của người Nga vào các quỹ dẫn đến sẽ đẩy thêm nhiều người sống dưới mức nghèo khổ sang năm 2016.
Điện Kremlin chuẩn bị cho những phản kháng
Điện Kremlin đang ngày càng lo ngại về áp lực tài chính đang đè nặng lên chính quyền của các khu vực và thành phố, cũng như đối với người dân Nga điều đó sẽ chuyển thành thách một sự thức đối với các khu vực cũng như những kháng nghị hàng loạt chống lại chính phủ liên bang. Điện Kremlin từ lâu đã ít quan tâm về chỉ số tín nhiệm của mình, kể từ khi họ ngây ngất trong bảng xếp hạng tín nhiệm cao nhất trong năm nay. Tuy nhiên sự tín nhiệm của chính quyền liên bang là do dựa vào chủ nghĩa dân tộc Nga trong bối cảnh căng thẳng bế tắc giữa Nga và phương Tây. Nhưng khi áp lực kinh tế tiếp tục gắn chặt với cuộc sống của người dân, cuối cùng điện Kremlin sẽ thấy niềm tin bắt đầu bị xói mòn.
Đối thoại: Phân tích tự do cuộc khủng hoảng kinh tế của Nga
Để bảo vệ và chống lại các mối đe dọa của tình trạng bất ổn, điện Kremlin đang tiến hành các bước để đảm bảo đất nước không bị biến động lớn trong những năm tới. Chính phủ liên bang đã phân bổ 5,2 tỷ USD cho các khoản vay trợ cấp trong toàn liên bang với lãi suất thấp 0,1% một năm. Nhưng các khoản vay này sẽ chỉ cung cấp một lượng cứu trợ tài chính rất nhỏ, đây chỉ là một phần nhỏ của các quỹ giúp đảm bảo chính quyền khu vực trụ vững. Do đó, các khu vực không đủ lượng tài chính đê hoạt động buộc họ phải chuyển sang các khoản vay thương mại với rủi ro cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. Nhà bình luận Nga cho rằng Kremlin cuối cùng sẽ đi đến một thỏa thuận với các chủ nợ nhà nước Sberbank và VTB, đây là những nhà cho vay nợ lớn nhất nước Nga. Tuy nhiên, sau cuộc họp ngày 31 tháng 7 với Putin, CEO của Sberbank ông Herman Gref cho biết tình hình tài chính của ngân hàng trong nửa năm cuối 2015 rất “phức tạp” và không có dấu hiệu cho thấy Sberbank sẽ hỗ trợ cho các vùng.
Cùng với những nỗ lực để tìm cách cứu trợ tài chính cho các vùng và thành phố, điện Kremlin đang tập trung nhiều vào việc chuẩn bị phản ứng về chính trị và an ninh. Trong những tháng qua, Duma Nga đã ban hành một loạt các đạo luật mở rộng quyền hạn cho chính quyền khu vực “để theo dõi các cuộc biểu tình.” Họ mở ra các cuộc trao đổi và khích lệ sự tiếp xúc giữa lực lượng an ninh và các nhà lãnh đạo của phong trào đối lập. Duma cũng tăng quyền hạn cho lực lượng cảnh sát, trong đó có quyền lớn hơn cho việc sử dụng vũ khí chống lại thường dân.
Lực lượng an ninh khu vực đã gây rạn nứt với những lãnh đạo của phe đối lập và các tổ chức, hiện họ đang hướng dẫn cuộc bầu cử khu vực và thành phố vào tháng Chín. Các nhà lãnh đạo phe đối lập ở Novosibirsk, Kostroma, Kaluga và Magadan đã bị giam giữ trong những tuần gần đây, mặc dù các cuộc bầu cử chỉ còn hơn một tháng nữa sẽ được tiến hành. Một số khu vực cũng đang chặn các đảng đối lập từ vòng loại của các cuộc bầu cử. Putin đã giữ liên lạc với người đứng đầu đảng Just Russia và Đảng Dân chủ Tự do, đây là hai khối đảng đối lập chính thức lớn nhất Nga, trong những tháng trước khi cuộc bầu cử. Cùng với những hành động đó Điện Kremlin cũng đã bắt đầu vận động chống lại bất đồng quan điểm chính trị tiềm năng trong tương lai.
Đức Dũng (theo valuewalk)
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- TẠI SAO ĐỐI VỚI NGA, UKRAINA NGÀY CÀNG “NẶNG GÁNH”?
- Tòa án Luân Đôn đã đưa ra một quyết định quan trọng là: Tịch thu tài sản của Gazprom
- Từ Arashukov, Kadyrov, Tuleev đến Putin và nước Nga như thời trung cổ
- Venezuela và bước ngoặt lịch sử ở Mỹ Latin?
- Cựu phó Thủ tướng LB Nga: Putin sẽ sớm ngừng quan tâm đến Ukraina
Trả lời