(nld) Ít nhất 7 viên đạn đã bắn vào gần phòng khách của gia đình Tổng thống Obama trong lúc con gái út và mẹ vợ ông đang ở bên trong. Vụ việc xảy ra đêm 11-11-2011 nhưng mãi 4 ngày sau, Cơ quan Mật vụ Mỹ mới hay!
Đó là một đêm thứ sáu, lúc 20 giờ 30 phút. Oscar Ramiro Ortega-Hernandez – 21 tuổi, đến từ TP Idaho Falls – đậu chiếc Honda Accord đời 1998 màu đen trên đường Constitution Avenue ở phía Nam Nhà Trắng. Hắn chĩa mũi súng trường bán tự động kiểu Cugir sản xuất tại Romania qua cửa sổ xe nhắm vào dinh tổng thống Mỹ rồi bóp cò.
Tưởng du đãng bắn nhau!
Một viên đạn đã phá vỡ cửa sổ tầng 2 cách phòng khách của gia đình Tổng thống Obama chỉ vài mét, một viên ghim vào khung cửa. Các viên khác trúng mái nhà làm rơi vài mảnh gỗ và bê-tông xuống đất… Ít nhất 7 phát đạn đã bắn trúng Nhà Trắng.
Tổng thống Obama và phu nhân Michelle lúc bấy giờ đang ở San Diego, bờ Tây nước Mỹ, xem trận bóng rổ giữa 2 đội sinh viên trên tàu sân bay Carl Vinson. Trong khi đó, nàng út Sasha và mẹ vợ ông Obama là bà Marian Robinson đang ở trong dinh. Tiểu thư Malia đi chơi với bạn bè cũng sắp về.
Hung thủ và căn phòng ở tầng hai Nhà Trắng nơi bị dính đạn (ngày 11-11-2011)
Nghe tiếng súng nổ, nhân viên Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS) bảo vệ vòng ngoài Nhà Trắng mới nháo nhào đi kiểm tra. Nữ đặc vụ có nhiệm vụ bảo vệ tầng 2 liền rút khẩu Cop.357 mở chốt an toàn, sẵn sàng chiến đấu. Trên mái nhà, vài tay súng bắn tỉa quan sát sân cỏ phía dưới qua ống ngắm để dò tìm dấu hiệu của một vụ tấn công.
Do số camera an ninh và máy dò tiếng động đặt trong khuôn viên Nhà Trắng thưa thớt, đặc vụ USSS không biết chuyện gì đã xảy ra. Đang nỗ lực tìm hiểu vụ việc, họ lại nhận được khẩu lệnh bất ngờ qua máy bộ đàm từ một sĩ quan USSS cấp trên: “Dừng lại. Không có vụ nổ súng nào nhắm vào Nhà Trắng!”.
Đến nửa đêm, USSS mới biết rằng có một vụ nổ súng – chứ không phải tiếng bô xe tải trong một công trường xây dựng gần đó như thông tin ban đầu – nhưng lại xác định mục tiêu không phải là Nhà Trắng! Các sĩ quan có trách nhiệm còn ngờ rằng mấy tay du đãng đi xe hơi bắn nhau ngoài đường, dẫn đến khẩu lệnh cho ngừng kiểm tra.
Những chi tiết khó tin nêu trên đã được giấu kín một thời gian dài. Theo điều tra riêng của nhật báo The Washington Post – tiết lộ trong số ra ngày 27-9 vừa qua – mãi 4 ngày sau, USSS mới biết có người xả súng vào Nhà Trắng nhờ một nhân viên vệ sinh tình cờ phát hiện các mảnh vỡ cửa kính và bê-tông rơi trên sàn tầng 2.
Ông Reginald Dickson, trợ lý quản gia Nhà Trắng, là quan chức đầu tiên chứng kiến những thiệt hại vật chất sau vụ tấn công. Ông là người chuẩn bị phòng ốc đón bà Michelle trở về sau 4 ngày công du nước ngoài với Tổng thống Obama. Dickson thông báo vụ việc với đặc vụ bảo vệ phòng ốc của gia đình tổng thống. Đến lúc đó, USSS mới biết có một vụ tấn công Nhà Trắng bằng súng!
Do số camera an ninh và máy dò tiếng động đặt trong khuôn viên Nhà Trắng thưa thớt, đặc vụ USSS không biết chuyện gì đã xảy ra. Đang nỗ lực tìm hiểu vụ việc, họ lại nhận được khẩu lệnh bất ngờ qua máy bộ đàm từ một sĩ quan USSS cấp trên: “Dừng lại. Không có vụ nổ súng nào nhắm vào Nhà Trắng!”.
Đến nửa đêm, USSS mới biết rằng có một vụ nổ súng – chứ không phải tiếng bô xe tải trong một công trường xây dựng gần đó như thông tin ban đầu – nhưng lại xác định mục tiêu không phải là Nhà Trắng! Các sĩ quan có trách nhiệm còn ngờ rằng mấy tay du đãng đi xe hơi bắn nhau ngoài đường, dẫn đến khẩu lệnh cho ngừng kiểm tra.
Những chi tiết khó tin nêu trên đã được giấu kín một thời gian dài. Theo điều tra riêng của nhật báo The Washington Post – tiết lộ trong số ra ngày 27-9 vừa qua – mãi 4 ngày sau, USSS mới biết có người xả súng vào Nhà Trắng nhờ một nhân viên vệ sinh tình cờ phát hiện các mảnh vỡ cửa kính và bê-tông rơi trên sàn tầng 2.
Ông Reginald Dickson, trợ lý quản gia Nhà Trắng, là quan chức đầu tiên chứng kiến những thiệt hại vật chất sau vụ tấn công. Ông là người chuẩn bị phòng ốc đón bà Michelle trở về sau 4 ngày công du nước ngoài với Tổng thống Obama. Dickson thông báo vụ việc với đặc vụ bảo vệ phòng ốc của gia đình tổng thống. Đến lúc đó, USSS mới biết có một vụ tấn công Nhà Trắng bằng súng!
Đệ nhất phu nhân nổi giận
Theo nhận định của The Washington Post, đây là một sự cố hết sức bất thường, cho thấy nhiều vấn đề tồn tại dai dẳng ở các cấp khác nhau của USSS. Nó cũng chứng tỏ rằng một cơ quan mà lâu nay được người dân Mỹ tin tưởng là lực lượng tinh nhuệ – bao gồm những người tài giỏi nhất, sẵn sàng lấy thân đỡ đạn cho tổng thống vì sự tồn vong của đất nước – không phải lúc nào cũng xứng tầm.
Đến nay, vụ nổ súng vào Nhà Trắng gây nguy hiểm cho tính mạng gia đình Tổng thống Obama vẫn được nhiều chuyên gia an ninh nhắc đến như một vết nhơ khó gột rửa. Lạ lùng nhất là cách hành xử của các cấp quản lý USSS sau sự cố. Người ta im lặng một cách khó hiểu. Các nhân chứng không được triệu tập để lấy lời khai. Những đặc vụ biết chuyện không được thẩm vấn.
Nữ đặc vụ Carrie Johnson, trực đêm ở Nhà Trắng, nghe rõ tiếng kính và bê-tông rơi định báo cáo với sếp nhưng sau khi nghe cấp trên bảo chỉ là chuyện du đãng bắn nhau ngoài đường, cô đành im lặng vì “sợ bị phê bình nhanh nhảu đoản”. Cũng không có một cuộc điều tra nào nhằm lấy chứng cứ hay thẩm định mức độ thiệt hại vật chất của Nhà Trắng.
Theo ông William Daley, tổng quản Nhà Trắng lúc bấy giờ, vợ chồng Tổng thống Obama không hay biết gì về sự cố nêu trên trong lúc vắng nhà. Giám đốc USSS, lúc đó là ông Mark Sullivan, tháp tùng ông Obama xuất ngoại cũng không báo cáo gì với tổng thống. Bà Michelle chỉ biết vụ việc sau khi hồi dinh và đã nổi trận lôi đình, quở trách ông Sullivan gay gắt.
Đệ nhất phu nhân tỏ ra hết sức lo ngại cho gia đình bởi lúc đó, 2 cô con gái và mẹ ruột của bà đang ở Nhà Trắng. Nỗi lo của bà hoàn toàn có cơ sở. So với các vị tiền nhiệm, ông Obama, tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, nhận những lời đe dọa tính mạng nhiều hơn gấp 3 lần.
Vụ việc đêm 11-11-2011 cũng không phải là lần đầu Nhà Trắng bị tấn công bởi một tên du thủ du thực từng có tiền án, tiền sự. Nhiệm vụ của USSS là phải có biện pháp ngăn ngừa những trường hợp tương tự xảy ra. Thế nhưng, chẳng những không làm được, họ còn giấu giếm sự thật đến lúc chẳng thể giấu được nữa.Đệ nhất phu nhân nổi giận
Theo nhận định của The Washington Post, đây là một sự cố hết sức bất thường, cho thấy nhiều vấn đề tồn tại dai dẳng ở các cấp khác nhau của USSS. Nó cũng chứng tỏ rằng một cơ quan mà lâu nay được người dân Mỹ tin tưởng là lực lượng tinh nhuệ – bao gồm những người tài giỏi nhất, sẵn sàng lấy thân đỡ đạn cho tổng thống vì sự tồn vong của đất nước – không phải lúc nào cũng xứng tầm.
Đến nay, vụ nổ súng vào Nhà Trắng gây nguy hiểm cho tính mạng gia đình Tổng thống Obama vẫn được nhiều chuyên gia an ninh nhắc đến như một vết nhơ khó gột rửa. Lạ lùng nhất là cách hành xử của các cấp quản lý USSS sau sự cố. Người ta im lặng một cách khó hiểu. Các nhân chứng không được triệu tập để lấy lời khai. Những đặc vụ biết chuyện không được thẩm vấn.
Nữ đặc vụ Carrie Johnson, trực đêm ở Nhà Trắng, nghe rõ tiếng kính và bê-tông rơi định báo cáo với sếp nhưng sau khi nghe cấp trên bảo chỉ là chuyện du đãng bắn nhau ngoài đường, cô đành im lặng vì “sợ bị phê bình nhanh nhảu đoản”. Cũng không có một cuộc điều tra nào nhằm lấy chứng cứ hay thẩm định mức độ thiệt hại vật chất của Nhà Trắng.
Theo ông William Daley, tổng quản Nhà Trắng lúc bấy giờ, vợ chồng Tổng thống Obama không hay biết gì về sự cố nêu trên trong lúc vắng nhà. Giám đốc USSS, lúc đó là ông Mark Sullivan, tháp tùng ông Obama xuất ngoại cũng không báo cáo gì với tổng thống. Bà Michelle chỉ biết vụ việc sau khi hồi dinh và đã nổi trận lôi đình, quở trách ông Sullivan gay gắt.
Đệ nhất phu nhân tỏ ra hết sức lo ngại cho gia đình bởi lúc đó, 2 cô con gái và mẹ ruột của bà đang ở Nhà Trắng. Nỗi lo của bà hoàn toàn có cơ sở. So với các vị tiền nhiệm, ông Obama, tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, nhận những lời đe dọa tính mạng nhiều hơn gấp 3 lần.
Vụ việc đêm 11-11-2011 cũng không phải là lần đầu Nhà Trắng bị tấn công bởi một tên du thủ du thực từng có tiền án, tiền sự. Nhiệm vụ của USSS là phải có biện pháp ngăn ngừa những trường hợp tương tự xảy ra. Thế nhưng, chẳng những không làm được, họ còn giấu giếm sự thật đến lúc chẳng thể giấu được nữa.
Chỉ muốn “cảnh báo ngày tận thế”
Hơn 1 tháng sau, Ortega-Hernandez mới bị bắt. Vụ án được khởi tố nhưng mãi đến tháng 9-2013, hắn mới bị xét xử về tội âm mưu ám sát Tổng thống Obama.
Theo cáo trạng, Ortega-Hernandez có nhiều tiền án, tiền sự do nát rượu, bạo hành gia đình, tấn công cảnh sát. Lúc Ortega-Hernandez gây án, gia đình trình báo hắn mất tích. Theo Ortega-Hernandez, hắn hành động như vậy – bắn một loạt đạn vào Nhà Trắng, trong đó có 7 viên trúng dinh tổng thống gây thiệt hại khoảng 100.000 USD – vì cho rằng ông Obama là người chống đạo (Ki-tô). Sau đó, Ortega-Hernandez tỏ ra ăn ăn năn hối lỗi, cho rằng không hề có ý ám sát tổng thống mà chỉ muốn “cảnh báo ngày tận thế sắp đến”… Sau gần 6 tháng xét xử, ngày 31-3-2014, tòa tuyên án 25 năm tù giam đối với bị cáo thay vì 27 năm 6 tháng theo đề nghị của bên công tố.
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- Bài phát biểu của tân tổng thống Ukraina Vladimir Alekseievich Zelensky.
- Portnikov: Zelensky nguy hiểm hơn nhiều đối với Putin so với Poroshenko
- Phía Zelensky đã nêu ra các điều kiện để đàm phán với Putin
- TẠI SAO ĐỐI VỚI NGA, UKRAINA NGÀY CÀNG “NẶNG GÁNH”?
Trả lời