Tại sao trẻ con đương thời không thiết học tập, không kiên nhẫn và rất khó khăn để vượt qua sự buồn chán.

Nguồn: Psychojournal.ru

Con cái thay đổi vào thời điểm khi mà cha mẹ thay đổi cách nuôi dạy con cái. Hãy giúp con bạn thành công trong cuộc sống bằng cách giáo dục và rèn luyện trí não của chúng trước khi quá muộn.

 Tôi là chuyên viên tâm lý với nhiều năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em, phụ huynh và giáo viên. Tôi tin rằng con cái chúng ta đang trở nên tồi tệ hơn về nhiều mặt. Tôi nghe thấy kết luận  tương tự từ mọi giáo viên mà tôi gặp. Là một nhà tâm lý học chuyên nghiệp, tôi nhận thấy sự suy giảm hoạt động xã hội, tình cảm và học tập ở trẻ em ngày nay, đồng thời – số lượng trẻ em với kết quả học tập kém và các rối loạn khác cũng tăng mạnh.

Làm thế nào để phát triển trí não của trẻ một cách chính xác?

Như chúng ta đã biết, bộ não của chúng ta rất dễ uốn. Nhờ môi trường, chúng ta có thể làm cho bộ não của mình “mạnh hơn” hoặc “yếu hơn”. Tôi thực sự tin rằng, bất chấp tất cả những ý định tốt nhất của chúng ta, thật không may, chúng ta lại đang phát triển bộ não của con mình đi sai hướng.

Và đây là lý do tại sao:

  1. Trẻ em có được những gì chúng muốn, khi chúng muốn.

“Con  đói!” “Chờ tí, bố (mẹ) sẽ mua thứ gì đó để ăn.” “Con khát nước”. – “Máy pha đồ ​​uống đây.” “con chán!” – “Hãy cầm lấy điện thoại của bố (MẸ).”

Khả năng trì hoãn việc đáp ứng nhu cầu của bạn là một trong những yếu tố then chốt để thành công trong tương lai. Chúng ta muốn làm cho con mình hạnh phúc, nhưng tiếc thay, chúng ta chỉ làm cho chúng hạnh phúc trong giây phút hiện tại và không hạnh phúc về lâu dài.

Biết cách trì hoãn việc thỏa mãn nhu cầu của bạn có nghĩa là bạn có khả năng duy trì hoạt động khi bị căng thẳng. Con cái của chúng ta dần trở nên kém chuẩn bị hơn để đối phó với những tình huống căng thẳng dù chỉ là nhỏ nhặt, điều này cuối cùng trở thành một trở ngại rất lớn cho sự thành công của chúng trong cuộc sống.

Chúng ta thường thấy những đứa trẻ không thể kìm nén sự không hài lòng trong lớp học, trung tâm thương mại, nhà hàng và cửa hàng đồ chơi mỗi khi đứa trẻ nghe thấy câu trả lời là “Không”, bởi vì cha mẹ chúng đã dạy não bộ của trẻ ngay lập tức có được bất cứ thứ gì nó muốn.

2. Tương tác xã hội hạn chế.

Chúng ta có nhiều việc phải làm, vì vậy chúng ta cung cấp cho con mình những tiện ích để chúng luôn bận rộn. Trước đây, trẻ em chơi bên ngoài đường, nơi chúng phát triển các kỹ năng xã hội của mình trong điều kiện khắc nghiệt. Thật không may, các thiết bị tiện ích đã thay thế việc đi dạo ngoài trời cho trẻ em. Ngoài ra, công nghệ đã khiến cha mẹ ít tiếp cận hơn, ít  tương tác hơn với con cái của họ.

Một chiếc điện thoại “ngồi” với một đứa trẻ thay vì chúng ta. Chiếc điện thoại đó  sẽ không dạy nó cách giao tiếp. Hầu hết những người thành công đều trên cơ sở là ở họ đã phát triển các kỹ năng xã hội. Vậy đây chính là vấn đề cần được ưu tiên!

Bộ não giống như các mô cơ, cần phải được  tập luyện và rèn luyện. Nếu bạn muốn con bạn có thể đi xe đạp, bạn hãy dạy con bạn đạp xe. Nếu bạn muốn trẻ có thể chờ đợi, bạn cần dạy trẻ tính kiên nhẫn. Nếu bạn muốn con bạn có thể giao tiếp, bạn cần phải cho trẻ giao tiếp trong xã hội. Điều tương tự cũng áp dụng cho tất cả các kỹ năng khác. Không có sự khác biệt!

  • Niềm vui bất tận.

Chúng ta đã tạo ra một thế giới nhân tạo cho con cái chúng ta, sao cho không có sự nhàm chán trong đó. Ngay sau khi đứa trẻ bình tĩnh trở lại, chúng ta lại  đến để giúp nó giải trí, bởi vì nếu không thì chúng ta sẽ cảm thấy dường như chúng ta không làm tròn  bổn phận của cha mẹ.

Chúng ta đang sống trong hai thế giới khác nhau: con cái ở trong “thế giới vui vẻ” của riêng chúng, và chúng ta ở trong “thế giới khác của công việc”.

Tại sao trẻ em không giúp chúng ta trong nhà bếp hoặc giặt giũ? Tại sao chúng không cất đồ chơi đi?

Đó là công việc đơn giản, lặp đi lặp lại giúp rèn luyện trí não hoạt động khi làm những công việc nhàm chán. Đây cũng là “cơ bắp” cần thiết cho việc đi học.

Khi bọn trẻ đến trường và đến lúc có bài tập viết, chúng trả lời: “Con không thể, bài này khó quá, chán quá”.

Tại sao? Bởi vì một “cơ bắp” khả thi không thể được tôi luyện chỉ bằng những niềm vui bất tận. Nó chỉ được tôi luyện khi làm việc.

baby with tablet PC

4. Công nghệ.

Smartphone đã trở thành những  bảo mẫu miễn phí cho trẻ em của chúng ta, nhưng sự trợ giúp này cũng phải được trả giá. Chúng ta phải trả giá bằng hệ thần kinh của con cái chúng ta, sự chú ý và khả năng trì hoãn việc thỏa mãn mong muốn của chúng.

Cuộc sống hàng ngày thật nhàm chán so với thực tế ảo. Khi trẻ em đến lớp, chúng phải đối mặt với giọng nói của con người và kích thích thị giác đầy đủ, trái ngược với các vụ nổ đồ họa và hiệu ứng đặc biệt mà chúng quen nhìn thấy trên màn hình.

Sau hàng giờ thực tế ảo, trẻ em ngày càng khó xử lý thông tin trong lớp học vì chúng đã quen với mức độ kích thích cao mà trò chơi điện tử mang lại. Trẻ em không thể xử lý thông tin với mức độ kích thích thấp hơn, và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng giải quyết các vấn đề học tập của chúng.

Công nghệ cũng khiến chúng ta xa lánh về mặt tình cảm với con cái và gia đình. Tình cảm sẵn có của cha mẹ là chất dinh dưỡng chính cho não bộ của trẻ. Thật không may, chúng ta đang dần tước đi điều này của con cái mình.

5. Trẻ em thống trị thế giới.

“Con trai tôi không thích rau.” “cháu nó không thích đi ngủ sớm.” “cháu nó  không thích ăn sáng.” “con gái không thích đồ chơi, nhưng nó  giỏi với máy tính bảng.” “cậu con trai không muốn tự mình mặc quần áo.” “con bé ấy lười ăn quá.”…

Đây là những gì tôi thường xuyên nghe thấy từ các bậc cha mẹ. Từ khi nào trẻ em sai khiến chúng ta phải giáo dục chúng như thế nào? Câu trả lời – Nếu bạn cho phép chúng thỏa mãn tất cả những gì chúng muốn – ăn món mì xào trộn với pho mát và bánh ngọt, xem TV, chơi trên máy tính bảng và không bao giờ đi ngủ sớm.

Chúng ta làm sao có thể giúp con cái chúng ta nếu luôn cho chúng những gì chúng muốn và không phải là những gì tốt cho chúng? Nếu không có chế độ dinh dưỡng hợp lý và ngủ đủ giấc vào ban đêm, trẻ em của chúng ta đến trường sẽ cáu kỉnh, lo lắng và thiếu chú ý. Ngoài ra, chúng tôi đang gửi sai thông điệp cho chúng.

Bon trẻ  học được rằng chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng thích và không làm những gì chúng không muốn. Chúng không được dạy khái niệm  – “cần phải làm”.

Thật không may, để đạt được mục tiêu của mình trong cuộc sống, chúng ta thường phải làm những gì cần thiết chứ không phải những gì chúng ta muốn.

Nếu một đứa trẻ muốn trở thành một học sinh, nó cần phải học tập. Nếu anh ấy muốn trở thành một cầu thủ bóng đá, anh ấy phải rèn luyện mỗi ngày.

Con cái chúng ta biết chúng muốn gì, nhưng chúng sẽ không đủ kiên nhẫn, và can đảm để làm những gì cần thiết để đạt được mục tiêu này. Điều này dẫn đến những mục tiêu không thể đạt được và khiến trẻ thất vọng.

Kết luận – cần phải huấn luyện trí não cho con trẻ!

Bạn có thể huấn luyện não bộ của con bạn và thay đổi cuộc sống của chúng để chúng có thể thành công về mặt xã hội, tình cảm và học tập.

Đây là cách thực hiện:

1. Đừng ngại đặt khuôn khổ.

Trẻ em cần phải được đặt trong khuôn khổ, để chúng lớn lên sẽ được hạnh phúc và khỏe mạnh.

• Lên lịch các bữa ăn, quy định thời gian ngủ và các tiện ích;

• Nghĩ về những gì tốt cho bọn trẻ chứ không phải những gì chúng muốn hoặc không muốn. Chúng sẽ cảm ơn bạn sau đó vì điều đó;

• Nuôi dạy con cái là công việc khó khăn. Bạn phải sáng tạo để khiến chúng làm những gì tốt cho chúng. Mặc dù hầu hết thời gian để thực hiện điều đó sẽ hoàn toàn ngược lại với những gì chúng muốn;

• Trẻ em cần ăn sáng và thức ăn bổ dưỡng. Các em cần đi bộ ra ngoài và đi ngủ đúng giờ để có thể đến trường vào ngày hôm sau và sẵn sàng học;

• Biến những gì chúng không thích làm thành một trò chơi thú vị, kích thích cảm xúc.

2. Hạn chế quyền truy cập vào các tiện ích (smartphone) và khôi phục sự gần gũi về tình cảm với trẻ em.

• Tặng hoa, mỉm cười, cù họ, ghi chú vào ba lô hoặc dưới gối, gây bất ngờ bằng cách kéo họ ra khỏi trường để ăn trưa, cùng nhảy, cùng bò, cùng chơi mọi trò vui trong gia đình;

• Dùng bữa tối gia đình, chơi trò chơi trên bàn, đi xe đạp cùng nhau và đi bộ với đèn pin vào buổi tối.

3. Dạy chúng chờ đợi!

• Cảm thấy buồn chán là bình thường, đây là bước đầu tiên để hướng tới sự sáng tạo;

• Tăng dần thời gian chờ đợi giữa “Tôi muốn” và “Tôi nhận được”;

• Tránh sử dụng các thiết bị trong xe hơi và nhà hàng và dạy trẻ em đợi khi trò chuyện hoặc chơi;

• Hạn chế ăn vặt liên tục.

4. Dạy con bạn làm những công việc đơn điệu ngay từ khi còn nhỏ, vì đây là cơ sở cho hiệu quả công việc sau này.

• Gấp quần áo, cất đồ chơi, phơi quần áo, dọn đồ ăn, dọn giường;

• Sáng tạo. Làm cho những trách nhiệm này trở nên thú vị để não bộ của chúng  liên kết chúng với điều gì đó tích cực.

5. Dạy cho con cái các kỹ năng xã hội.

Học cách chia sẻ, có thể thua và thắng, khen ngợi người khác, nói “cảm ơn” và “làm ơn”.

Dựa trên kinh nghiệm của tôi với tư cách là một nhà tâm lý học, tôi có thể nói rằng trẻ em thay đổi vào thời điểm cha mẹ thay đổi cách tiếp cận nuôi dạy con cái. Hãy giúp con bạn thành công trong cuộc sống bằng cách giáo dục và rèn luyện trí não của chúng trước khi quá muộn.

Tác giả Victoria Prooday

Bản dịch Nga của Anna Reznikova, ra tiếng việt của Nguyễn Hoàng Lân

Bài đăng trên econet.ru

P.S. Và hãy nhớ rằng, chỉ bằng cách thay đổi ý thức của bạn – chúng ta cùng nhau thay đổi thế giới! © econet


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề