Shimon Peres được tôn vinh vì cuộc đấu tranh lâu dài cho hòa bình ở Trung Đông, nhưng thành tựu chủ yếu của ông là một chiến dịch tinh ranh xuất sắc nhằm tiếp nhận và đưa vũ khí hạt nhân vào mảnh đất ISRAEL.
Vào ngày thứ tư, 28 tháng Chín năm 2016, Shimon Peres, một chính khách lớn và một chiến binh đấu tranh không mệt mỏi cho hòa bình giữa người Do Thái Israel và người Ả Rập Trung Đông đã qua đời ở tuổi 93.
Khi nghiên cứu cuộc đời của ông một cách chi tiết hơn, các sử gia lưu ý rằng ông đã từng hai lần giữ chức vụ thủ tướng, cũng như chủ tịch Nhà nước Israel, nhưng ông không chưa bao giờ chiếm trọn sự mến mộ của toàn thể nhân dân và sự hỗ trợ nhất trí của Nghị viện. Mọi người luôn luôn ngưỡng mộ, nhưng cuối cùng đã từ chối bỏ phiếu cho ông. Tuy vậy, ông vẫn là một nhà hùng biện xuất sắc, nhưng không phải là một chính trị gia có được những thành công, và bền lâu, chẳng hạn như Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Luôn đóng vai trò là một sứ giả hòa bình, Peres đã xây dựng thành công ước vọng hòa bình, nhu cầu của nền hòa bình, những lợi ích của hòa bình và ông xứng đáng trở thành người đồng sở hữu giải Nobel Hòa bình cùng với cựu Thủ tướng Yitzhak Rabin và lãnh đạo Tổ chức Giải phóng Palestine Yasser Arafat. Nhưng Perez đã không thể tạo ra các lợi ích của hòa bình cho cho chính căn nhà của mình. Sự yên tĩnh tương đối mà đang có được ở Israel và các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng ngày hôm nay, rất xa vời vời hòa bình thực thụ mà Perez đã thường xuyên đấu tranh không mệt mỏi vì nó..
Sự trớ trêu ở chỗ là thành tựu lớn nhất, công lao lớn nhất mà ông đã đóng góp cho đất nước Israel, mà nhờ đó đã góp phần bảo vệ đất nước trong nhiều thập kỷ trong một bối cảnh chính trị khốc liệt ở Trung Đông thì cho đến tận ngày nay vẫn không được chính phủ Israel công nhận. Chính ông đã đưa vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo vào đất nước Israel. Và dù sao đi chăng nữa, quyết định đó đã trở thành một sự đảm bảo duy nhất cho sự sống còn của đất nước ấy.
Điểm khởi đầu của chương trình hạt nhân của Israel, ra mắt vào giữa những năm 50, là Pháp, ở đó Peres – khi đó chưa đầy bốn mươi – làm đại diện của Bộ quốc phòng Israel và đã gây dựng được một loạt các mối quan hệ rất quan trọng trong cộng đồng chính trị và khoa học.
Điểm khởi đầu nữa là sự lừa dối có hệ thống của Hoa Kỳ, mà lúc đầu phản đối mạnh mẽ sự phát triển của chương trình hạt nhân của Israel. Ban đầu Hoa kỳ phủ nhận sự thật hiển nhiên, thay vào đó là nỗ lực gia tăng cung cấp các vũ khí thông thường với số lượng lớn, và cuối cùng, vào năm 1969, mặc nhiên thừa nhận thất bại trong việc ngăn chặn quyết tâm này của Israel.
Trong cuốn sách của mình với tựa đề – “Israel và quả bom”, xuất bản năm 1998, tác giả Avner Cohen phân tích sâu và chi tiết về những gì mà ông gọi là “sự không minh bạch trong vấn đề hạt nhân” của Israel. Đó là, từ chối công nhận điều mà cả thế giới đã biết, và về cơ bản, đó là một phương tiện quan trọng sống còn trong phòng thủ. Nghiên cứu lịch sử của những năm đó là rất hữu ích trong việc tìm hiểu lý do tại sao Israel luôn có thái độ nghi ngờ về sự dối trá của Iran trong vấn đề hạt nhân. Tất cả điều này đã được thực hiện bởi Simon Peres.
Tuy nhiên, trong những năm 50, Israel nằm trong một tình huống rất nguy hiểm, khác hẳn với vị trí của nó ngày hôm nay. Hôm nay, Israel đáng được coi là lực lượng quân sự chính trong khu vực. Israel nhận được sự ủng hộ vô điều kiện, rộng rãi và chắc chắn từ phía Hoa Kỳ.
Thật vậy, vào giữa những năm 50, không một quốc gia nào sẵn sàng đứng ra để đảm bảo sự tồn tại của Israel. Các nước láng giềng Ả Rập luôn tìm cách tiêu diệt nó, bằng cách dịch chuyển một số lượng lớn những người tị nạn Palestine như là một lý do chính cho sự hình thành của chủ nghĩa dân tộc pan-Arab. Điều này bất chấp thực tế rằng trong các quốc gia của họ, thay vì hiển thị cảm tình với người Palestine, thì các quốc gia đó đã cô lập họ trong các trại tị nạn.
Ngay từ những năm 1954, vị thủ tướng khi đó là David Ben-Gurion trong cuộc họp kín trong nội các đã ám chỉ về tầm quan trọng của “khoa học”. “Rất có thể nền an ninh và cuộc sống của chúng ta sẽ phụ thuộc vào nó, nhưng tôi sẽ không nói thêm về điều này. Có lẽ đây điều duy nhất có thể cứu chúng ta. ” Trong lời kêu gọi trước toàn dân vào năm 1955, ông nói: “Số phận của Israel là không phụ thuộc vào những lời nói của những kẻ hèn nhát, mà phụ thuộc vào sức sáng tạo của người Do Thái”.
“Câu nói này – Cohen viết – là phương châm của chương trình hạt nhân của nước này.”
Là một người gốc Ba Lan, Peres cảm thấy tự tin trong giới chính trị và xã hội châu Âu hơn là trong tầng lớp các đồng nghiệp bản địa, và vì thế ông đã nghiên cứu khả năng hợp tác quân sự với Pháp. Vào mùa xuân năm 1956, Cohen viết, Perez tạo được sự đồng cảm rất quan trọng trong các vấn đề an ninh với chính phủ của Guy Mollet.
Chính phủ nước Cộng hoà đệ tứ ở Paris đã bị phân rẽ sâu sắc và phải đối mặt với một cuộc nổi dậy dang lan rộng tại Algeria, nơi người Ả Rập, coi lãnh đạo mới của Ai Cập Gamal Abdel Nasser là một tấm gương, không muốn là một bộ phận của nước Pháp.
Tại thời điểm đó, người Mỹ, người Anh và Nga đã phát triển vũ khí hạt nhân. Người Pháp, mặc dù nắm được công nghệ, nhưng chưa đưa ra quyết định cơ bản về cách thức sản xuất. Peres đã bằng mọi cố gắng, tận dụng tình hình này nhằm đạt được lợi ích tối đa, thiết lập quan hệ với các nhóm chuyên gia về hạt nhân của Pháp, cố gắng thuyết phục họ cung cấp cho Israel các công nghệ, mà người Mỹ đã có được và chỉ chia sẻ với những điều kiện rất nghiêm ngặt, khiến không thể tạo ra hoặc cải tiến các loại vũ khí hạt nhân.
Pháp sẵn sàng trợ giúp Israel phát triển vũ khí hạt nhân “, – Cohen viết. “Thực tế là bản thân nước Pháp đã không quyết định, liệu có nên sản xuất vũ khí hạt nhân hay không. Mặt khác, sự hiện diện và hoạt động của một Viện nghiên cứu sản xuất vũ khí hạt nhân phải nằm trong điều kiện cẩn thận và bí mật. Perez là nhân vật nắm rất rõ đặc điểm này và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để xây dựng một Viện nghiên cứu sản xuất vũ khí hạt nhân trên đất Israel.
. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Maurice Bourges-Maunoury, người có quan điểm ủng hộ cho việc mua lại các loại vũ khí hạt nhân của Pháp, cũng luôn ủng hộ và chia sẻ quan điểm của Perez. Ông ta nhận trách nhiệm về việc này. Và như vậy, các chương trình chuyển giao và hợp tác hạt nhân giữa hai nước đã được tiến hành trong bí mật. ”
Thời điểm quyết định chợt đến vào năm 1956, khi tổng thống Ai cập Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez. Kênh đào Suez trước đây dưới sự kiểm soát của Vương quốc Anh. Ngay lập tức London và Paris, đã liên kết và thể hiện một mong muốn thiết lập một liên minh ba bên với Israel để khởi động một cuộc chiến tranh chống lại Ai Cập. Peres đã không bỏ lỡ cơ hội như vậy, mặc dù như thế ông đã tự ý cho phép vượt quá quyền hạn chính thức của người đứng đầu Bộ Quốc phòng. Ông tin rằng một liên minh như vậy có thể mở đường cho hợp tác hạt nhân mà ông mong muốn đạt được. Chính phủ Ben-Gurion cuối cùng đã đồng ý liên minh này. Cuộc chiến tranh đã bắt đầu, và quân đội Israel nhanh chóng chuyển quan về hướng kênh đào.
Chính quyền của Tổng thống Eisenhower đã yêu cầu chấm dứt hành động quân sự và rút quân đội Israel và các đồng minh của nó, còn Liên Xô, đồng minh ủng hộ Nasser, đã ra tuyên bố nước đôi rằng có một mối đe dọa chết người. “Chính phủ Israel đã phạm tội ác hình sự và vô trách nhiệm với số phận của người dân của mình,” – Moscow cho biết – “Điều đó đang đe dọa sự tồn tại của nhà nước Israel.”
Peres lập tức đề nghị các đối tác Pháp của ông: “Tôi không tin tưởng vào sự bảo lãnh từ bên ngoài, – ông nói. “Có sao đâu, nếu như các bạn và chúng tôi sẽ tạo ra vũ khí răn đe của riêng mình?”.
Pháp bí mật đồng ý giúp Israel xây dựng một lò phản ứng hạt nhân và một nhà máy dưới lòng đất để tái chế nhiên liệu hạt nhân, cho phép Israel sản xuất đủ lượng plutonium để chế tạo vũ khí nguyên tử. Công trình được xây dựng gần thị trấn Dimona, trong sa mạc Negev.
Trong một thời gian dài Peres và chính phủ Israel công khai tuyên bố rằng tất cả các chương trình hạt nhân được tiến hành chỉ hoàn toàn dành riêng cho mục đích hòa bình – nhằm cung cấp năng lượng cho một quốc gia mà khả năng truy cập đến các nguồn tài nguyên rất hạn hẹp. Trên thực tế, ngay cả nhiều người có liên quan trực tiếp với chương trình hạt nhân ở Pháp và Israel chưa bao giờ nghi ngờ những gì đang xảy ra trong thực tế. Perez tái tập trung chương trình nghiên cứu năng lượng hạt nhân để phát triển các loại vũ khí, và bức màn bí mật về nó lức nào cũng được đóng kín rất chặt chẽ.
Khoảng năm 1958, tình báo Mỹ đã nhận được thông tin sơ bộ về những gì đang xảy ra ở Dimona, nhưng không có bằng chứng thuyết phục. Một vài năm sau đó, khi đã tích lũy đủ căn cứ, chính phủ Israel đã buộc phải đồng ý cho phép người Mỹ đến thanh sát Dimona, nhưng họ đã thất bại vì không phát hiện được những đấu hiệu bất hợp pháp. Năm 1962 Peres thuyết phục người Pháp bán tên những lửa đạn đạo đầu tiên cho Israel.
Tuy nhiên, đến thời kỳ của tổng thống Charles de Gaulle. Ông này có quan điểm không ủng hộ thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Israel. Ông ra lệnh phải dừng lại chương trình hạt nhân. Perez lại một lần nữa phải hết sức khéo léo và kiên trì, vừa vận động vừa thuyết phục vị Tổng thống Pháp. Và sự kiên trì và kết nối của ông một lần nữa đã mang lại kết quả. Hợp tác với Pháp đã có thể tiếp tục thêm hai năm sau khi lệnh cấm của de Gaulle.
Một vấn đề lớn đã xuất hiện khi cần phải vận chuyển hai mươi tấn “nước nặng” đến Dimona. Hoa Kỳ đã nêu các điều kiện chặt chẽ để dứt khoát từ chối hợp tác, còn Peres không chịu chấp nhận. De Gaulle cũng từ chối cung cấp “nước nặng” cho Israel.
Nhưng vào thời gian này Na Uy bắt đầu sản xuất nước nặng cho các lò phản ứng hạt nhân với mục đích hòa bình và đã đồng ý bán cho Israel số lượng cần thiết.
Năm 1967, đã có một cuộc chiến tranh diễn ra trong sáu ngày giữa Israel chống lại Ai Cập, Jordan và Syria. Mặc dù chương trình hạt nhân của Israel không phải là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xung đột, nhưng những tin đồn về nó đã góp phần làm cho những căng thẳng gia tăng.
Khi đã đạt được thắng lợi nhanh chóng, Israel ngay sau đó liền chiếm đóng Đông Jerusalem, dải Gaza và Bờ Tây sông Jordani. Sự hưng phấn của chiến thắng và các cuộc đàm phán được bắt đầu về chủ đề “hòa bình đổi lấy đất đai” đã khiến một số người tin rằng an ninh của Israel có thể được bảo đảm bằng vũ khí thông thường. Tuy nhiên, các chương trình hạt nhân vẫn tiếp tục phát triển. Đến năm 1969, CIA đã biết rằng Israel nắm trong tay các “tiềm năng” hạt nhân và năm 1970 chính quyền của Tổng thống Richard Nixon công khai tuyên bố các nỗ lực của họ nhằm bắt buộc Israel tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân đều không đạt kết quả. Vào thời điểm này, Israel đã tạo ra một kho vũ khí hạt nhân, con số lên tới 80, và theo một số nguồn đánh giá khác, có tới 200 đầu đạn hạt nhân.
Vào cuối những năm 60 Peres tham gia hoạt động trên chính trường. Ông được bầu vào Quốc hội Israel, và ông bắt đầu thăng tiến cùng với sự gia tăng ảnh hưởng của đảng Lao động của ông. Trong sự nghiệp của mình, ông đã giành rất nhiều nỗ lực vô ích để giành ghế thủ tướng. Một trong những cáo buộc, mà cử tri Israel dựa vào đó để không lựa chọn ông là ông chưa bao giờ là một người lính.
Và trên thực tế, lời buộc tội đó, đối với con người mà đã góp phần quyết định vào việc tạo ra sức mạnh quân sự của Israel, là một sự trớ trêu lớn nhất của số phận.
Nguyễn U Quốc chuyển ngữ
Dựa theo nguồn http://economistua.com
- Hoa Kỳ cảnh báo Ukraina chống lại các nỗ lực nhằm khôi phục vũ khí hạt nhân
- Israel đã không kích khu vực sát nách sân bay Damascus
- Khoai tây giúp tiết kiệm và chiếu sáng căn phòng suốt một tháng
- Hai vấn đề về Ukraina khiến cho điện Kremlin phải đau đầu
- VN đã sở hữu khí tài mà NATO tin dùng săn diệt máy bay tàng hình!
- Hoa Kỳ cấm Israel bán máy bay do thám cho Nga
Trả lời