Bài phỏng vấn ngày 23 /11/2015
Tạp chí Politeka đã đăng tải cuộc nói chuyện với Lilia Shevtsova Fedorovna – Chính trị gia, tiến sỹ khoa học lịch sử Nga, Phụ trách Trung tâm nghiên cứu Carnegie Moscow – về tất cả những vấn đề này.
Politika: Thưa bà Lilia Shevtsova, bà đã từng nói rằng các hệ thống quyền lực chuyên chế do Putin tạo ra ở Nga đang trong trạng thái leo lắt. Và bây giờ, mục tiêu chính của nhà lãnh đạo hiện tại của điện Kremlin – sự sống còn. Đồng thời, hai cuộc chiến tranh (ở Syria và ở Ukraina) rõ ràng đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên của Liên bang Nga, đang phá hoại hệ thống chuyên chế. Vì vậy, các nỗ lực của Putin để củng cố quyền lực của mình thông qua chính sách đối ngoại hiếu chiến đã gây tác dụng ngược lại. Nước Nga liệu có thể làm gì được ngoài quyết định việc tiếp tục leo thang chiến tranh?
Lilia Shevtsova: thứ nhất để hiểu được, chế độ Putin và thứ hai – hệ thống chuyên chế Nga đang nằm ở điểm nào, cần phải đặt tất cả lên một mặt phẳng địa chính trị mới. Một số sự kiện kịch tính có thể vĩnh viễn đóng băng trạng thái của hệ thống chuyên chế Nga, hoặc đẩy nó vào trong một hướng nhất định.
Thế nào là trật tự thế giới toàn cầu sau các cuộc tấn công khủng bố tại Paris, Beirut, sau thảm kịch máy bay A321 của Nga ngày hôm nay? Chúng ta đang bước vào một thời kỳ rất không thuận lợi, thời kỳ xế bóng đối với nước Nga, đối với Ukraina và với cả phương Tây nói chung. Thời điểm này có thể được so sánh với bi kịch của năm 2001, nhưng hiện nay còn nghiêm trọng hơn. Tại sao vậy? Một làn sóng chống phương Tây, chống tự do, bất lực trước khủng bố, chống hiện đại hóa đã nổi lên khi các nền dân chủ tự do đã bị mất lái. EU bị mất quỹ đạo phát triển, Hoa Kỳ thu mình vào vỏ bọc nhằm giải quyết các vấn đề nội bộ.
Các sự kiện kịch tính hiện nay có thể làm cho phương Tây chìm sâu và lâu dài vào cạm bẫy của chính mình. Nếu phương Tây không tìm được liều thuốc đặc trị riêng của nó thì sẽ rất khó có thể nói về sự thành công của Ukraina mới, hoặc các cơ hội chuyển đổi ở Nga. Đây là điểm đầu tiên: chúng tôi đặt chủ đề của chúng tôi trong chiều hướng toàn cầu, mà rất kịch tính và rất bất lợi.
Bây giờ chúng ta cùng bàn nội dung chính của chủ đề. Những gì mà chúng ta đang bàn về nước Nga là một cấu trúc độc đáo. Nga là một cường quốc hạt nhân, một kiến trúc sư của trật tự thế giới toàn cầu hiện nay, mà đã nổi lên sau Thế chiến II. Đồng thời Nga cũng là một quốc gia xăng dầu, rất lạc hậu và cũ kỹ. Các cấu trúc “Năng lượng hạt nhân – nhà nước xăng dầu” từ lâu đã ở trong tình trạng suy thoái. Hơn nữa, chính sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã quyết định tương lai đen tối của hệ thống chuyên chế Nga. Bởi vì trong lịch sử thế giới chưa bao giờ một quốc gia như vậy bị sụp đổ trong thời bình, khi mà không có mối đe dọa cụ thể bên trong (không có cuộc biểu tình) và không có mối đe dọa cụ thể từ bên ngoài. Điều này chỉ ra rằng hệ thống của Nga đã bước vào một giai đoạn phức tạp của sự hấp hối, suy thoái, hỗn loạn và trì trệ. Một hệ thống không phát triển, một hệ thống luôn trong trạng thái bế tắc. Giai đoạn này có thể tiếp diễn trong một thời gian dài. Chúng ta thấy thoạt đầu là Yeltsin và sau đó Putin đã tìm kiếm một mô hình của sự sống còn thông qua sự thích nghi với nền dân chủ phương Tây, thông qua sự bắt chước của nguyên tắc tự do dân chủ, thông qua sự hợp tác và thậm chí là một quan hệ đối tác với phương Tây. Tât cả đã chấm dứt ở thời điểm nào đó vào năm 2012, khi ông Putin một lần nữa quay trở lại điện Kremlin làm tổng thống Nga. Tại sao vậy? Bởi vì hệ thống chuyên chế Nga, và chế độ của Putin không thể tồn tại trong thời gian mới. Có nhiều yếu tố mới: người Nga trong năm 2011-2012. đã xuống đường, đã phát sinh sự phản đối công khai. Rõ ràng, ông Putin và các tầng lớp chính trị Nga nhận ra rằng, duy trì quyền lực trong bối cảnh của các mô hình hòa bình theo kiểu của phương Tây là nguy hiểm. Họ đã chuyển sang một mô hình “thời chiến.” Họ bắt đầu tìm kiếm tính hợp pháp chính đáng của chính quyến của họ thông qua các chiến dịch kích động lòng yêu nước, quân sự hóa và tinh thần dân tộc, tinh thần bảo vệ đất nước.
Thực tế quá trình chuyển đổi cũng cho thấy rằng hệ thống này là ngắn ngủi, không ổn định, bởi vì nó không thể sống trong hòa bình. Tức là nhu cầu cần thiết phải tìm ra một giai đoạn mới của sự tranh đấu thống khổ.
Điểm thứ hai: cần thiết phải phân biệt giữa các hệ thống chuyên chế của Nga và chế độ Putin. Hệ thống chuyên chế Nga có một nền tảng rộng hơn: không ít tầng lớp xã hội vẫn còn tin rằng Nga có thể tồn tại như một cường quốc vĩ đại, đế chế Nga với tiềm năng quân sự mạnh mẽ trên thế giới, có thể có một phạm vi ảnh hưởng lớn. Có rất nhiều người trong số người tự do đã tin như vậy. Người ta cũng tin rằng Nga có thể chỉ tồn tại trên quy tắc nhân vị điều hành: nhà lãnh đạo, theo chiều dọc của quyền lực – đó là một cách tồn tại của nước Nga. Những người tin vào thuyết này rất nhiều. Do đó, có cơ sở cho sự tồn tại hệ thống bất chấp suy thoái.
Nhưng chế độ Putin – là một cái gì đó riêng biệt. Đây là một hình thức tồn tại của hệ thống. Chế độ Putin có một cơ sở hẹp hơn nhiều. Và cơ sở đó đang bị thu hẹp hơn nữa. Và bây giờ để chế độ đó tồn tại, nó buộc phải cắt bỏ các cơ sở của nó. Tại sao vậy? Bắt đầu từ việc Nga đóng cánh cửa tiếp xúc với phương Tây bằng cách áp dụng các biện pháp gia tăng đàn áp, Putin làm suy yếu lợi ích của giai cấp Elit của Nga. giai cấp này có thể hoạt động và được làm giàu bằng cách bán sang phương Tây dầu, khí đốt, nhôm và các nguyên liệu khác, bằng các hoạt động rửa tiền ở phương Tây, bằng cách chuyển gia đình sang sống ở phương Tây… Những gì Putin đang làm, không tương quan với lợi ích của họ. Chế độ bắt đầu lên tiếng chống lại tầng lớp này, phá hoại nó. Hơn nữa, ông Putin không đảm bảo an sinh và phát triển xã hội. Các hợp đồng, trong đó ông đã ký vào năm 2000 – “tôi bảo đảm an ninh và tiêu chuẩn sống cao hơn, còn các bạn đồng ý với việc hạn chế các quyền và tự do” – không còn giá trị. Nga đã bước vào một giai đoạn suy thoái, trì trệ, và rất có thể khủng hoảng giảm mức sống. Vì vậy, người dân đang có rất nhiều câu hỏi cho Tổng thống, mặc dù ở ông có một chỉ số uy tín cao một cách đáng ngờ.
Do đó, pháp luật tự phát bắt đầu được áp dụng. Nhưng nó rất là độc đoán và nghịch lý. Nước Nga đang đối diện với sự cạn kiệt các nguồn lực: Putin vào cuối năm ngoái đã cố gắng để kết thúc cuộc chiến ở Ukraina. Bởi vì nó làm suy yếu an ninh kinh tế tại Nga, và đe dọa biến đất nước và cá nhân ông trở thành cô lập và tụt hậu. Và mặc dù Putin có làm gì đi chăng nữa thì mỗi bước đi đều mang lại cho ông những vấn đề mới. Khi một phần ba chi phí rơi vào ngân sách quân sự thì sẽ không còn gì để lại cho y tế, giáo dục, giao thông vận tải v.v. cũng chẳng còn gì cho ngân sách các khu vực mà đang gặp khủng hoảng. Nhưng có một số yếu tố như chiến tranh chống khủng bố, mà có thể đóng băng các tình huống khó khẳn và cung cấp một hơi thở mới cho chế độ – đó là chiến dịch tuyên truyền kích động sự thông cảm của người dân. Bản chất sự kích động đó – gây sợ hãi trước nguy cơ khủng bố và sự đồng ý để các quyền lợi và các quyền tự do bị vi phạm một lần nữa do chi tiêu quân sự.
Politika: Như vậy thì châu Âu đang bị khủng hoảng, và còn Nga…
Lilia Shevtsova: Nga đang bị suy thoái, châu Âu đang trong cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng – không phải lúc nào cũng xấu.
Politika: Bà có nói rằng châu Âu đã bị mất lái và đang ở trong một cuộc khủng hoảng văn minh. Vấn đề là phản ứng đầu tiên ở châu Âu kể từ sau các cuộc tấn công khủng bố vẫn không thể ngăn cản IS đạt được các mục tiêu đặt ra. Các mục tiều này đã được trình bày khá rõ trong bài báo “Thực hành man rợ “. Đầu tiên, các nước châu Âu do tỷ lệ sinh đẻ thấp cần bổ sung một dòng liên tục những người di cư, thứ hai, sự ra tăng bất mãn của người Hồi giáo tạo điều kiện IS tuyển dụng những người ủng hộ mới, và thứ ba, có những nghi ngờ rằng chính quyền sẽ khó có thể đối phó một cách hiệu quả với các cuộc tấn công khủng bố mà vẫn duy trì những giá trị Châu Âu (như zone Schengen chẳng hạn). Kinh tế khu vực châu Âu bị đình trệ trong một thời gian dài. Cuối cùng, cả Nga và châu Âu đều xuất hiện nhiều điểm chung. Trong hoàn cảnh như vậy, làm thế nào để có khả năng bắt đầu một cuộc đối thoại với Nga còn Ukraina tạm gác sang một bên?
Lilia Shevtsova: Câu hỏi đặt ra khá rộng, vì vậy tôi sẽ chia nó ra thành từng phần.
Thứ nhất, xu hướng IS muốn hợp thức và tôn giáo hóa Hồi giáo ở châu Âu, và do đó có kế hoạch mở rộng cơ sở của mình- đây không chỉ là nỗ lực ban đầu. Vào những năm 2001-2002. “Al-Qaeda” cũng đã chủ trương hành động như vậy. Nhưng bây giờ đường lối này đang phát triển thành một trào lưu của các phần tử đạo hồi cực hữu phát xít và tàn bạo – thế giới của IS. Tuy nhiên, Tôi không nghĩ rằng dân Hồi giáo ở châu Âu sẵn sàng chấp nhận chủ nghĩa cực đoan và sự tàn phá văn minh Châu Âu.
Mặt khác, những người dân châu Âu gốc, bất chấp việc các đảng cánh hữu gia tăng hoạt động và gây ảnh hương (kiểu như đảng PEGIDA ở Đức hoặc mặt trận Marine Le Pen ở Pháp) vẫn kiên định sẵn sàng bảo vệ nền văn minh của họ. Tôi vẫn nghĩ rằng xã hội châu Âu sẽ sáng chế các liều thuốc để tự vệ – tự bảo vệ văn minh, dân chủ Châu Âu. Mặc dù, không còn nghi ngờ gì nữa châu Âu đang từ mô hình “châu Âu mở” buộc phải chuyển đổi thành mô hình “châu Âu – bảo thủ”. Chuyển động theo hướng này đang vận hành, và vẫn còn sớm để có thể nói về mức độ thành công của châu Âu trong việc thiết lập một cơ chế để đảm bảo an toàn của mình và đồng thời giữ gìn dân chủ. Đây là một bước tiến thoái lưỡng nan rất khó khăn đối với châu Âu. Tuy vậy phương Tây đã trải qua hai lần khủng hoảng trong lịch sử gần đây của mình – vào những năm 1930 và 1970. Cuộc khủng hoảng đã giúp phương Tây tìm ra một mô hình mới của cuộc sống, một mô hình mới của nền dân chủ. Hy vọng rằng phương Tây sẽ không từ bỏ những giá trị của họ. Nếu không thì đó sẽ là một sự xuống cấp tuyệt đối của xã hội phương Tây, mất khả năng tồn tại. Và họ đã nhận thức rất rõ về điều đó.
Câu hỏi thứ hai là làm thế nào để các mối đe dọa của Islamofascism (đạo hồi cực đoan) có thể làm cho Nga và phương Tây xích lại gần nhau. Đây là một câu hỏi rất quan trọng. Chúng ta đã nhìn thấy được sự thay đổi chiến thuật giữa Putin và các nhà lãnh đạo phương Tây. Ít nhất, như thông qua hội nghị thượng đỉnh G-20 gần đây, Tổng thống Putin đã kịp phá vỡ sự phong tỏa ngoại giao. Đã có nhiều cuộc gặp gỡ quan trọng, trong đó có cuộc gặp với Obama. Hollande dự định đến thăm Moscow và nói chuyện với Putin về hợp tác. Vì vậy, chúng tôi hiểu rõ rằng phương Tây đến thời điểm này đã quan tâm đến việc chấm dứt chính sách ngăn chặn và đối đầu với Kremlin của Putin để đối thoại về các mối đe dọa khủng bố. Nhưng liệu phương Tây có hoàn toàn thay đổi và nhượng bộ đường lối của mình hay không, đặc biệt là vấn đề Ukraina, hay đây chỉ là một tính toán thực dụng. Tất nhiên ở phương Tây có những thế lực ôn hòa luôn phát biểu rằng tại sao chúng ta phải tranh cãi với Nga vì vấn đề Ukraina, hãy cùng giảng hòa đi. Nhưng những thế lực có ảnh hưởng phương Tây, các cường quốc, Đức, Pháp, Anh, Hoa Kỳ đã rất không tin tưởng Putin. Họ biết rằng bất kỳ nhượng bộ về phần mình sẽ thúc đẩy Kremlin đến những hành động hiếu chiến tiếp theo. Do đó, họ chưa chắc đã đồng ý với đề nghị của TT Putin về việc thành lập liên minh chống khủng bố kiểu như liên minh chống Hitler.
Vì vậy, hiện nay ở các thủ đô phương Tây, đang tích cực tìm kiếm một cơ chế mới cho sự thỏa hiệp với nước Nga: ở đâu có sự hợp tác và ở đâu cần phải cân nhắc hay ngăn chặn. Trong mọi trường hợp, câu hỏi Ukraina luôn luôn được đặt ra. Obama đã nói rõ: không có sự nhượng bộ trong vấn đề Ukraina. Nhưng, tất nhiên, chủ đề Ukraina là thứ yếu
Hiện nay Ukraina không còn là một ưu tiên trong chính sách của phương Tây. Nhưng người dân Ukraina phải xem xét trong tình hình này chỗ nào là tiêu cực, và chỗ nào sẽ mở ra những cơ hội mới. Ví dụ, Ukraina có cơ hội thực hiện Hiệp định Minsk. Bằng cách này, tại hội nghị G-20 ở Antalya, Ukraina ở một góc độ nào đó đã giành thắng lợi trong việt buộc Putin nhượng bộ về tái cơ cấu lại nợ Yanukovych. Bây giờ tất cả đều phụ thuộc vào chính sách ngoại giao Ukraina.
Politika: Vâng, nhưng Ukraina có thể làm gì với giải thích của bà về các thỏa thuận này? Ở Donbas tình hình đang càng trầm trọng. Ví dụ, vào ngày mà diễn ra cuộc tấn công khủng bố tại Paris, thì ở miền Đông của Ukraina đã diễn ra giao tranh ác liệt. Mỗi ngày lại có tin tức về những người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra một cách cục bộ. Hơn nữa, không rõ là quân đội Ukraina có thể được sử dụng các loại vũ khí để đáp trả, mà theo Hiệp điịnh Minsk, đã rút khỏi đường gianh giới giao tranh. Vị trí của Quân đội thường xuyên bị bắn phá. Gần đây thậm chí đối phương còn sử dụng cả “Grad”…
Lilia Shevtsova: Tôi có đọc về những sự cố này. Tôi chỉ có thể đoán lý do tại sao. Có ai đó có thông tin đầy đủ về những ý định của tất cả các bên, và đặc biệt là điện Kremlin không? Tôi không chắc rằng tôi thực sự hiểu được chiến thuật của họ. Đặc biệt là đối với các chiến thuật như nghi binh, trinh sát, bắn tỉa..v..v..Trên thực tế vì không có sự leo thang xung đột toàn diện ở Donbas cho nên có thể nói rằng trong Hiệp định Minsk không xét đến cơ chế thực tiễn để bảo đảm việc ngừng bắn đầy đủ và tổng thể. Không có cơ chế này. Vì vậy, đó là thiếu xót sẵn có trong các Hiệp định Minsk. Thứ hai. Các cường quốc phương Tây đang cố gắng tìm một sự cân bằng giữa cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và Ukraina. Sự cân bằng này rất là phức tạp.
Politika: Còn một điểm nữa – dư luận trong số các tình nguyện viên cho rằng trong khi Nga đang bận rộn với chiến tranh ở Syria, nên kích hoạt một số chiến dịch quân sự ở địa phương miền Đông. Chúng tôi hiểu rằng nước Nga bất cứ lúc nào cũng có thể làm trầm trọng thêm tình hình, sau đó một lần nữa lại ngồi đàm phán hoặc nhượng bộ một số điểm nào đó và sau đó một lần nữa lại gây hấn, đụng độ để gia tăng căng thẳng. Câu hỏi đặt ra: Ukraina về phần mình có nên làm căng thẳng thêm tình hình được không, vào thời điểm nào thì có lợi? Phản ứng của phương Tây sẽ ra sao? Phe ủng hộ Poroshenko cho rằng Ukraina không nên hành động như vậy. Những người phản đối thì buộc tội tổng thống là không dứt khoát trong hành động.
Lilia Shevtsova: Đối với phương Tây, có thể nói chắc chắn rằng – Quan điểm của phương Tây, trước hết do bà Merkel và ông Hollande vạch ra, đã được xác định. Quan điểm chính – đó là việc bảo tồn sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Nguyên tắc này có nghĩa là các vùng lãnh thổ bị cách ly bằng phương pháp nào đó phải được đưa vào cơ thể của đất nước. Phương Tây sẽ nhấn mạnh yêu cầu về việc chấm dứt tình trạng thù địch, chấm dứt đụng độ quân sự từ phía các vũng lãnh thổ bị cách ly, cũng như từ phía quân đội của Ukraina. Vì vậy, trong trường hợp này Poroshenko hành động đúng.
Trục Moscow – Paris: Rượu mới trong bình cũ
Politika: Đây là một cái gì đó giống như câu chuyện của các nước hậu thuộc địa, luôn bị áp đặt những đường biên giới không đầy đủ.
Lilia Shevtsova: Vấn đề ở chỗ các vector Ukraina định hướng vào châu Âu đã gây sốc cho tất cả mọi người cùng một lúc. Phương Tây chưa sẵn sàng cạnh tranh với Nga, hơn nữa tham dự vào cuộc đối đầu với Nga vì vấn đề Ukraina. Trong đầu năm 2014, tôi buồn bã kết luận rằng Châu Âu rất có thể đã phản bội Ukraina, bởi vì phản ứng tức thời không thấy có từ cả châu Âu cũng như Hoa Kỳ trước sự sáp nhập Crimea vào nước Nga. Nhưng thật đáng ngạc nhiên, châu Âu và Mỹ sau đó đã họp bàn cùng nhau và hình thành các cơ chế trừng phạt. Kể từ đó vẫn giữ một quan điểm đồng nhất về các biện pháp trừng phạt, mà đã gây ra những vết thương sâu sắc đối với nền kinh tế Nga.
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, đã không thể tìm thấy một giải pháp hòa bình cho vấn đề chấm dứt chiến tranh ở châu Âu. Người chủ xướng các Hiệp định Minsk là Tổng thống nga Putin, còn bà Merkel và ông Hollande thụ động chấp nhận đề nghị của ông. Do đó, các quy định của thỏa thuận này là rất mơ hồ mà mỗi bên đều có thể hiểu và giải thích Hiệp định theo ý của họ. Nhưng ở đây cũng có những chương tiến bộ và rõ ràng: Phương Tây lặng lẽ quan sát Kiev thực hiện các thỏa thuận, Kiev có điều kiện và thời gian để củng cố an ninh và hòa bình.
Politika: không thể nói rằng hầu hết các công dân của Ukraina – đặc biệt là những người tích cực – mong muốn Donbass quay trở lại thành phần của Ukraina.
Lilia Shevtsova: Nhưng chính Poroshenko cũng không vội vàng tích hợp Donbass. Và vấn đề này có thể sẽ được định dạng trong hiến pháp trong thời gian dài. Một điều nữa là nước Nga cũng muốn Donbass trở về trong thành phần của Ukraina theo kịch bản của họ. Nói chung, tất cả phụ thuộc vào một điểm: nếu phương Tây trong vòng một vài tháng giải quyết hiệu quả vấn đề Syria, thì họ sẽ có thể hỗ trợ Ukraina. Tôi không loại trừ rằng phương Tây đồng ý thiết lập các lực lượng gìn giữ hòa bình dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc tại Syria, và sau đó có thể đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào Ukraina.
Politika: Trước đó vấn đề Syria không thể giải quyết vì quan điểm của Nga. Còn bay giờ hoàn toàn có thể hy vọng rằng tât cả sẽ đi đến một sự đồng thuận nào đó và có thể đưa lực lượng gìn giữ hòa bình vào đó?
Lilia Shevtsova: Cuộc tấn công khủng bố ở Paris đã thay đổi rất nhiều. Bây giờ phương Tây sẽ cố gắng, kể cả thông qua sự phối hợp với Nga để tiến hành không kích. Nhưng tình hình cho thấy cần thiết phải tiến hành các cuộc đàm phán về các hình thức hoạt động quân sự trên mặt đất. Ngay cả Obama, mặc dù không có ý định tham chiến trên bộ, cũng phải ra quyết định gửi một đội ngũ hạn chế lực lượng đặc biệt vào Syria để điều phối các cuộc không kích của quân đội. Đây là bước đầu tiên theo hướng này.
Politika: Về sự miễn cưỡng của Obama tham gia đánh bộ. Rõ ràng điều này là do kết quả tồi trong việc can thiệp vào Iraq, Libya. Tại sao Hoa Kỳ đã không đạt được kết quả tốt đẹp, ví dụ như sau thời hậu chiến ở Nhật Bản, Tây Đức, hoặc Hàn Quốc, những nước mà đang có sự phát triển thịnh vượng?
Lilia Shevtsova: Trong những tình huống này đã có những lý do cho sự hồi sinh của các nước ấy trong khuôn khổ của mô hình tự do dân chủ. Đây là những nước phát triển. Trung Đông – di sản của chế độ thực dân. Lãnh thổ của các nước này được hình thành do sự tùy tiện phân chia của các nước thực dân. Đó là những nền văn hóa khác nhau. Sai lầm của người Mỹ không chỉ ở chỗ là họ đã cố gắng giải quyết vấn đề chủ nghĩa khủng bố, chế độ độc tài quân sự, mà còn ở chỗ là người Mỹ đã đi quá nhanh, để lại sự hỗn loạn. Họ không xem xét khả năng dân chủ hóa trong khu vực.
Politika: Khi đọc các thảo luận của những người ủng hộ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, dường như chỉ có hai kết quả đầu ra: hoặc không ngừng ném bom tât cả hoặc không can thiệp gì cả. Đồng thời chưa nhìn thấy một mong muốn vạch ra một phương pháp tiếp cận có trách nhiệm hơn.
Lilia Shevtsova: Bạn biết đấy, ngồi ở Moscow và Kiev, dễ dàng chỉ trích người Mỹ. Thực ra, Mỹ luôn phải gánh một trách nhiệm to lớn: thế giới không thể đảm bảo an ninh toàn cầu mà không có sự tham gia của Mỹ. Hoa Kỳ phải chịu gánh nặng chính của NATO. Các thành viên khác của Liên minh thậm chí không thể dám chi tiêu quân sự tới 2% GDP như theo yêu cầu của thỏa thuận. Tất nhiên, ở Mỹ, có những cuộc thảo luận với chủ đề làm gì để thực hiện trách nhiệm toàn cầu của mình. Họ cảm thấy khó khăn. Vâng, họ phạm sai lầm, nhưng không có quốc gia nào khác mà có thể thay thế vị trí của Mỹ. Đặc biệt hiện nay, khi thế giới phi tự do – đó là Nga, Trung Quốc và Iran – đang cố gắng nhảy vào chỗ trống này.
Politika: Vậy thì bà có thể cho một vài nhận xết, so sánh về đất nước và con người Ukraina và Nga. Làm thế nào để phát triển quan hệ giữa Ukraina và Nga?
Lilia Shevtsova: Thông thường chúng ta nhìn vào mối quan hệ giữa Nga và Ukraina thông qua lăng kính chính trị. Hãy nhìn xã hội Nga. Nếu bạn nhìn vào nó một cách hời hợt, qua kết quả các cuộc thăm dò, thì thấy ông Putin có được mức độ ủng hộ rất cao, hơn 80%. Nhưng các cuộc thăm dò không nói lên tâm trạng thực sự. Thực tế là mọi người không nói ra sự thật khi được hỏi. Ít nhất 30% số người được hỏi liệu mọi người có nói sự thật trong các cuộc thăm dò hay không, trả lời rằng “không”. Đó là vấn đề đầu tiên. Vấn đề thứ hai: Chính sách của Putin tại Ukraina dựa trên niềm tin của Kremlin rằng người Nga sẵn sàng hy sinh. Nhưng vào mùa thu năm ngoái, chỉ có 16% người Nga đã sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của họ vì lợi ích của chính sách của Kremlin. Vâng, hầu hết mọi người ủng hộ ý tưởng “Nga – Một siêu cường” Nhưng nếu bạn hỏi mọi người họ hiểu thế nào là một quốc gia siêu cường thì có tới 50% người Nga cho rằng: Quốc gia siêu cường – không phải là để đánh bại các quốc gia khác, mà là sống một cuộc sống bình thường.. Hơn 80% ủng hộ ông Putin, trong khi 58% nói rằng nước Nga cần một phe đối lập chính trị. Hơn 50% tin rằng quan trọng không phải là nhà nước mà chính là lợi ích của cá nhân. Đây là một tâm lý hoàn toàn khác. Nhưng bạn hỏi tôi tại sao người Ukraina đã đến quảng trường, và người Nga thì không. Ở Nga chỉ có 12% dân số nói rằng họ sẽ tham gia cuộc biểu tình. Tại Moscow, 20% sẵn sàng đi biểu tình. Như thế là nhiều hay ít? Đây đã là hàng triệu người. Nhưng sự khác biệt giữa dân Nga với dân Ukraina là ở chỗ dân Ukraina sẵn sàng chiến đấu cho tự do. Dân Ukraina sống trong một văn hóa khác, có một tâm lý khác. Còn người Nga chủ yếu là sẵn sàng chấp nhận một nhà nước hợp pháp. Chấp nhận, nếu nhà nước đó thuộc về họ. Nếu không có một thể chế chính trị để thay thế, không có ai để đề cử thì họ tốt nhất là ngồi ở nhà.
Politika: Chúng tôi tin rằng sau Putin sẽ là một khuôn mặt thậm chí cứng rắn và hiếu chiến hơn.
Lilia Shevtsova: Việc thay đổi chế độ ở Nga là không thể tránh khỏi, và nó xảy đến nhanh chóng hơn so với suy nghĩ của nhiều người. Tôi vẫn còn chưa rõ Putin sẽ làm gì để có thể giành chiến thắng trong đợt bầu cử vào năm 2018. Nhưng thay đổi chế độ sẽ không dẫn đến việc bãi bỏ hệ thống chuyên chế. Ở vị trí của ông Putin sẽ có một người khác thay thế. Nhưng tôi không cho rằng đó sẽ là nhà lãnh đạo quái vật. Bởi vì các nhà lãnh đạo mới phải đảm bảo rằng các lợi ích của giai cấp trung lưu, doanh nghiệp lớn của Nga, các tầng lớp chính trị Nga. Các tầng lớp chính trị này phải được tự do di chuyển vốn và gia đình của họ. Tầng lớp chính trị này đang chiến đấu cho việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Nhà lãnh đạo mới sẽ buộc phải suy nghĩ về lợi ích của các thế hệ mới của Nga, thế hệ mà đã quen sống với sự mở cửa. Lãnh đạo mới của Nga bắt buộc tìm cách để bán năng lượng, khí đốt, dầu cho châu Âu (hơn là cho Trung Quốc). Vì vậy, nhiều khả năng là lãnh đạo mới sẽ tìm cách nối lại quan hệ với phương Tây.
Politika: Thế có nghĩa là sắp tới sẽ có một cuộc đảo chính trong cung đình, một sự hoán vị.
Lilia Shevtsova: Điều đó là không thể tránh khỏi. Vấn đề là – khi nào và giá nào. Bởi vì mô hình hợp pháp hóa quyền lực của Putin thông qua danh tính quân phiệt và yêu nước đã trái với lợi ích của người dân và các tầng lớp cầm quyền.
Politika: Và Nga sẽ không biến thành CHDCND chứ?
Lilia Shevtsova: Không, không bao giò. Không phải là tầng lớp chính trị đó, không phải là người dân đó. Cả “Rosneft”, “Gazprom” cần phải kinh doanh, cần phải có công nghệ. Nga sẽ không thể được gọi một quốc gia vĩ đại nếu nó không ngồi cùng bàn với các cường quốc phương Tây. Vì vậy, không thể có cách ly. Chính Putin muốn quay trở lại vị trí hàng đầu trên thế giới, nhưng theo cách riêng của ông ấy.
Politika: Nước Nga hiện tiềm ẩn nguy cơ không phải là một cuộc đảo chính cung đình mà là sự tan rã, sụp đổ, tăng cường chủ nghĩa ly khai. Nếu nói về IS thì khi tuyên chiến với Nga, họ không chỉ đe dọa chế độ mà đe dọa xóa sổ tổng thể cả hệ thống.
Ảnh minh họa theo chủ đề
Putin nói – rất cần, Kađưrốp – tuân lệnh: Tại sao tín đồ hồi giáo sunit Kađưrốp lại bảo vệ lãnh hồi giáo dòng Alavit Asad
Lilia Shevtsova: Nếu chúng ta nói về kịch bản tiếp theo, thì vào năm 2016, năm 2017 ở Nga sẽ tổ chức các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống. Bây giờ, trên thực tế, hệ thống chính trị đang lập mưu làm thế nào để thực hiện việc tái lập chính quyền sao cho có vẻ văn minh dân chủ hơn. Tất cả những gì Putin đang làm – cuộc chiến ở Ukraina, và ném bom ở Syria – có một mục tiêu: để duy trì cơ sở truyền thống của mình và đảm bảo tái đắc cử. Nếu không thành công, không nhất thiết phải xảy ra một cuộc đảo chính, có thể là một hoán vị trên cơ sở đồng thuận. Putin ra đi, chuyển sang một vai trò đáng kính nào đó, trên vị trí của ông sẽ đề cử Medvedev hoặc một người nào đó được bảo lãnh từ hàng ngũ thân cận. Đây là kịch bản gần nhất. Các kịch bản tiếp theo 10, 20 năm sau – đây là kịch bản của sự phân rã dần dần của hệ thống quyền lực nhân vị. Hệ thống này không có động cơ để đổi mới, nó không thể được chuyển hóa, nó không thể được cải cách mà không thay đổi bản chất của nó. Và nền kinh tế sẽ không trụ vững. Nó cần đầu tư, đảm bảo tài sản tư nhân. Hệ thống này không thể đảm bảo khả năng kinh tế.
Có một số yếu tố giữ cho hệ thống có thể nổi trôi thậm chí không có Putin, có một dự trữ nhất định, có một quán tính nhất định của xã hội, có một số vật liệu có thể khai thác và bán. Nhưng nói chung, xu hướng đen tối, suy thoái, sẽ tiếp tục phân rã, tiếp tục tồn tại. Có một kịch bản thứ hai có thể được thực hiện trong khuôn khổ của sự suy yếu. Đây là kịch bản về một sự sụp đổ chớp nhoáng, như đã xảy ra vào năm 1991. Đó là, trong chừng mực nào đó sẽ lặp lại bức tranh của năm 1991, với sự sụp đổ của hệ thống quản lý, mất quyền kiểm soát các khu vực, với việc tăng cường phân cấp quyền lực, với việc tăng cường chủ nghĩa ly khai, có thể với những âm mưu nhằm chia rẽ, ví dụ, Bắc Caucasus, Bashkortostan, Tatarstan. Đó là những xu hướng tồn tại trong 1991-1992. Kịch bản này liệu có chỗ đứng hay không, rất khó để nói, có những yếu tố khác nhau thuận lợi và chống lại nó. Một điều rõ ràng – rằng hệ thống này là không có sức sống. Vấn đề là ở thời gian và giá của sự sụp đổ này. Nhưng liệu các tầng lớp chính trị Nga và xã hội có thể chuyển đổi hệ thống này trước khi hệ thống bị sập đổ hoặc sự chuyển đổi sẽ xảy ra như là kết quả của sự sụp đổ hay không – khó đoán. Chúng ta phải tự chuẩn bị cho các kịch bản khác nhau. Trong đó có một kịch bản khi mà các thành viên có văn hóa khác với xã hội Nga – Bắc Caucasus, Chechnya, Ingushetia – không còn là một phần của nước Nga mới.
Politika: IS chủ trương nhằm chống lại ai? Đã xảy ra hành động khủng bố chống lại nước Nga, sau đó họ tấn công khủng bố chống lại Pháp. Ai sẽ là mục tiêu của họ ?
Lilia Shevtsova: Ở đây khá khó khăn để nói rõ ràng về mục tiêu của họ. Tôi đọc các bản ghi nhớ do Nhà nước hồi giáo lS lan truyền thì thấy rõ là đối tượng của các cuộc tấn công của họ là nền văn minh, tự do dân chủ Phương Tây. Những người có thể được gọi là “Thập tự chinh”. Mục đích chính của cuộc tấn công của họ – làm tê liệt, gây ra sự sợ hãi cho toàn dân sống trong văn minh phương Tây, và đồng thời gây ra cực đoan trong dân chúng của châu Âu và phương Tây để cho dân chúng sợ hãi dân cực đoan Hồi giáo. Đối với Nga, ban đầu rất có thể chưa có tên trong kế hoạch của IS. Nga bị rơi vào tầm ngắm của IS chỉ sau khi Putin bắt đầu ném bom Syria. Chưa chắc cuộc tấn công khủng bố trên máy bay Nga trên bán đảo Sinai là một trùng hợp ngẫu nhiên, các cuộc tấn công đó cần phải khám phá, tìm hiểu thêm. Nhưng đó là câu trả lời. Điện Kremlin đã gây ra phản ứng dữ dội. Bây giờ Nga bị liệt vào danh sách các đối tượng tấn công của IS.
Politika: Phương Tây luôn tuyên bố rằng Nước Nga không ném bom IS. Xuất hiện câu hỏi: tại sao IS lại thực hiện một hành động trả đũa? Chúng hành động cho mục đích thông tin – chúng tôi đã bị ai đó đã tuyên bố chiến tranh, và chúng tôi sẽ tấn công – hay là máy bay Nga vẫn tấn công vào các vị trí IS?
Lilia Shevtsova: Tôi không chắc rằng không quân Nga biết rõ họ sẽ dội bom vào vào những đối tượng nào. Quân đội Nga không có những điều phối trong lãnh thổ, họ ném bom các mục tiêu do chính phủ Assad cung cấp. Do đó, người Nga có thể ném bom IS, có thể không. Nhưng phát ngôn viên chính thức của Nga nói rằng người Nga đang chiến đấu với IS. Còn ai thực sự là mục tiêu của các cuộc không kích, khó nói. Cũng có thể cuộc tấn công khủng bố trên máy bay Nga không phải do IS thực hiện, mà là do các đại diện khác của phe đối lập Syria. Có rất nhiều các nhóm như vậy. Cũng có thể nhóm khủng bố “Sinai”, là nhóm có liên kết với phong trào “”nhà nước Hồi giáo.” đã thực hiện vụ khủng bố này.
Nguyễn Hoàng Lân dịch theo politeka.net
- 25 năm sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết: «Không thể đánh lừa lịch sử»
- Người dân Ukraina đã thay đổi như thế nào sau Maidan?
- Kiev đã phá đòn bẩy có thể gây sức ép cuối cùng của Kremlin
- Tăng cường khai thác dầu khi: chính sách năng lượng của Trump đang đe dọa nước Nga
- Hiện tại Liên bang Nga đang có những vấn đề tương tự như dưới thời Liên Xô - A. Kudrin
- Nguyên nhân thông thường của chiến tranh dưới góc nhìn kinh tế
Trả lời