Vladimir Putin bồn chồn lo lắng, ngài đang bị rơi vào thế bí.

Tại Paris, phương Tây đã tiếp đón Vladimir Putin thậm chí còn lạnh nhạt  hơn cả so với dự đoán. Tại thời điểm cuối cùng, họ đã sắp xếp vị trí và  lịch trình công việc của các nhà lãnh đạo thế giới để không cho phép Putin nói chuyện với Trump.

Tôi có cảm nghĩ rằng môi trường truyền thông được choán đầy những tiểu xảo nhỏ nhặt: sắp xếp ai ở đứng ở vị trí nào, ai sẽ bắt (hoặc không) tay ai… Như thể không có chủ đề nghiêm túc nào để thảo luận. Có vẻ như không có chủ đề nóng hổi nào khác. Có vẻ như mọi chuyện đang diễn biến bình thường….

Tất nhiên, Vladimir Putin muốn nêu vấn đề về tên lửa ra để giải quyết. Và không phải vì ông ta rất yêu hòa bình, mà là vì tình hình mới đe dọa một cuộc chạy đua vũ khí thứ hai, mà sẽ làm nước Nga không chịu nổi nhiệt vì một lý do đơn giản:  những phần quan trọng nhất trong công nghệ phòng thủ hiện đại được kết nối với phương Tây.

Thêm vào đó, gay nhất là nước Nga hiện không có tiền. Những kẻ chuyên “lop bi’  và vận động hành lang của tổ hợp công nghiệp quốc phòng sẽ rất sung sướng, bởi vì họ sẽ có thể ngoạm được một phần lớn ngân sách. Và họ đang kích hoạt việc thực hiện các dự án. Chi phí quân sự và chi phí bảo trì của quân đội ngày càng tăng. Nhưng cũng ở  một nước Nga đó, để thực hiện điều này ngân sách hiện là không đủ. Nói thẳng ra để thực hiện điều này mọi chi phí xã hội, chi phí y tế, giáo dục…cần phải cắt giảm. Người Nga đang  cảm nhận ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế. Trong bối cảnh này, rõ ràng nước Nga hoàn toàn không thể tham gia vào các cuộc chạy đua vũ trang.

Putin hiểu rất rõ  điều đó, và ở phương Tây cũng hoàn toàn hiểu được điều này. Vì vậy  Trump đã quyết định đưa ra  một thông điệp cứng rắn. Nhưng mà, có thể nói thể nào nhỉ, ông ta (Putin) không phải là người đầu tiên bắt đầu quá trình này. Điều đó khiến cho Moscow có quyền xem xét việc triển khai một hệ thống phòng thủ chống hệ thống tên lửa như một hành động gây hấn. Trong khi đó, Nga đang cải thiện tên lửa tấn công trực tiếp của mình. Và điều này cũng không thể che giấu được. Tất nhiên, trong nội bộ có thể tuyên truyền rằng về cơ bản hai khái niệm này có thể coi như một  – tên lửa phòng không và tên lửa tấn công. Mặc dù, về thực chất rõ ràng là tên lửa được thiết kế để bắn hạ một vật thể tấn công, một chiếc máy bay hoặc một tên lửa của kẻ thù, khác hẳn tên lửa được dùng để tấn công các mục tiêu mặt đất.

Vấn đề là: Putin luôn hành động với chiến lược đe dọa. Kiểu như, nếu không nghe theo cách của chúng tôi, thì chúng tôi sẽ giơ cao cái chùy khủng khiếp đe dọa quân sự. Điều duy nhất mà Nga có, kiểu như con át chủ bài trong tay đó là ngành công nghiệp quốc phòng. Trong đó, Nga thậm chí còn coi rằng họ có một số lợi thế trong việc thống kê thiệt hại cho phép về  lưc lượng nhân viên quân sự và dân sự là nhỏ hơn nhiều so với thiệt hại cho phép tại Hoa Kỳ. Những gì Putin có thể làm để thao túng các mối đe dọa quân sự và đọ kiếm với phương Tây là ở đó sẽ có  sự phản kháng từ xã hội  công dân dân chủ và tự do. Còn ở chỗ Putin thì không có vấn đề như vậy.

Vì vậy, ông (Putin) đã tích cực dọa dẫm phương Tây với những câu chuyện kinh dị về chiến tranh. Bởi vì ngoài ra chẳng còn gì để đem ra dọa dẫm: không phải nền kinh tế, cũng không phải là đồng rúp, cũng không phải lợi thế cạnh tranh.

Và đây, bỗng đột nhiên xuất hiện D.Trump, người học trò của Ronald Reagan, người quyết định trả lời Putin một cách cứng rắn. Và thế là Vladimir Vladimirovich bị rơi vào thế bí. Xét cho cùng, không còn tiền cho cuộc đua thực sự và sẽ không có, Nga đã tụt lại phía sau rất xa về công nghệ, và điều này trước sau  sẽ được lộ rõ. Vậy thì cần phải thương lượng. Do đó, Putin muốn bàn rõ ràng với Trump rằng chúng ta không nên đi sâu vào cuộc đua vũ trang.

Về phần mình, Trump và các nhà chiến lược của ông đều đã tính toán kỹ lưỡng, rõ ràng là bây giờ hoàn toàn không phải là thời điểm  hợp lý để ông ta nhượng bộ. Ngược lại, ông sẽ khẳng định một sự sẵn sàng thắt chặt cả chiến lược xử phạt và chiến lược chạy đua. Thử xem, anh muốn có một cuộc chạy đua vũ trang chứ gì? Sẵn sàng thôi! Trump không có lý do gì để từ chối điều này.

Những chiến lược đó bắt đầu có tác dụng và chúng đã khiến cho Putin bồn chồn lo lắng. Trên thực tế đã kết thúc giai đoạn mà Putin ra điều kiện, giai đoạn mà tâm trạng tự do-Obama từng thống trị ở phương Tây. Và đây, đến thời kỳ nắm quyền của những người của Đảng Cộng hòa, những người mà Putin đã ủng hộ trong chiến dịch tranh cử tổng thống, và những người đó bắt đầu hành động theo kịch bản Reagan. Thật trớ trêu, những hành động  này lại không được mong đợi ở điện Kremlin.

Bởi vậy chúng ta vẫn đang chứng kiến kịch bản được đưa ra nhằm răn đe rằng – hãy biết điều hơn nữa, hãy lo sợ đi là vừa. Thế mà phương Tây không hiểu sao vẫn dửng dưng chả sợ hãi gì. Ở đó họ đã hiểu.

Họ hiểu giá trị của tiềm năng thực sự và sự hùng biện. Hùng biện có một giá trị  biến đổi, còn tiềm năng là một điều không đổi. Tiềm năng này không đáng giá đến mức độ  phải sợ nó một cách nghiêm túc.

Cho đến nay, mọi thứ diễn ra theo kịch bản do Hoa Kỳ đạo diễn.

Thật không may cho ngài  Putin!

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ theo bài viết của nhà phân tích chính trị Nga  Dmitri Oreshkin.

Bài đăng trên thời báo www.obozrevatel.com


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề