Ukraina sẽ biến Crưm thành một hòn đảo

Ukraina có kế hoạch xây dựng kênh đào Biển Đen-Azov, mà theo đó thực sự biến bán đảo Crưm thành một cái đảo

Các nguồn Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ đã báo cáo về việc bắt đầu công trình nghiên cứu về dự thảo 20 km kênh điều hướng thông qua Eo đất Perekop. Tổng chiều dài của kênh đào (Perekop – eo biển Chongar – Vịnh Syvash – mũi tên Arabatsky) khoảng 120 km.

Sự phát triển của dự án đầy tham vọng này đang có một nhóm các chuyên gia từ Ukraina, Đức, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành, các thành viên gần đây đã khảo sát ước tính kênh nói trên, đại diện của Ukraina trong dự án, kỹ sư trưởng dự án “Ukrhydroproject” Tatiana Lunin nói cho tờ báo “20 hvilin” biết.

Theo , cần thiết không chỉ để đào một kênh có chiều rộng 100 mét qua Eo Perekop và Mũi tên Arabat, mà còn mở sâu kênh từ 10 đến 15 mét qua eo biển Chongar và Siwash.

Như ban biên tập của tờ “20 Hvilin” cho biết, ngày 20 tháng 3, trong cuộc họp của Tổng thống Ukraina Petr Poroshenko với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, hai bên đã thảo luận vấn đề tham gia của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ trong việc xây dựng kênh Biển Đen-Azov để đổi lấy việc tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào phát triển các mỏ khí tại Sivash.

Ngoài ra, theo các nguồn tin trong nội các, dự án đã sẵn sàng đầu tư bởi nhà tài chính Mỹ nổi tiếng George Soros, người mà thời gian cuối đây rất có sự quan tâm đặc biệt tới Ukraina.

Kênh điều hướng Biển Đen-Azov sẽ cho phép kết nối trực tiếp các cảng Odessa và Mariupol, do đó sẽ đơn giản hóa đi rất đáng kể lưu lượng vận tải biển giữa phía đông và phía tây của Ukraina, những nơi đã trở nên phức tạp do sự kiểm soát của Nga qua eo biển Kerch. Ngoài ra, lãnh đạo Ukraina coi kênh này là một cơ cấu phòng thủ ở biên giới phía nam của đất nước.

Phản ứng chính thức của Nga đối với kế hoạch xây dựng kênh đào Biển Đen-Azov của Kiev vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng điện Kremlin sẽ cản trở dự án này.

Ngoài ra, có thể có những cuộc phản đối từ các nhà môi trường, những người cho rằng việc xây dựng kênh đào nói trên có thể làm hỏng nguồn muối độc đáo và tài nguyên sinh học của Sivash.

Đáng chú ý là kênh giữa biển Đen và Azov đã được tồn tại t thời Trung cổ, nhưng sau khi Tauris nhập vào Đế quốc Nga, thì kênh này đã bị san lấp, thấy nó không có lợi và làm phức tạp sự giao tiếp từ đầu đến cuối Crưm. Sau thất bại của Nga trong cuộc chiến tranh Crưm trong các năm 1853-1856 công ty Anglo-Pháp đã lên kế hoạch bắt đầu xây dựng kênh, nhưng ngoại giao Nga đã cản trở ý tưởng này.

Vào mùa hè năm 1920 theo sáng kiến ​​của Baron Wrangel, để bảo vệ Crưm khỏi cuộc xâm lược của những người Bolshevik và Makhnovists, cũng như đã được lên kế hoạch đào một kênh giữa Crưm với phần đất liền của Ukraina. Lúc bấy giờ, các chính phủ Anh và Pháp đã hứa hỗ trợ cho Wrangel, nhưng các chuyên gia Anh và Pháp đã từ chối đến xây dựng con kênh, với lý do lo sợ cho sự an toàn của họ.

Vào cuối năm 1942 Crưm là phần lãnh thổ bị phát xít Đức chiếm, cũng dự định xây dựng một kênh thông thuyền giữa biển Đen và biển Azov qua Sivash và Perekop để ràng buộc các cảng bị chiếm được là Odessa và Taganrog. Lúc đó, để tham gia vào việc xây dựng kênh này quân Đức đã lôi cuốn Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia mà trong trường hợp nước này gia nhập vào cuộc chiến chống lại Liên Xô, hứa sẽ trả lại bán đảo Crưm trong khuôn khổ của chế độ bảo hộ Tatar Crưm.

Vào cuối những năm 70 của thế kỷ trước, lãnh đạo của Liên Xô cũng đã lên kế hoạch mở kênh Biển Đen-Azov để cải thiện vận tải biển giữa các cảng của Taganrog, Mariupol và Odessa, đặc biệt là vào mùa thu và mùa đông, khi do có bão mạnh ở Eo biển Kerch có thể bị đóng cửa lưu thông trong nhiều tuần. Ngoài ra, theo các nhà khoa học Liên Xô, việc xây dựng kênh sẽ cải thiện nguồn cá biển Azov, nơi đang bắt đầu cạn kiệt. Tuy nhiên, trong khi xây dựng thì chiến dịch quân sự Afghanistan và giá dầu sụp đổ đã làm cho ngân sách của Liên Xô bị trỗng rỗng.

 

Nguyễn Vinh (theo glavnoe)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề