Đại sứ Mỹ Marie Yovanovitch tại Ukraina đã cho biết rất rõ ràng rằng các biện pháp trừng phạt chống lại Nga sẽ không được gỡ bỏ cho đến khi nào mà sự chiếm đóng Crưm chưa được kết thúc, và cũng như bà đã chỉ ra mối đe dọa cho cộng đồng quốc tế. Bà đã nêu điều này tại diễn đàn “Bán đảo chiếm đóng: Bốn năm kháng cự” ở Kiev.
Bà nhớ lại cam kết của Hoa Kỳ đối với sự trở lại của bán đảo về Ukraina và không công nhận sự sáp nhập của Nga.
“Crưm vẫn còn trên chương trình nghị sự. Đây là cam kết của tôi với các bạn, để Crưm vẫn vào chương trình nghị sự của Hoa Kỳ. Và chúng tôi muốn điều đó được duy trì tốt trong chương trình nghị sự quốc tế. Hoa Kỳ đã không quên và sẽ không quên về Crưm. Ngoại trưởng Mỹ (Rex) Tillerson cho biết trong tháng mười Hai : chúng tôi sẽ không bao giờ công nhận sự chiếm đóng và cố gắng sáp nhập Crưm bởi Liên bang Nga. Các lệnh trừng phạt, liên quan đến Crưm sẽ vẫn có hiệu lực chừng nào mà Liên bang Nga vẫn chưa trả lại kiểm soát toàn bộ bán đảo cho Ukraina”, – Đại sứ Mỹ Jovanovic cho biết.
Theo quan điểm của bà, các hành động hung hăng của Nga đang đe dọa không chỉ Ukraina mà cả cộng đồng quốc tế.
“Nếu chúng ta không thể giúp Người Tatar Krym, chúng ta sẽ không thể tự giúp mình. Sự bất công mà người dân Crưm đang gặp phải ngày hôm nay, là không phù hợp với các giá trị và tiêu chuẩn mà chúng ta như một cộng đồng cần phải tôn trọng. Nếu không có hệ thống chung của các giá trị và quy tắc ứng xử, chúng ta đều nằm dưới mối đe dọa. Sự vi phạm của Nga đối với toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và quyền con người đang tạo thành một mối đe dọa không chỉ đối với quốc gia Ukraina mà còn đối với cộng đồng quốc tế. Sự bất công tại Crưm là một mối đe dọa cho công lý ở khắp mọi nơi “- Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraina nhấn mạnh.
Jovanovic giải thích rằng Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục gây sức ép lên Nga.
“Lập trường của chúng tôi rất rõ ràng: Crưm – đó là Ukraina, và các biện pháp trừng phạt liên quan đến Crưm sẽ vẫn có hiệu lực chừng nào mà Liên bang Nga không trả lại quyền kiểm soát toàn bộ bán đảo Crưm cho Ukraina. Nhưng điều cực kỳ quan trọng là cộng đồng quốc tế sẽ tiếp tục phối hợp các nỗ lực của chúng tôi về vấn đề Crưm, và hơn thế nữa sẽ tăng cường chúng. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác với Ukraina và các đối tác quốc tế khác, và chúng tôi sẽ làm việc này cho đến khi nào được khôi phục lại toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và người dân Crưm sẽ sống mà không sợ bị khủng bố vì nguồn gốc hoặc niềm tin”, – nhà ngoại giao nói thêm.
Theo báo cáo, Bộ Ngoại giao Ukraina đã đưa ra ba công cụ chính để đẩy Nga ra khỏi Crưm. Người phát ngôn của bộ nhớ lại rằng Ukraina tiếp tục cuộc chiến với sự chiếm đóng của Nga trên bán đảo.
Bán đảo Crưm đã bị Nga sáp nhập bất hợp pháp vào tháng 3 năm 2014 sau cuộc “trưng cầu dân ý” không được Ukraina cũng như cộng đồng thế giới công nhận. Bao gồm cả cuộc “trưng cầu dân ý Crưm” không được Liên Hợp Quốc công nhận.
Quốc hội Ukraina đã chính thức tuyên bố ngày 20 tháng 2 năm 2014 bắt đầu sự chiếm đóng tạm thời Crưm và Sevastopol bởi Liên bang Nga. Ngày 07 tháng 10 năm 2015, Tổng thống Ukraina Petr Poroshenko đã ký kết bộ luật có liên quan. Các tổ chức quốc tế đã công nhận việc chiếm đóng và sáp nhập Crưm là bất hợp pháp và lên án những hành động của Nga. Các nước phương Tây đã đưa ra một loạt hình thức trừng phạt kinh tế.
Nguyễn Vinh (theo segodnya)
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
Trả lời