Putin cho biết các lệnh trừng phạt của Nga đối với Mỹ là “bất hiệu quả”

Các biện pháp trừng phạt mà Liên bang Nga áp đặt nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, không bao giờ ảnh hưởng đến Hoa Kỳ –  Người Mỹ nói chung họ không thèm để ý và ” quan tâm”, đây là lời tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại diễn đàn St. Petersburg. Theo ông, phản trừng phạt từ LB Nga chỉ có các nước châu Âu hứng chịu.

Cuộc chiến xử phạt không ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thừa nhận. Theo ông, ông các lệnh đáp trả trừng phạt phạt của phương Tây, chỉ châu Âu và ông không hiểu tại sao châu Âu đồng chịu đựng.

” Các biện pháp trừng phạt, có liên quan thế nào tới Hoa Kỳ ư? Vâng, chẳng liên quan gì hết. Nói chung, họ không quan tâm về những biện pháp trừng phạt, bởi vì hậu quả của các biện pháp đáp trả của chúng ta đối với họ là bằng không, là vô hiệu. Nhưng người Mỹ nói với các đối tác của mình rằng cần phải kiên nhẫn. Tại sao họ phải chịu, tôi không hiểu. Ừ thì họ muốn, thì cứ để họ chiwuj đựng “, – ông Putin nói tại phiên họp toàn thể Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở St. Petersburg.

Thực tế rằng nền kinh tế Mỹ không chịu từ sự suy thoái của các mối quan hệ với Nga, ông Putin cho biết vào cuối năm 2014, ngay sau khi hai nước đã có các biện pháp trừng phạt với nhau. “Chúng ta có doanh thu giảm với các nước châu Âu. Tuy nhiên, có một số điều tích cực mà khi tôi nhìn vào số liệu thống kê hiện nay, thậm chí tôi còn chút ngạc nhiên. Ví dụ, chúng ta có một sự gia tăng thương mại với các nước khác. Ví dụ, thương mại Hoa Kỳ đã tăng 7%, trong khi nhập khẩu từ Mỹ tăng 23% “, – ông Putin nói trong tháng 12 năm 2014 tại một cuộc họp với các đại diện của Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang.

Sau đó, khi mà Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt thì các biện pháp chỉ vì lợi ích riêng của họ, Phó Thủ tướng Arkady Dvorkovich cho biết. “Có một ví dụ làmột quốc gia mà chúng ta có trong những tháng gần đây đã không giảm doanh thu. Đó là Hoa Kỳ. Với tất cả những biện pháp chế tài, áp lực, đã có. Ngay lập tức rõ ràng có ai đó đang quan tâm đến các biện pháp trừng phạt. Với châu Âu thì đã giảm, với Belarus giảm và các nước khác. Còn với Hoa Kỳ lại không giảm “, – Dvorkovich vào tháng Tư năm 2015 cho biết.

Thực tế rằng Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác với Nga trong những lĩnh vực quan trọng nhất cho mình, trong khi đó thì châu Âu thực đang hiện đúng các điều khoản của lệnh trừng phạt đang chịu mất mát lớn, đó là những lời tuyên bố của chính những người châu Âu. “Khi mà nền kinh tế Mỹ thuận lợi, Mỹ sẵn sàng thực hiện cú ” giải lao ” trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Nga”, – trong một bài báo lưu ý và được công bố vào năm 2015 trên tạp chí Spiegel. Vào cuối năm, đại diện thương mại Nga tại Hoa Kỳ, Alexander Stadnik nói rằng kim ngạch thương mại giữa hai nước đằng nào cũng đã giảm tới 1/3. Theo Cục Hải quan Liên bang Nga, việc giảm kim ngạch thương mại giữa Nga và Hoa Kỳ là vào năm 2015 là 28,1%, với các nước EU – là 37,6%. Tuy nhiên, tổn thất của Mỹ từ việc giảm kim ngạch thương mại thực sự là nhỏ, bởi vì Nga trước và sau cuộc chiến tranh  trừng phạt thì Nga là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.  Trong khi đó Liên minh châu Âu, Nga luôn là một trong những thị trường tiêu thụ chính của Nga.

Vào tháng Hai năm 2016, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga bà Maria Zakharova đã nói rằng Hoa Kỳ được hưởng lợi từ việc áp dụng các biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga, trong khi đó thì EU bị mất. “Từ các biện pháp trừng phạt Liên minh châu Âu đã bị thua. Hoa Kỳ đã thắng. Chính Họ đã kêu gọi cô lập nước Nga, nhưng cũng chính đối với họ mà thương mại với Nga đã tăng trưởng. Trong quan hệ với các đối tác tự nhiên của chúng tôi, chúng tôi bị đẩy lùi về sau nhiều thập kỷ, còn nước Mỹ, một quốc gia qua đại dương, đã tăng cường hợp tác thương mại với chúng tôi. Thật kỳ diệu! Vì vậy, hãy kết luận, ai được hưởng lợi từ cái đó. Một số quốc gia châu Âu đang phải chịu đựng tình trạng này, và cái đó đang làm chậm tăng trưởng kinh tế của họ “- Zakharova lúc đó đã cho biết.

Đến hội nghị mở trong tuần này ở St. Petersburg, còn có cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đã thừa nhận rằng cuộc chiến tranh với Nga không phải là vì lợi ích của người châu Âu, nhưng cho rằng Nga nên tiên phong tháo bỏ xử phạt. “Tôi là một trong những người tin rằng cần phải loại bỏ các biện pháp trừng phạt và chúng ta không có những cái đó thì cũng đang tồn tại bao nhiêu vấn đề. Chúng ta không nên bắt mình phải chịu khổ, và những ai mạnh nhất thì nên chìa tay lôi kéo đầu tiên.Người mạnh nhất – là Nga và tổng thống của nó là Putin “- Sarkozy cho biết. Vào thứ Sáu, thư ký báo chí của tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov đã bác bỏ đề nghị này của Sarkozy, khi đã so sánh việc đơn phương “từ thiện” bãi bỏ đáp trả các lệnh trừng phạt của Nga.

Việc cấm vận hàng hóa đối với các nước EU, Mỹ, Canada, Úc và Na Uy đã được đưa vào áp dụng ngày 7 tháng 8 năm 2014 để đáp ứng với lệnh trừng phạt vì tình hình ở Ukraina và sáp nhập bản đảo Crưm. Muộn hơn thêm vào danh sách đen còn có năm quốc gia là Albania, Montenegro, Iceland và Liechtenstein và (ngày 1 tháng 1 năm 2016) Ukraina. Ban đầu, tất cả các loại sản xuất trong các nước nêu trên đều bị cấm nhập vào LB Nga là các loại thịt gia súc và gia cầm, thịt lợn, cá và động vật giáp xác, động vật có vỏ và các sản phẩm từ sữa, pho mát, xúc xích, rau, trái cây, rễ cây và các loại hạt. Sau đó, trong danh mục các sản phẩm bị cấm đã được phía Nga sửa đổi nhiều lần. Trong tháng 6 năm 2015 hiệu lực lệnh cấm vận của Nga đã được gia hạn đến tháng Tám năm 2016. Vào cuối tháng 5 năm 2016, Thủ tướng LB Nga Dmitry Medvedev đã chỉ thị chuẩn bị đề xuất gia hạn lệnh cấm vận cho đến cuối năm 2017, với việc giải thích quyết định của mình là để chăm sóc cho lợi ích của các doanh nghiệp nông nghiệp trong nước.

Tẩu Vi (theo rbc.ru)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Putin cho biết các lệnh trừng phạt của Nga đối với Mỹ là “bất hiệu quả””:

  1. Cao Nam viết:

    Một cách tiếp cận để thoát khỏi cấm vận của EU với tầm nhìn 4 km. Cần khẳng định, EU cấm vận là do Nga đã vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực chung khi thôn tính Crime và can thiệp vào Đông Ucraina. Giữ gìn và bảo vệ chuẩn mực trên chính là sức mạnh, uy tín và giá trị của EU, do đó, không thể căn cứ lợi ích đơn thuần hoặc so đo thiệt hại Mỹ, EU trong ván bài này để kích hoạt tháo cấm vận. Và điều tế nhị hơn nhiều, đó là, thời gian qua, Nga đầu tư quân sự quá nhiều, gia tăng các cuộc tập trận lớn đã tự nhiên đe doạ an ninh EU; do vậy, việc đầu tư vượt trội quân sự so với  láng giềng EU cùng cách hành xử khó lường của Nga hơn là đầu tư phát triển kinh tế và sung túc của người dân sẽ dễ dẫn đến nhận định Nga đang có ý đồ tiến đến ngang hàng Mỹ và sự thống trị EU là bước đi đầu. Đó sẽ là hậu hoạ cho chính EU nên buộc họ phải có chiến lược đối phó; và sự kiện Ucraina là cơ hội vàng để ngăn chặn triệt để, hiệu quả và hợp lý nhất về sự trỗi dậy không tôn trọng nguyên tắc chung của Nga. Với đánh giá đó, cấm vận của EU với Nga sẽ không sớm dỡ bỏ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề