Điện Kremlin đang rất  lo sợ.

Đó là nhận điịnh của  Konstantin Borovoy, nhà phân tích chính trị Nga, chủ tịch Đảng “lựa chọn phương Tây” – Đảng đối lập với chính quyền Nga hiện tại.  

epa06024571 Russian police officers detain a participant of an unauthorized opposition rally in Tverskaya street in central Moscow, Russia, on Russia Day, 12 June 2017. Russian liberal opposition leader and anti-corruption blogger Alexei Navalny has called his supporters to hold a protest in Tverskaya Street, which leads to the Kremlin, instead of the authorized by Moscow officials Sakharov avenue. According to news reports on 12 June 2017 citing his wife Yuliya Navalnaya, Alexei Navalny has been arrested ahead of planned protests in Moscow. EPA/SERGEI CHIRIKOV

Ngày hôm nay con số những  người bị bắt vì tham gia biểu tình vào ngày 12 tháng Sáu lên tới 2.000 người. Đây là cuộc biểu tình phản đối có quy mô  to lớn, khác hẳn với những cuộc biểu tình trước đó. Mọi người đều hiểu  rằng họ có thể bị bắt, nhưng bất chấp điều đó, họ vẵn sẵn sàng xuống đường. Và tôi có cảm nghĩ  rằng họ sẽ còn tiếp tục xuống đường. Trong những trường hợp như vậy, xét về mặt kỹ thuật, việc tiến hành bất kỳ cuộc bầu cử nào là điều không thể.

Các nhà chức trách cần phải đối phó với tình huống này và bằng cách nào đó cần phải thích ứng với nó, nhưng họ sẽ bất lực và không thể thích nghi được với nó. Rõ ràng là những lý do cho sự phản đối đó là sự suy giảm các điều kiện về chính trị xã hội và vật chất của người dân và sự bàng quan, bất lực của các cơ quan công quyền. Hơn nữa có một vài chủ đề đã trở nên nhức nhối và không thể tiếp tục chấp nhận được nữa. Một trong số đó – sự tham nhũng, đặc biệt là bộ phim về thủ tướng Medvedev (phim – phóng sự điều tra của Alekseya Navalnogo “Ông ta không phải Dimon của các bạn”, nói về sự  tham nhũng của Thủ tướng Nga – “Apostrophe”). Cho đến nay, nhà chức trách vẫn đang cố gắng che dấu, không phản ứng gì trước chủ đề này. Rõ ràng là đến bây giờ họ sẽ buộc phải lên tiếng. Tất nhiên, để xoa dịu tình hình sắp tới sẽ có những phản ứng. Tuy vậy  theo kinh nghiệm chính trị, phản ứng và nhượng bộ càng gây ra những phản đối tích cực hơn nữa.  Điều này có nghĩa rằng việc đưa ra một số nhượng bộ nhằm chấm dứt các hoạt động biểu tình là không thể.

Chính phủ hiện đã không  thể thỏa mãn được yêu cầu của những người biểu tình cũng như không có ý định bắt đầu cuộc chiến chống tham nhũng hay giải quyết các vấn đề của nền kinh tế. Điều này liên quan đến một thực tế là các cấu trúc quyền lực và điều hành đã được thiết lập sao cho  tham nhũng là một trong những  yếu tố cấu thành  của sức mạnh theo ngành dọc, vì thế không thể chối bỏ  nó. Điều này trước sau cần phải giải thích bằng cách nào đó cho toàn dân, nhưng để giải thích nó một cách thẳng thắn thì lại loà điều không thể,  bởi vậy cần phải có mẹo, cần phải dần dần rút ra các kết luận – rồi cần thiết phải điều chỉnh cái gì đó. Cấu trúc của  quyền lực ngành dọc  đã bị thối rữa như vậy đấy: nếu nó bắt đầu điều chỉnh chỉ một  chút thôi, thì nó có thể sẽ sụp đổ.

Một tình trạng tồi tệ đang tồn tại – sự mất lòng tin trong khắp các khu vực, đó là điều rất nguy hiểm đối với chính quyền. Chính quyền đang rất lo sợ. Điều này có thể thấy rõ thông qua các phản ứng và hành vi đe dọa người biểu tình. Điều này càng là hiển nhiên khi chính quyền cho xây dựng những chiến lũy ngăn biểu tình bằng những túi cát và những ụ chướng ngại vật chống tăng. Điều này càng là hiển nhiên khi nhìn vào những hành động đàn áp và bắt bớ của Cảnh vệ quốc gia và cảnh sát. Họ đã bắt giam rất nhiều, quá nhiều. Điều đó càng thể hiện mức độ sợ hãi, bất lực của chính quyền. Trên thực tế, điều đó càng chứng tỏ sự yếu đuối và  không có khả năng tham gia vào các cuộc đối thoại với xã hội.

Nếu chính quyền tự tách rời khỏi xã hội, điều đó cũng dễ hiểu, nhưng nếu chính quyền chuyển sang mức độ đối đầu trực tiếp – đó  là một yếu tố hoàn toàn mới, một  tình huống mới với sự thay đổi mãnh liệt về chất. Tính chất của sự phản đối không còn đơn thuần như các hoạt động phản đối thời những năm  2010-2012.

Sẽ chẳng có gì lạ khi những sự kiện này sẽ được truyền thông Nga giải thích rằng đó là do sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài. Chỉ có cách  giải thích như vậy là đơn giản và tiện lợi nhất: họ không thể lý giải  các cuộc biểu tình  phản đối về những vấn đề nảy sinh trong cả nước. Tôi không nghĩ rằng Putin cũng sẽ đề cập đến vấn đề này: tại Diễn đàn kinh tế quốc tế ở St. Petersburg ông ta đã nói rằng mọi thứ đều hoàn hảo. Vâng  ở đâu đó đã có thông báo rằng các cuộc biểu tình đó là kết quả của những tác động bên ngoài.

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ theo bài viết đăng trên  http://politolog.net

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề