Cuộc gặp gỡ của Poroshenko và Trump: Những kết quả của cuộc đàm phán

Cuộc gặp gỡ của Tổng thống Ukraina Poroshenko và Tổng thống Mỹ Trump đã diễn ra ngày hôm nay 20 tháng sáu ở Washington. Tổng thống Ukraina đã hội đàm với Tổng thống Mỹ cũng như với phó Tổng thống Mike Pence và Bộ trưởng Bộ năng lượng Hoa Kỳ Rick Perry. Thông tin chi tiết về chuyến thăm của Petr Poroshenko tại Mỹ  có trong tài liệu của RBC-Ukraina.

Фото: Петр Порошенко и Дональд Трамп (president.gov.ua)

Cuộc gặp gỡ giữa hai thổng thống Poroshenko và Trump đã được dự kiến là vào tháng Giêng

Vào tháng Giêng, đã có thông tin cho biết rằng cuộc gặp gỡ giữa Poroshenko và Trump có thể sẽ được tổ chức vào cuối tháng hai – trong thời gian khi mà Ukraina đang giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, lúc đó các cuộc đàm phán giữa Tổng thống Ukraina và Mỹ đã không diễn ra. Về việc Tổng thống Ukraina Poroshenko sẽ có chuyến công cán tới Hoa Kỳ mãi tới hôm qua ngày 19 tháng Sáu mới được công bố.  “Tôi đã đến đây hôm nay với chuyến thăm đầu tiên sau khi đã diễn ra các cuộc bầu cử tổng thống, và chúng tôi có một chương trình tuyệt vời. Rất quan trọng là chuyến thăm của tôi trên cương vị Tổng thống Ukraina và nhà Trắng đã có cuộc tiếp đón sớm hơn so với Tổng thống Nga Putin để cho tất cả mọi người được trang bị thông tin và không để lại cho ai đó một cơ hội không công bằng (bất công) “- trong một thông báo được đăng trên Twitter của ông Poroshenko cho biết.

Cuộc đàm phán giữa ông Poroshenko và Trump: kết quả của cuộc gặp mặt

Theo kết quả của cuộc họp thì ông Petr Poroshenko đã đưa ra cuộc họp báo, trong thời gian đó ông đã kể chi tiết về cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ. Đặc biệt, ông Tổng thống Ukraina nói rằng cuộc họp đã diễn ra rất đầy đủ và chi tiết. Theo ông, Ukraina đã nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Tôi rất hài lòng với kết quả của các cuộc đàm phán, và rất biết ơn Tổng thống Trump, và phó Tổng thống, và các Bộ trưởng, với những người đó mà đã có cuộc họp được tổ chức với quan điểm rất mạnh mẽ hỗ trợ đất nước chúng ta” – ông Poroshenko nói.

Дональд Трамп зустрів Петра Порошенка в Овальному кабінеті Білого дому. Повна прес-конференція:

Posted by chastime on Tuesday, June 20, 2017

“Hôm nay Hoa Kỳ thông qua các lệnh trừng phạt bổ sung, và hầu như mỗi ngày, và tôi thấy lập trường của Mỹ như một đối tác chiến lược vững chắc đáng tin cậy của Ukraina”, – ông Poroshenko cho biết.

altaltaltaltaltalt

Bên cạnh đó, theo lời Tổng thống Poroshenko thì Tổng thống Mỹ Trump đã ra chỉ thị mở rộng sự hợp tác quân sự-kỹ thuật với Ukraina. “Riêng về hướng hợp tác kỹ thuật quân sự đã được ghi nhận. Bây giờ chúng tôi đang thảo luận các vấn đề đó chi tiết và cụ thể hơn và sẽ thảo luận bàn bạc với Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mattis, tuy nhiên Tổng thống Hoa Kỳ đã ra chỉ thị rất rõ ràng rằng chúng ta và Mỹ sẽ mở rộng hợp tác về mặt quân sự”, – ông Poroshenko nhấn mạnh.

Nguyễn Vinh (theo rbc)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 2 phản hồi cho bài viết “Cuộc gặp gỡ của Poroshenko và Trump: Những kết quả của cuộc đàm phán”:

  1. Cao Nam viết:

    Tình thế hiện nay của Nga hiện nay vào trạng thái rất khó ứng xử, đối phó: 1) Sự căng thẳng, hay cấm vận của Mỹ và Phương Tây không phải là chiến tranh, nhưng hậu quả đối với Nga, với chính quyền Putin là nghiêm trọng. Nếu kéo dài, Nga không tránh khỏi bị suy thái kinh tế mãn tính, và vấn đề xã hội – chính trị sẽ nảy sinh; 2) Nếu, Nga chủ động đẩy căng thẳng lên cấp độ cao hơn, thì sự chính danh và trách nhiệm trước người dân Nga của chính quyền bị thách thức. Đồng thời, về tương quan lực lượng là bất lợi cho Nga; 3) Nếu, Nga thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng hòa hoãn hơn thì sự phản đối của thế lực đề cao sức mạnh trong chính giới Nga sẽ làm suy yếu chính quyền Putin. Kết luận: nước Nga hiện nay đang rơi vào tình thế: Tiến -Thoái lưỡng nan; và giải pháp căn cơ chỉ xuất hiện khi nước Nga có một chính quyền mới không Putin.

  2. Cao Nam viết:

    Cố Thủ tướng Singopore Lý Quang Diệu đã từng đúc kết rằng khi một quốc gia nào đó khởi nghiệp chưa có nhà đầu tư Mỹ vào thì quốc gia đó không thể thành công; mệnh đề trên có thể được diễn giải thêm rằng nếu chưa biết khai thác/tiếp cận giá trị ưu việt của Mỹ, nền kinh tế Mỹ, nền quản lý Mỹ, nền khoa học -công nghẹ Mỹ, thì quốc gia đó rất khó trở thành quốc gia thành công. Tôi cho rằng, động thái gần đây của hàng loạt nguyên thủ các quốc gia đến Mỹ cũng đã phần nào khẳng định thêm nhận định của họ Lý; và Đặng Tiểu Bình có lẽ là một trong người tiên phong thực nghiệm đúc kết của nhà họ Lý.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề