Trung tâm thương mại Avia Park mới được xây dựng thực sự là bằng chứng về sức mạnh của người tiêu dùng Nga. Với mặt bằng 230.000 m2, toàn bộ lát gạch trắng, mái lợp kính lộng lẫy, đây là trung tâm thương mại lớn nhất châu Âu.
Chỉ có một vấn đề: nó là một “thành phố ma”.
Hàng nối hàng, các cửa hiệu đều bị bỏ trống. Lác đác vài vị khách lướt qua những cửa hiệu mới khai trương, như American Eagle Outfitters, Adidas và H&M. Hiếm hoi lắm mới có người mua hàng. Vắng khách, đầu bếp của một nhà hàng Sbarro ngồi mài dao để giết thời gian.
Hình ảnh Avia Park vắng vẻ là minh hoạ rõ nét cho những gì giá dầu giảm và lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây đã làm với nước Nga trong một năm qua. Người Nga đang phải thắt lưng buộc bụng, theo The New York Times.
“Bỗng nhiên tôi thấy thiếu tiền để mua mọi thứ. Thật kinh khủng,” một khách hàng có tên Gadzhi Magomedov tại Avia Park nói.
“Chúng tôi đang có căng thẳng và giờ đã là quá muộn để tìm xem ai sai ai đúng. Nhưng hiệu ứng của nó thì rất rõ ràng và đều tiêu cực. Khi mọi người có tiền, họ đến trung tâm thương mại. Và khi không có tiền, họ đến chợ trời, giá rẻ hơn nhiều”.
Trong những năm trước, người tiêu dùng Nga chi tiêu thoải mái và nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhờ xuất khẩu dầu. Trong những năm đó, hàng xa xỉ và hàng tiêu dùng đổ về Moscow, và nhà phân phối Mercury Group nhanh chóng thành công khi đưa các mặt hàng cao cấp của Armani, Breitling và Tiffany vào Nga. Các nhãn hàng hạng trung như Zara và Banana Republic cũng ăn nên làm ra tại thị trường Nga.
Thời điểm đó, dường như không trung tâm thương mại nào đáp ứng đủ nhu cầu. Mega Belaya Dacha mở cửa cách đây tám năm và nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn nhất châu Âu. Ba năm sau đó, một trung tâm khác có tên là Vegas mọc lên từ một cánh đồng dưa chuột ven Moscow. Chủ nhân của trung tâm này tuyên bố nó rộng hơn cả trung tâm thương mại đông khách nhất thế giới là Mall of America tại bang Minnesota, Mỹ.
Avia Park được xây dựng từ đầu năm 2012, và diện tích khổng lồ của nó gợi nhớ lại sở thích xây những công trình to nhất thế giới của người Nga thời Xô Viết. Liên Xô (cũ) từng xây những nhà máy thép và nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới.
Tập đoàn xây dựng và sản xuất của Arkady Rotenberg, một người bạn từng tập judo với tổng thống Vladimir Putin, sở hữu 50% cổ phần của Avia Park.
Chỉ mới đầu năm 2014, trung tâm thương mại này vẫn trên đà thuận lợi và chuẩn bị khai trương. Theo ông Maksim Sterlyagov, Tổng giám đốc Avia Park, thời điểm đó các doanh nghiệp đã đăng ký thuê 70% diện tích tại đây.
Nhưng rồi Nga cùng lúc hứng chịu lệnh trừng phạt kinh tế của các nước phương Tây và giá dầu giảm, khiến nền kinh tế cũng như người tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề.
Tiền lương thực tế sau khi điều chỉnh theo lạm phát đang giảm và những năm tháng sung túc của người Nga đến hồi kết thúc. Đời sống được nâng cao trong những năm trước cũng là yếu tố giúp Tổng thống Nga Putin giành được sự ủng hộ rộng rãi của người dân.
Năn ngoái, thu nhập bình quân của người dân tại Moscow, thành phố quan trọng nhất với ngành bán lẻ tại Nga, đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 1.700 USD/tháng. Năm nay, dự báo thu nhập trung bình chỉ ở mức 900 USD.
Cơn sốt mua sắm của người Nga kết thúc nhanh hơn bất kỳ người nào từng nghĩ. Các doanh nghiệp đang dời đi. Và Avia Park, mới đưa vào hoạt động tháng 11 năm ngoái, giờ chỉ cho thuê được một nửa mặt bằng.
“Niềm tin của các nhà bán lẻ đã xuống gần 0”, ông Sterlyagov nói.
Bà Zinaida Ivanova, một cán bộ về hưu và là khách hàng tại một cửa hàng điện tử tại Avia Park, đổ lỗi cho lệnh trừng phạt của Mỹ. “Nước Mỹ đúng là đồ kẻ cướp. Ông Putin khốn khổ đang phải làm hết sức để chống lại họ”, bà nói.
Các công ty kinh doanh hàng tiêu dùng một thời coi giới trung lưu Nga thời hậu Xô Viết là một cơ hội tốt, tương tự như tại Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ. Nhưng nay họ hầu hết đã xem xét lại triển vọng tại đây.
Zara mới đây đóng cửa cửa hàng chủ chốt của nhãn hiệu này trên phố Tverskaya. Inditex, công ty mẹ của Zara và là chủ sở hữu của các nhãn hiệu khác như Massimo Dutti, Pull và Bear, tuyên bố sẽ giảm một nửa kế hoạch mở rộng tại Nga.
Một loạt hãng khác như chuỗi hamburger Wendy’s, nhãn hàng may mặc Esprit, chuỗi cửa hiệu thời trang River Island, hay Adidas đều có kế hoạch tương tự.
Theo thống kê của hãng tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle, cứ 10 cửa hiệu mặt tiền tại các khu phố mua sắm chính của Moscow thì có một cửa hiệu bị bỏ trống. Trong tháng 2, doanh số bán lẻ tại Nga giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước.
“Các nhà bán lẻ đành ném kế hoạch kinh doanh của họ đi. Nếu tình hình chính trị ổn định trở lại, niềm tin của người tiêu dùng cũng sẽ trở lại. Còn hiện tại, mô hình kinh tế của chúng tôi đã khác xa so với thực tế,” nhà tư vấn Darrell Stanaford của trung tâm thương mại Romanov Dvor, nói.
VnEconomy
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
- TẠI SAO ĐỐI VỚI NGA, UKRAINA NGÀY CÀNG “NẶNG GÁNH”?
- Tòa án Luân Đôn đã đưa ra một quyết định quan trọng là: Tịch thu tài sản của Gazprom
- Từ Arashukov, Kadyrov, Tuleev đến Putin và nước Nga như thời trung cổ
- Venezuela và bước ngoặt lịch sử ở Mỹ Latin?
- Cựu phó Thủ tướng LB Nga: Putin sẽ sớm ngừng quan tâm đến Ukraina
bà zinaida ivanova sao không động não một tí không tự đặt câu hỏi tại sao nên nông nỗi này chắc chắn tìm ra câu trả lời ngay thôi đó lài hành động ăn cướp lãnh thổ của putin ở Ukraine hay geogria và hành động xâm lược Ukraine của putin còn việc hưởng lợi vì giá dầu ảo của những năm đầu của thế kỷ 21 đã qua rồi , uy tín của putin đối với người nga cũng được nhờ vào giá dầu những năm đó còn bây giờ uy tín của putin như thế nào khi mà nền kinh tế nga đang đứng trước bờ vực và với đà này thì chẳng mấy nữa kinh tế nga sẽ rơi xuống vực lúc đó người dân nga sẽ tha hồ mà tung hô putin //?