Văn phòng chống tham nhũng Quốc gia Ukraina

Quốc hội Ukraina hôm qua đã chính thức thông qua một loạt các điều luật phòng chống tham nhũng mới trong các cơ quan Chính phủ. Luật này là khung pháp lý nhằm ngăn chặn, đấu tranh với sự lạm quyền trong hai lĩnh vực công quyền và tư pháp, nó sẽ là  xương sống của Chiến lược Phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn 2014 – 2017.

Một văn phòng  chống tham nhũng  quốc gia sẽ được thành lập, đây là một cơ quan đầu não có nhiệm vụ chống tham nhũng ở những cấp cao nhất trong bộ máy nhà nước, dự kiến sau 3 tháng nữa cơ quan này sẽ đi vào hoạt động.

Cơ cấu tổ chức:

Trong cơ cấu của Văn phòng chống tham nhũng quốc gia sẽ có khoảng 700 người, bao gồm khoảng 200 lãnh đạo. Văn phòng sẽ được chia thành văn phòng trung tâm điều hành và bảy chi nhánh khu vực trực thuộc.  Cấu trúc của  văn phòng trung tâm và các chi nhánh khu vực trực thuộc bao gồm nhiều các bộ phận và đơn vị như: bộ phận xử lý thông tin và phân tích, các đơn vị điều tra,  bộ phận kỹ thuật,  các đơn vị xác định, kê biên tịch thu tài sản, các đơn vị phản ứng nhanh, các chuyên gia tài chính cùng nhiều nhân sự và các đơn vị khác.

Lãnh đạo Văn phòng:

Lãnh đạo cơ quan này sẽ  đòi hỏi một yêu cầu rất cao và nghiêm khắc, được giữ chức vụ bổ nhiệm với nhiệm kỳ 7 năm và không có quyền được bổ nhiệm lần thứ hai liên tiếp. Lãnh đạo phải là công dân của Ukraina, thông thạo ngôn ngữ Quốc gia, có trình độ pháp luật và 10 năm kinh nghiệm công tác. Việc bổ nhiệm lãnh đạo phải được Quốc hội thông qua dựa trên đề nghị của Ủy ban đề cử và sự đồng ý của Tổng thống. Trong quá trình lãnh đạo, Quốc hội có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm, phế truất.

Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko tin tưởng và yên tâm về  việc bổ nhiệm một lãnh đạo Văn phòng chống tham nhũng, sẽ được tổ chức bằng một quy trình hoàn toàn minh bạch, được sự thống nhất và đồng thuận của dư luận xã hội. Điều quan trọng lãnh đạo cơ quan này sẽ hoàn toàn không bị phụ thuộc vào ảnh hưởng quyền lực cũng như kinh tế của các thế lực chính trị, đảng phái nào tại Ukraina.
Lãnh đạo Văn phòng chống tham nhũng quốc gia có toàn quyền tổ chức, điều phối và giám sát công việc của Văn phòng, toàn quyền phê duyệt cơ cấu và nhân sự tại cơ quan điều hành trung ương cũng như khu vực, toàn quyền phê duyệt kế hoạch công tác, ra lệnh và hướng dẫn các hoạt động điều tra… Điều đặc biệt lãnh đạo  văn phòng có quyền tham dự các cuộc họp của Quốc hội Ukraina, các ủy ban điều tra đặc biệt cũng như tham gia vào vai trò tư vấn trong các cuộc họp của nội các chính phủ Ukraina.
Lãnh đạo các chi nhánh khu vực trực thuộc tổ chức công tác dưới sự kiểm soát và tuân thủ mệnh lệnh và hướng dẫn của lãnh đạo Văn phòng trung ương.
Tất cả các cán bộ,  nhân viên Văn phòng chống tham nhũng phải được qua kiểm tra sàng lọc trong chiến lược thanh lọc chính quyền, các ứng cử viên được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo yêu cầu phải làm lễ tuyên thệ trung thành với đất nước và nhân dân Ukraina.

Công việc và quyền hạn chủ yếu của Văn phòng chống tham nhũng quốc gia:

– Thực hiện các biện pháp điều tra để  phát hiện, ngăn chặn các hành vi phạm tội hình sự liên quan đến pháp luật thuộc thẩm quyền điều tra của mình;
– Thực hiện một cuộc điều tra trước khi đưa ra xét xử các tội phạm liên quan đến pháp luật;
– Phù hợp theo quy định của pháp luật, kiểm tra sự trung thực, trong sạch của các đối tượng quan chức chính quyền trung ương cũng như địa phương;
– Có biện pháp tìm kiếm và thu giữ các quỹ và tài sản bị bắt giữ, tịch thu trong các tội phạm hình sự đặc biệt liên quan đến thẩm quyền điều tra của Văn phòng Quốc gia;
– Thực hiện công tác thông tin, phân tích để ngăn chặn và loại bỏ những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc vi phạm luật pháp, thẩm quyền điều tra của Văn phòng;
– Phù hợp theo pháp luật, tham gia trong việc thực hiện kiểm tra, kiểm toán những đối tượng, người sẽ được bổ nhiệm trong cơ cấu chính quyền địa phương, khu vực.

Lãnh đạo Văn phòng quốc gia chống tham nhũng sẽ phải hai lần trong năm báo cáo bằng văn bản  sự hoạt động của văn phòng từ trung ương đến chi nhánh khu vực cho Tổng thống Ukraina, Quốc hội và Nội các chính phủ.  Ngoài ra các báo cáo của văn phòng sẽ được công bố và đón nhận những kết luận, ý kiến của xã hội.  Mỗi năm một lần, sẽ được tổ chức một buổi điều trần về công việc của văn phòng.

Kiểm soát nội bộ:

Là một phần của Văn phòng chống tham nhũng, sẽ  có một đơn vị kiểm soát nội bộ, hoạt động của đơn vị này sẽ kiểm tra các nhân viên văn phòng, cách sống và sự trong sạch của họ,  kiểm tra, xác minh những thông tin về nhân viên do các phương tiện truyền thông và các nguồn khác cung cấp. Trong trường hợp cần thiết, có thể  thực hiện một cuộc điều tra nội bộ đối với từng đối tượng.  Đây là một công tác được đánh giá là rất quan trọng, bởi vì theo nhận định của nhà chính trị học Volodymyr Fesenko: các chuyên gia chống tham nhũng của Văn phòng là một nền tảng mạnh mẽ để tăng cường cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhưng để cho công việc thành công cần thiết, trên hết đòi hỏi những lãnh đạo phải có những hành động mạnh mẽ. Một cuộc chiến chống tham nhũng rất nên bắt đầu chính với bản thân trong cơ quan thực thi pháp luật này, nếu không tất cả những thành tựu khác sẽ mất đi ý nghĩa. Ông Fesenko cũng đánh giá sẽ  không đáng phải lo sợ rằng người đứng đầu Văn phòng chống tham nhũng cũng như cơ quan này sẽ có quyền hạn khá rộng và bị lạm dụng: đó không phải là quyền lực chính thức, ngoài ra Ukraina  có một hệ thống chính quyền nghị viện tổng thống. Quyền lực không tập trung vào trong tay một người, chính vì vậy cơ quan này cũng không có quyền lực tuyệt đối.

http://www.segodnya.ua/politics/pnews/sozdano-antikorrupcionnoe-byuro-vse-o-tom-kak-budut-borotsya-s-elitnoy-korrupciey-560702.html

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề