Nếu bạn cũng như tôi tin rằng dân chủ là hy vọng lớn nhất của nhân loại thì Trung Quốc là siêu cường tiếp theo của thế giới sẽ tìm một con đường khác. Các quốc gia tự do của châu Âu và Bắc Mỹ đang bị gặm nhắm bởi sự nghi ngờ, bị các vấn đề riêng vây quanh chi phối. Hơn nữa hiện tại họ coi sự nhiệt tình trong quá khứ để nuôi dưỡng nền dân chủ mới ở những nơi chưa thích hợp bằng một thái độ bối rối. Thực tế vào những thập kỷ gần đây trong chính sách của các cấp cao Hoa Kỳ chiến lược thúc đẩy nền dân chủ gần như đã biến mất.
Tuy nhiên có một quốc gia bằng những cuộc đấu tranh sống còn đã đem lại niềm hy vọng về nền dân chủ – đây là một bài học rất quan trọng và đó là đất nước Ukraina.
Tôi hoàn toàn nhận ra những tín hiệu này. Sau khi giành được độc lập từ Moscow cách đây 25 năm, trong cả quãng thời gian kéo dài gần một thập kỷ rưỡi cả đất nước Ukraina chìm sâu vào sự trì trệ dưới sự điều khiển của đầu sỏ chính trị. Cho đến năm 2004 Cách mạng Cam nổ ra nhưng đã kết thúc trong thất bại khốn khổ: Các hệ thống tham nhũng nuốt trọn hệ thống chính trị. Cho đến năm 2014 cuộc cách mạng Euromaidan đã đem lại niềm hy vọng lớn hơn rất nhiều, tuy nhiên nhiều người đã thất vọng về nhiều mặt. Theo một cuộc thăm dò từ các chuyên gia gần đây khi được hỏi “liệu Ukraina đã có lối rẽ?” Tuy nhiên câu trả lời còn rất mơ hồ.
Tuy vậy những kinh nghiệm của Ukraina đã đưa ra những lý do để ta tin vào sự thành công. Mặc dù có nhiều bất cập về chính trị nhưng quốc gia này đã thay đổi. Chính xác hơn, đó là những người Ukraina đã thay đổi. Để hiểu bản chất của sự thay đổi đó và nó đến từ đâu hay những gì có thể hành động? Câu trả lời là giúp họ đào tạo tập trung chuyên sâu sẽ hướng người dân đi theo con đường dân chủ thật sự: chậm rãi, thúc đẩy bền vững các nguồn nhân lực dân chủ. Những yếu tố mang tính sống còn này đã tạo ra sự khác biệt ở Ukraina và có thể áp dụng ở những nơi khác trong những năm tới.
Sau khi lật đổ Yannukovic, Ukraina tiếp tục gặp khốn khó vì mớ bòng bong với số lượng quan chức tham nhũng ở mọi cấp mọi nơi và người điều hành đất nước cũng là một đầu sỏ chính trị. Đây là lý to tại sao sau hai năm cải cách Ukraina vẫn “bước thấp bước cao” dò dẫm để tiến về phía trước và điều này đã làm nhiều người mất niềm tin. Lực lượng cảnh sát mới do phương Tây đào tạo đã ra đời, dần thay thế cho cảnh cát cũ, nhưng sức mạnh của họ trở nên vô dụng khi đối mặt với tòa án không minh bạch. Một cơ quan chống tham nhũng độc lập cũng được thành lập nhưng đã bị “trói tay” trong trận chiến khốc liệt với văn phòng công tố cực kỳ mạnh mẽ và hoàn toàn không được cải tổ trong khi lại cố gắng tự mình kiểm tra từng bước đi.
Nhưng nếu chỉ hoàn toàn thấy những điều này ở Ukrine hiện nay, chúng ta đang đánh giá thiếu một phần cực kỳ quan trọng và nó là xương sống của những bước tiến lên con đường dân chủ, đó là những diễn biến đang xảy ra ở hạ tầng. Giống như mọi nước cộng hòa Xô Viết khác, Ukraina đã trải qua chế độ độc tài trước khi được độc lập. Diệt trừ tư hữu hóa và sáng kiến cá nhân, người dân Ukraina chỉ biết đến họ đang sống trong một quốc gia nguyên tử và thụ động về chính trị. Họ thiếu tính ràng buộc về xã hội và không biết về cấu trúc xã hội ở phương Tây, cho đến nay người dân vẫn chưa thổi một luồng gió mới vào xã hội để biến nó thành một quốc gia dân chủ.
Nhưng với mối quan hệ ngày càng gắn bó với phương Tây đã làm xã hội Ukraina không thể đứng yên. Viktor Kompaneyets, một nhà đầu tư công nghệ Kiev hứng khởi trả lời lần đâu tiên anh thấy một cuộc biểu tình trong cơn bão tuyết làm tê liệt khu vực trong năm 2013. Theo nhà đầu tư này Ukraina đã phản ứng dữ dội, khác với những người dân Nga mặc dù Thủ đô hai nước có nhiều nét giống nhau. Trong khi người Moscow chỉ lầm lũi bước trong chế độ chính trị của Putin thì người dân Kiev đã phản ứng với chế độ khi lãnh đạo không đáp ứng những lợi ích của dân chúng, những người xa lạ trở nên gần gũi khi đứng cùng một chiến tuyến để đấu tranh.
“Từ nhóm bị cô lập không có lợi ích chung, nhưng chính phủ Yanukovic đã vô tình gắn kết họ lại với nhau. Chính phủ thời đó đã không làm bất cứ điều gì mang lại lợi ích cho họ và người dân đành phải tự giải quyết vấn đề của họ. Điều đó là minh chứng rõ ràng cho tôi thấy có cái gì đó đã thay đổi về cơ bản”. Anh cho rằng mặc dù nhiều người có quan điểm khác nhau nhưng họ đã tìm thấy điểm chung vì lợi ích cộng đồng, lực lượng này thường không bộc lộ và là sức mạnh tiềm ẩn. Chính cuộc cách mạng Euromaidan đã đưa họ ra công khai.
Svitlana Zalishchuk, một nhà báo và nhà hoạt động được bầu vào quốc hội sau cuộc cách mạng, mô tả hơi khác. “Một trong những thay đổi chính (kể từ khi Euromaidan),” bà nói, “là mối quan hệ giữa chính phủ và xã hội đã trở nên ngang bằng hơn. Ý tưởng về tinh thần trách nhiệm đã trở nên nên rộng rãi, không còn gượng ép như trước.”
Đây là kết quả ngay lập tức của sự thay đổi chính trị. Trước cách mạng Maidan xã hội dân sự Ukraina bị thụ động vì được các khoản tài trợ nuôi dưỡng nên họ có thể bằng lòng với lãnh đạo. Tuy vậy các chương trình trao đổi và liên lạc với phương Tây đã thúc đẩy sức sống phong trào dân sự. Sau Maidan Ukraina đã trở thành một quốc gia mới với các nhà báo độc lập, các nhóm công dân và các tổ chức phi lợi nhuận. Chính những nhóm này đã đóng vai trò sống còn trong việc thúc ép chính phủ để thực hiện lời hứa của mình khi đối mặt với thói quan liêu và các đầu sỏ chính trị.
Một trong những ví dụ nổi bật nhất là các gói cải cách mang tên Package Reanimation (RPR). Một tổ chức đân sự nổi bật do hang chục nhóm hoạt động độc lập kết hợp với nhau, được thành lập ngay sau những ngày Euromaidan thành công, họ chuyển hướng hoạt động từ đường phố vào hội trường Quốc hội.
Nhờ áp lực từ sự đông đảo của công chúng nhằm giải quyết nạn tham nhũng nên tám đảng phái chính trị đã cùng nhau ký vào “lộ trình cải cách” RPR bao gồm 24 khu vực riêng biệt, cải cách từ chính sách năng lượng cho đến truyền thông. Sau cuộc cách mạng, năm trong số các bên đã có chân trong Quốc hội và họ lập ra một liên minh cầm quyền, họ kết hợp để ưu tiên ký kết RPR vào văn bản thỏa thuận chính thức. Olena Halushka nhà quản lý hoạt động đối ngoại của RPR, nói rằng hơn 70 thành viên của quốc hội thường xuyên hợp tác với nhóm và trang web của nhóm liệt kê 82 dự luật từ các chương trình nghị sự đã được thông qua thành luật.
Tất nhiên những cam kết thường không đồng nhất và một số dự luật chỉ có giá trị trên giấy tờ hơn là trong thực tế. Nhưng xem xét những gì đang được thực hiện sẽ thấy Ukaine đang trên đà cải tổ thành công. Cụ thể công ty Naftogaz nổi tiếng là mờ ám và tham nhũng hiện đang mang lại lợi nhuận. Công ty đường sắt quốc gia hiện đã chuyển sang cách hoạt động khác và cũng đem lại lợi nhuận. Cục chống tham nhũng độc lập mới thành lập cũng cứng rắn theo dõi các quan chức tham nhũng. Và sự khởi đầu của phân cấp đã đem doanh thu từ thuế lớn hơn cho các địa phương tạo điều kiện cho các khu vực này đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới, từ những con đường, xe buýt, bệnh viện và trường mẫu giáo.
Tất cả điều này chứng tỏ xã hội dân sự Ukraina đã rất mạnh kể từ thất bại sau Cách mạng Cam. Zalishchuk nhắc lại quá khứ đã bầu chọn (Tổng thống ủng hộ cải cách) Yushchenko, sau đó chúng tôi vào bếp và xoa tay chờ đợi, nhưng sau đó mọi việc rối tung lên, hỗn loạn chính trị làm những chương trình cải cách không làm việc. “Nhưng mười năm sau, sau Euromaidan chúng tôi (bây giờ) hiểu rằng bầu ra một chính phủ mới có lẽ câu chuyện sẽ chưa kết thúc. Chỉ những thay đổi từ trên xuống mới có thể tạm làm yên lòng xã hội dân sự”.
Mặc dù vậy Ukraina còn phải mất nhiều năm nỗ lực hơn nữa tư duy dân chủ mới phát triển đầy đủ trong mỗi cá nhân. Niềm tin vững chắc là nguồn lực để xây dựng tư duy dân chủ ở Ukraina không hề thiếu. Nổi bật là những chính trị gia trẻ đã có thời gian học tập và làm việc ở phương Tây. Svitlana Zalishchuk, Sergii Leshchenko và Mustafa Nayyem, ba trong số các nhà cải cách tích cực nhất trong Quốc hội. Cả ba người đều là nghiên cứu sinh tại Trung tâm Đại học Stanford về dân chủ, phát triển và nghiên cứu các quy tắc của pháp luật. Olena Sotnik, một luật sư ở Maidan và bây giờ là đại biểu Quốc hội hàng đầu về cải cách tư pháp đã tham dự một khóa học do Hội đồng châu Âu giúp đào tạo các nhà lãnh đạo chủ chốt trong tương lai của các nước đang chuyển đổi. Oleh Berezyuk, nhà lãnh đạo của châu Âu ủng hộ đảng Samopomich trong quốc hội, anh được đào tạo và làm việc như một nhà sinh vật học ở Chicago. Cùng hàng ngàn người khác.
Phương Tây cũng có một vai trò rất quan trọng vì họ luôn trực tiếp thôi thúc chính phủ Ukraina hành động. James Brooke, một cựu phóng viên New York Times rất lạc quan về Ukraina, anh có ý định mở một tạp chí kinh doanh mới ở Kiev và cho rằng sau Maidan Ukraina đã tham gia vào các sự kiện quốc tế nhiều hơn, mạnh mẽ hơn so với năm 2004. Theo anh EU, IMF và các đối tác quốc tế khác đã hỗ trợ tài chính và những lợi ích khác như tự do hóa thị thực. Những sự hỗ trợ này đều kèm theo điều kiện về cải cách để thúc ép chính phủ Ukraina phải thực hiện cam kết.
Zalishchuk cho rằng 70 phần trăm của những gì đang được thực hiện cho đến nay là nhờ vào áp lực quốc tế. Sergii Leshchenko, một nhà lập pháp ủng hộ cải cách (một nhà báo chống tham nhũng mạnh mẽ) đồng ý cho rằng cải cách ở Ukraina chỉ thành công khi sự hỗ trợ của Quốc tế buộc chính phủ Ukraina phải thực hiện. Tuy vậy cả Zalishchuk và Leshchenko đều cảnh báo rằng phương Tây sẽ gặp khó khăn hơn khi các đầu sỏ chính trị ẩn mình.
Nhưng áp lực quốc tế hành động song song với xã hội dân sự, sẽ chỉ giúp Ukraina thành công như hiện nay mà thôi. Những thay đổi quan trọng và khó khăn nhất như cải tạo hệ thống tư pháp và loại bỏ móng vuốt của đầu sỏ chính trị chỉ có thể xảy ra khi đa số các đại biểu quốc hội chủ chốt đồng lòng ủng hộ. Cho đến hiện tại Ukraina chưa có điều đó. Leshchenko nói rằng chỉ có khoảng 10 phần trăm các nhà lập pháp đồng nghiệp là nhà cải cách thực sự.
Đó là một trận chiến mà Ukraina sẽ phải chiến đấu. Nhưng phương Tây phải tin tưởng vào Ukraina để duy trì sự hỗ trợ, cung cấp các chương trình hữu ích, luôn theo sát để giúp nước này phát triển. Những chương trình trao đổi như Open World, Visitor Leadership Program đã giới thiệu đến hàng trăm chính trị gia Ukraina để họ phổ cập nền dân chủ Mỹ đến người dân. Những chương trình tài trợ này tương đối rẻ và Ukraina cũng được hưởng lợi khi được tiếp xúc với nhiều quan điểm khác nhau của Mỹ và số lượng tiếp cận được tăng lên gấp nhiều lần. Các trường đại học cần được khuyến khích (và nếu phù hợp, cũng nên hỗ trợ về tài chính) để tổ chức cho những sinh viên người Ukraina, bạn bè và các học giả tiếp xúc với những chương trình như vậy.
Và quá trình nhận được visa Mỹ tạm thời – hiện đang là một rào cản lớn đối với những người dân bình thường nên loại bỏ những thủ tục khắt khe. Như chúng ta đã biết phát triển tư duy dân chủ hay muốn thay đổi có ý nghĩa phải mất rất nhiều năm. Việc thành công sớm hơn sẽ diễn ra nếu các cộng đồng Ukraina tiếp xúc với cộng đồng phương Tây nhiều hơn. Cùng với đó là áp lực của phương Tây đối với chính phủ Ukraina về cải cách phải diễn ra liên tục.
Ukraina dân chủ sẽ có những tác động về địa chính trị rất lớn – đây là một cơ hội không thể bỏ qua. Trong năm năm hoặc 10 năm tới Ukraina sẽ trở thành quốc gia dân chủ hơn và sự thành công đó sẽ cho người Nga thấy rõ khi họ chỉ cần bước qua biên giới. Zalishchuk chắc chắn về điều này. “Tôi nghĩ rằng một nước Nga dân chủ không bao giờ có thể xảy ra nếu không có một Ukraina dân chủ”, cô nói.
Nói về tương lai Zalishchuk miêu tả, Ukraina có tất cả các lý do để phải bắt đầu ngay từ bây giờ “một mô hình cải cách cho tất cả các quốc gia hậu Xô viết – một mô hình chuẩn”.
Theo (foreignpolicy)
- Nga coi tổn thất của quân đội trong thời bình là “bí mật quốc gia”
- Nguy cơ sụp đổ Thỏa thuận Minsk 2
- Thị trấn gần Mariupol, Ukraine rền vang tiếng pháo
- Tình hình tại miền Đông vẫn căng thẳng
- Mổ xẻ chiến lược ‘gọng kìm’ nhằm vào Mariupol của quân ly khai Ukraine
- Ukraine: Những gì còn lại ở Debaltseve sau các trận đánh
Trả lời