Cử tri ngày càng mất lòng tin với Poroshenko

Trong cuộc khủng hoảng sâu sắc của chính phủ và sự sụt giảm lòng tin của công chúng, Tổng thống Poroshenko đã bị những tin tức xấu vây quanh. Hôm thứ hai ông đã bị cáo buộc về tài chính cá nhân qua hồ sơ Panama. Và ngày hôm qua, các cử tri Hà Lan gây tiếng vang lớn khi bỏ phiếu chống lại niềm hy vọng của cuộc cách mạng Maidan năm 2014 của Ukraina –  Hội nhập vào Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu không ràng buộc nhưng nó là biểu tượng quan trọng.

Theo các chuyên gia mọi việc đang lên đến đỉnh điểm chủ yếu do Ukraina đã thất bại trong việc thực hiện lời hứa về cải cách dưới thời Tổng thống Poroshenko. Điều đó gấy bất bình và làm tan vỡ niềm hy vọng sâu sắc đối với các công dân Ukraina, nó cũng nhắc nhở những lãnh đạo Ukraina – một số bộ phận người dân châu Âu đang trở nên bực dọc với một “Ukrane mệt mỏi”. Nhiều người lo ngại cuộc Cách mạng Maidan sẽ bị vấy bẩn bởi các cuộc đấu đá nội bộ và những chính sách thất bại để lại sự hoài nghi đối với mọi người giống như cuộc  Cách mạng Cam trước đó.

“Chúng tôi đang nhìn thấy những hậu quả thất bại chồng chất của Poroshenko và chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chính ông ấy. Những gì chúng tôi bây giờ cần là sự cân nhắc định hướng của đất nước. Tuy nhiên có vẻ như khả năng phần nhiều là ông ấy sẽ giữ nguyên sự lơ lửng và cố gắng để xoay sở với những khó khăn.” Ông Mikhail Pogrebinsky, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị độc lập Kiev nói.

Cuộc khủng hoảng hiện nay đã được kích hoạt từ tháng Hai sau khi Bộ trưởng Kinh tế Aivaras Abromavicius,có đầu óc cải tổ và được phương Tây hậu thuẫn từ chức. Để tiếp nối những khó khăn và sụt giảm lòng tin đối với các tổ chức quốc tế, IMF đã không giải ngân từ tháng Tám năm ngoái trong khi nhiệm vụ của họ là phải giữ cho Ukaine không bị sụp đổ về tài chính. Cho đến nay những tín hiệu giải ngân cho chính phủ Ukraina vẫn chưa thấy. Theo Bloomberg một tờ báo uy tín về tài chính đưa tin các chủ nợ có thể rời xa Ukraina nếu Ukraina tiếp tục bất ổn về chính trị và cứng rắn hơn nữa nếu cuộc khủng hoảng không được giải quyết.

Tháng trước một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk đã được thông qua, báo hiệu liên minh cầm quyền đang trở nên mâu thuẫn chẳng hạn đảng Samopomich đã rời bỏ liên minh. Điều đáng lo ngại hơn, Poroshenko người đã kêu gọi ông Yatsenyuk phải từ chức, đang cố gắng thúc đẩy một đồng minh của mình là Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Groysman lên thay thế. Trong khi đó nhiều người khác đang kêu gọi bầu cử quốc hội mới nhằm phá vỡ các mối liên kết mờ ám.

Cuộc bầu cử Quốc hội vào tháng 10/2014 được dự định sẽ mang lại cải cách mạnh mẽ tuy nhiên thay vào đó là một Quốc hội với những khuôn mặt cũ gồm đại diện các đầu sỏ chính trị và các cựu chính trị gia của chế độ cũ. Theo các chuyên gia nhận định không có gì đảm bảo cuộc bầu cử mới sẽ làm thay đổi sự lộn xộn thậm chí sẽ làm quốc gia mất phương hướng trong mấy tháng trời khi cuộc đấu tranh chính trị diễn ra. Giám đốc cơ quan xã hội học Kiev Barometer Ukraina ông Viktor Nebozenko nói rằng Poroshenko đã khước từ thậm chí không đề cập đến khả năng của cuộc bầu cử mới vì đó không phải là mối bận tâm của ông. Bầu cử Quốc hội sẽ làm những cuộc chỉ trích như một dòng thác giáng vào Poroshenko kể từ khi ông đã sai lầm tạo ra khối đảng của mình. Đảng của ông đã may mắn được bầu một lần và có thể sẽ thất bại nếu tiếp tục bầu cử.

Nếu có cuộc bầu cử mới một số nhóm cử tri ưu tú sẽ có cơ hội để giành phiếu tất nhiên họ luôn sẵn sàng để thực heienj điều đó. Cụ thể như Đảng bà cựu Thủ tướng Yulia Tymoshenko đầy tham vọng. Bà không vào liên minh của chính phủ và làm trở thành một phe đối lập. Cử tri đang ngày càng mệt mỏi vì những lời hứa suông, sự dối trá và chỉ hành động bằng lời nói. Vì vậy họ luôn đặt niềm tin vào những nhân tố mới thông qua cuộc bầu cử.

Một cuộc khảo sát lớn được thực hiện bởi Viện Cộng hòa quốc tế vào giữa năm ngoái cho thấy niềm tin của cử tri dành cho chính phủ và Quốc hội ở một mức thấp đáng báo động với hai phần ba dân số nói rằng đất nước đang đi theo hướng sai lầm. Một cuộc thăm dò của Viện Gallup vào tháng 12/2015 tiết lộ uy tín của Tổng thống ngày càng xấu đi khi năm 2014 có 47% ủng hộ nhưng cuối năm 2015 chỉ còn 17%.

Theo thăm dò dư luận của ông Nebozenko cho thấy uy tín của Poroshenko không phải là hơn 10% và tiếp tục giảm khi mỗi tháng qua đi.

Cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ Tư tại Hà Lan trong đó cử tri kêu gọi chính phủ không phê chuẩn thỏa thuận liên kết EU-Ukraina. Đây có thể được coi là sự thất vọng của châu Âu đối với Ukraina. Nhưng nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của những người ủng hộ Cách mạng Maidan khi lựa chọn từ bỏ quỹ đạo của Nga để hướng sang tự do dân chủ theo châu Âu.

Cuộc trưng cầu dân ý ở Hà Lan như một lời cảnh báo đối với chính quyền Ukraina “nếu không cải cách mạnh mẽ và triệt để sẽ không có bất kỳ cơ hội nào được tạo đối với Ukraina trong việc hội nhập với EU.”

Mặt khác đây cũng là đòn bẩy để phương Tây gia tăng sức ép đối với Poroshenko trong việc cải tổ, thành lập một chính phủ kỹ trị. Phương Tây có thể nói thẳng với lãnh đạo Ukraina rằng đừng bao giờ lặp lại những sai lầm như các chính quyền trong quá khứ, Ukraina không còn đường lùi. Hãy xây dựng một chính quyền minh bạch, chiếm được sự tin tưởng từ cử tri, tăng trưởng kinh tế mới đẩy lùi được các thế lực thù địch và chống đối. Không còn cách nào khác Poroshenko phải cải cách. Đây là sự lựa chọn và con đường duy nhất cho Ukraina và cho sự nghiệp chính trị của ông.

Trọng Nghĩa


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề