Nỗi sợ hãi của lãnh đạo Nga đang gia tăng vì khủng hoảng chìm sâu – The Financial Times

Sự trở lại chính quyền của Alexei Kudrin – một dấu hiệu tốt, nhưng đây có thể chỉ là một cố gắng để che giấu thực trạng của vấn đề.

Gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông qua hai quyết định quan trọng và nặng ký  nhất kể từ  vài tháng trở lại đây. Một trong quyết định đó là sự ra đời của Lực lượng vệ binh  Quốc gia với quân số tới 400 nghìn người, trực thuộc sự điều hành trực tiếp của  cá nhân tổng thống. Quyết định thứ hai – là sự trở lại của Alexei Kudrin, cựu Bộ trưởng Tài chính, người có uy tín lớn cả ở trong nước và quốc tế và trong tuần trước đã được bổ nhiệm làm Phó ban cố vấn kinh tế  thuộc Văn phòng tổng thống.

Những bước đi này cho thấy nỗi  bất an nghiêm trọng của điện Kremlin về tình trạng của nền kinh tế Nga – và tác động của nó đối với các kết quả của các cuộc bầu cử quốc hội mà sẽ được tổ chức vào tháng Chín. Hiện các cuộc biểu tình phản đối lớn đang lan rộng ra khắp nước Nga sau 16 năm điều hành của  ngài Putin, lý do vì người dân nghi ngờ rằng  sự gian lận về kết bầu cử quốc hội sẽ tái diễn  giống như vào năm 2011.

Mặc dù gia tăng đàn áp đối với các tổ chức dân chủ, nhưng uy tín  của ông Putin trong  hai nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên vẫn được củng cố trên nền tảng vững chắc của sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của các phúc lợi vật chất của người dân. Duy trì được uy tín đó là do sự gia tăng nhanh chóng của giá dầu thế giới. Từ khi có  sự trở lại của Putin làm tổng thống vào năm 2012, mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên dầu mỏ đã hết thời, chế độ của ông càng ngày càng trở nên công khai độc tài. Ảnh hưởng của ông hiện tại chỉ còn dựa trên cơ sở mong manh của việc huy động quân sự kết hợp với một chiến dịch tuyên truyền tích cực chống phương Tây trong đó nước  Nga được được mô tả như là một “pháo đài bị bao vây”.

Trớ trêu thay, chủ nghĩa quân phiệt ở Nga đã tiếp tục làm trầm trọng thêm vấn đề kinh tế, khiêu khích phương Tây ra những đòn trừng phạt, trong đó, kết hợp với sự sụt giảm của giá dầu quốc tế đã dẫn tới một cuộc suy thoái kéo dài tại Nga – suy thoái kinh tế kéo dài nhất trong 20 năm qua. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm 2016 khối lượng sản xuất ở Nga đã giảm 1,8%, còn trong năm 2015 giảm 3,7%. Ngay cả sau suy thoái kinh tế, tiềm năng tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế của Nga  không thể vượt quá 2%. Để làm phép so sánh, thì từ 2000-2007, tốc độ tăng trưởng hàng năm ở Nga  khoảng 7%. Đồng rúp đã giảm một nửa, và lạm phát năm ngoái là 15%, dẫn đến sự sụt giảm thu nhập thực tế của người Nga xuống 10% – đây là mức giảm đầu tiên sau 16 năm cầm quyền của ông Putin.

Trong bối cảnh này, sự trở lại của ông Kudrin, có thể trở thành một tác nhân kích thích tốt cho vai trò của các trùm tài phiệt trong ban lãnh đạo Nga, bởi vì trong vài năm qua, cán cân quyền lực đã chuyển quá xa vào tay của phe quân lực. Quyết định của ông Putin có vẻ như sẽ đưa ra một thông điệp là trao quyền  cho các nhà cải cách xuất sắc, có định hướng bắt tay với phương Tây.

Tuy nhiên, ông Kudrin chỉ trở lại với cương vị Phó chủ tịch Hội đồng kinh tế thuộc văn phòng tổng thống, chứ không phải là thủ tướng, như một số người đã giả định. Vậy thì vai trò của ông có gây được ảnh hưởng gì trong thực tế hay không, còn là một bí ẩn. Hiện tại những thách thức trở nên vô cùng phức tạp. Nga cần một  cải cách quy mô lớn về  cơ cấu nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp,  tăng cường đầu tư và sản xuất. Để làm điều này cần phải củng cố nền tảng của quyền sở hữu bằng cách tăng cường các chế độ độc tôn của pháp luật và tăng mức độ độc lập của ngành tư pháp.

Để đạt được điều này, cần phải trao cho các nhà cải cách một không gian tự do rộng lớn, là điều mà ông Putin không bao giờ dám làm. Bởi vì rằng, tổng thống  và các thành viên xung quanh ông, đã từng kiếm bẫm những lợi nhuận khổng lồ từ khi lên nắm quyền, sợ rằng nếu trao quyền tự do cho các nhà cải cách thì nền tảng  chế độ của ông có thể lung lay.

Do đó, việc bổ nhiệm ông Kudrin có thể chỉ là một màn kịch ngụy trang tốt  nhất. Có một khả năng (xác xuất không lớn) là nếu cuộc bầu cử quốc hội sẽ được tổ chức mà không bị bất kỳ sự cố nghiêm trọng nào xảy ra, thì ông Putin sẽ tuyên bố rằng nhiệm vụ của ông đưa nước Nga trở thành một cường quốc đã hoàn thành và sẽ thiết lập một nền kinh tế mạnh để mà duy trì vị trí này.

Trong trường hợp đó, ông Kudrin, có nhiều khả năng sẽ thay thế Dmitry Medvedev làm Thủ tướng, khi đó ông sẽ có quyền lực thực sự. Nếu điều đó không xảy ra, thì không cần thiết phải đánh giá cao khả năng vươn lên của nước Nga và công dân của mình, thậm chí trong một thời gian dài. Tuy nhiên, trong trường hợp nền kinh tế không được cải thiện, nhu cầu về cuộc phiêu lưu quân sự nguy hiểm và tốn kém sẽ gia tăng nhằm bảo vệ uy tín của ông Putin. Trong khi đó, nền tảng của chế độ của ông sẽ trở nên mong manh hơn, và sẽ chỉ làm tăng khả năng xảy ra  sự sụp đổ đột ngột và thảm khốc.The Financial Times

Như tin đã đưa, vào cuối tháng trước, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Kudrin đã chấp nhận lời đề nghị của Putin  làm người đứng đầu hội đồng quản trị của Trung tâm nghiên cứu chiến lược. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Kudrin sẽ không thể cứu vẫn nổi cả nền kinh tế Nga lẫn chính  Putin.

Bình luận về sự thành lập Lực lượng cảnh vệ quốc gia vào  tháng trước ở Nga, các ấn bản Mỹ của Foreign Policy đã chỉ ra rằng bằng cách này, ông Putin đang chuẩn bị để đối phó với  “Maidan” ở Moscow.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của công ty Mỹ Stratfor tin rằng mục đích của việc tạo ra Lực lượng vệ binh quốc gia là nhằm để bảo vệ Putin khỏi sự đe dọa của các các cơ quan thực thi pháp luật khác, bao gồm cả quân đội, trong trường hợp có một cuộc đảo chính.

Những số liệu chứng tỏ tình hình nền kinh tế Nga đang trở nên  rất xấu dựa trên công bố của Bộ Tài chính Nga vào ngày 6/5/2016,  theo đó trong tháng tư  736 tỷ rúp được rút ra “để chi phí ” từ Quỹ dự trữ và FNBU. Với một tốc độ hao mòn như hiện nay thì Quỹ dự trữ của Liên bang Nga sẽ cạn kiệt vào tháng Hai năm sau. Tuy nhiên, nếu bắt đầu xảy ra một đợt sụt giá dầu mỏ tiếp theo thì  giờ “Đ…” đối với Liên bang Nga sẽ tiệm cận nhanh hơn nhiều.

Theo politolog.net

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Nỗi sợ hãi của lãnh đạo Nga đang gia tăng vì khủng hoảng chìm sâu – The Financial Times”:

  1. Cao Nam viết:

    Đất nước Nga, Nhân dân Nga hiện nay đang đối mặt với tình thế vô cùng khó khăn và có thể ngày càng bi thảm hơn. Đó là, sự cô lập, đói nghèo và, lớn hơn là tự do cá nhân bị thu hẹp. Nguyên nhân trực tiếp là chính sách đối ngoại Nga hiện nay, hay nói cách khác là, Nga theo đuổi mô hình phát triển sức mạnh quốc gia theo cách rất dễ xung đột với các cường quốc khác cũng như trái với những giá trị văn minh cơ bản mà loài người lâu lắm mới giành được.. Do vậy, nếu, Putin tiếp tục ăn miếng trả miếng với phương Tây theo ý nghĩa “danh dự dân tộc” và bản thể của mình mà không đề cao bảo vệ giá trị văn minh chung cũng như sự sung túc và hòa bình thì sự cô lập, đói nghèo, mất tự do cá nhân sẽ là bệnh mãn tính của đất nước, người dân Nga. Để giải quyết bài toán này lại không hề đơn giản, bởi, nền chính trị Nga hiện nay quá đề cao sức mạnh hành pháp, và tự nhiên theo đó là trung tâm quyền lực như Quốc hộ Nga, Tư pháp Nga trở thành bù nhìn, hình thức; chưa kể đến thủ đoạn, cách thức “khôn khéo” của Putin thì việc thay đổi về chính sách đối ngoại Nga hiện nay không khác gì lấp biển. Vì vậy, trách nhiệm lớn lao này trước tiên là thuộc về đất nước, nhân dân Nga.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề