Ông Putin sẽ tái lập quan hệ hay tiếp tục leo thang chiến tranh?

Sự suy giảm mạnh của đồng rúp và sụt giảm giá dầu đang đe dọa nền kinh tế Nga trở thành cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện. Tổng thống  Putin đã có những biện pháp nhằm giảm thiểu những khó khăn, kiềm chế sự lao dốc của đồng nội tệ và ông đã lái con thuyền dư luận sang hước khác khi đổ lỗi tình hình hiện nay cho phương Tây, tuy nhiên vấn đề rất  nghiêm trọng và không ai chịu trách nhiệm trong vấn đề này mà chính là ông Putin. Ông đã sử dụng sức mạnh “nắm đấm”,  luôn nỗ lực nhằm tạo ra những bất ổn cho Ukraina. Tất nhiên ông phải chịu những đòn trừng phạt từ phương Tây: nền kinh tế bị cô lập, phụ thuộc vào nước ngoài và tài nguyên dầu mỏ.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của Nga luôn có hai mặt: rủi ro và cơ hội. Các rủi ro là sự sụp đổ kinh tế có thể dẫn đến chính quyền Kremlin bị chỉ trích nặng nề hơn so với Ukraine và phương Tây. Nhưng lại mở ra  một cơ hội đó là Nga sẵn sàng leo thang chiến tranh tại Ukraine để đổi lấy cứu trợ, ngã giá về những đòn xử phạt và hồi sinh các mối quan hệ với phương Tây.

Gốc rễ của cuộc khủng hoảng đồng rúp được  gây ra bởi sự suy giảm của  giá dầu thế giới. Nó làm giảm mạnh doanh thu của nhà nước Nga do đó ngân sách sẽ khó lòng thực hiện,  cùng với những đòn trừng phạt liên tiếp được áp đặt từ phương Tây vì những nỗ lực can thiệp vào hòa bình và độc lập của Ukraine. Các biện pháp trừng phạt đã có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế, điều quan trọng hơn khi các ngân hàng Nga không tiếp cận được với nguồn vốn cùng công nghệ cao, nó cũng làm cho các ngân hàng và các công ty của Nga khó khăn hơn trong việc tái cấp vốn để đáo hạn nợ dẫn đến những công dân Nga đã gửi tiền  ra nước ngoài. Tất cả điều này làm cho môi trường kinh doanh trở nên đầy rủi ro và tồi tệ hơn nhiều.

Nền kinh tế sụp đổ sẽ tăng thêm nguy cơ nghiêm trọng đối với bế tắc vốn đã căng thẳng với Nga. Ông Putin cũng nhận thức được rằng sự nổi tiếng của mình dựa trên sự ổn định kinh tế, xã hội và chính trị. Một cuộc suy thoái nghiêm trọng có thể làm xói mòn sự ủng hộ trong nước đối với ông. Để tự cứu mình, ông lại có thể nhờ đến các đòn bẩy kép của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phiêu lưu bên ngoài để củng cố uy tín trong nước. Trong khi chiến lược này sẽ không thể bền vững trong dài hạn, trong tương lai gần nó sẽ làm tình trạng thù địch giữa Nga và phương Tây tăng theo đường xoắn ốc lên mức cao nhất  và chuyển sang giai đoạn nguy hiểm mới. Hậu quả nghiêm trọng nhất chắc chắn sẽ được cảm nhận bởi Ukraine và  các quốc gia Baltic cũng có thể nằm trong tình trạng này.

Để giảm thiểu các rủi ro và nắm bắt cơ hội loại trừ khủng hoảng Nga cần phương Tây nới lỏng cấm vận tuy nhiên Nga cũng phải  cam kết cho sự độc lập của Ukraine. Sự đổ vỡ của đàm phán Minsk vào tuần trước chỉ làm cho một chiến lược cần thiết và cấp bách được đặt ra. Nó sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản:

  • Nga sẽ thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk: Sau cuộc xâm lược của Nga vào tháng Tám, một thỏa thuận đã đạt được hứa hẹn sự tự chủ cho vùng Donbass  và khôi phục lại quyền kiểm soát biên giới của Ukraine. Nhưng thỏa thuận ngừng bắn đã liên tục bị vi phạm  và gánh nặng đó Kremlin phải chịu trách nhiệm.  Để có được nới lỏng cấm vận  đầu tiên Nga  phải rút toàn bộ lực lượng quân đội ra khỏi lãnh thổ Ukrainne; Cùng với tổ chức OSCE thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc giám sát biên giới.  Châu Âu và Hoa Kỳ sẽ cần phải luôn có sự đồng thuận trong phối hợp và đưa ra những chiến lược nhanh chóng nếu Nga nuốt chửng lời hứa của mình, biện pháp trừng phạt sẽ được áp đặt ngay lập tức. Về phần mình, Kiev sẽ phải nỗ lực hơn nữa trong việc tiêu diệt phiến quân ly khai hoặc bảo vệ chắc chắn những khu vực đang kiểm soát, chuẩn bị cho các cuộc bầu cử và hỗ trợ cho thỏa thuận ngừng bắn.

 

  • NATO sẽ tiếp tục tăng cường răn đe ở Đông Âu để phòng vệ cho các thành viên trước nguy cơ đang gia tăng. Trước đó đã có những động thái dè dặt trong hành động để thực hiện các kế hoạch sẵn sàng hành động của NATO. Điều này phải được thay đổi. Củng cố mạn sườn phía đông của liên minh là sự bảo hiểm cần thiết chống lại sự cố trong quan hệ với Nga. Washington cần cam kết sự hiện diện liên tục các lực lượng trên lãnh thổ của các nước Baltic và Ba Lan. Nhưng muốn sự răn đe có hiệu quả và liên tục được hoạt động cần phải có sự đồng thuận của nhiều nước trong khối. Một số lượng nhỏ của các lực lượng châu Âu cần phải được triển khai tại các quốc gia Baltic và Ba Lan cùng với việc tập trận thường xuyên để tăng cường răn đe.

 

  • Ukraine sẽ phải thừa nhận công khai rằng họ không phải quyết tâm cho việc gia nhập NATO. Nga từ trước tới nay luôn phản đối sự mở rộng của Nato về phía đông và gay gắt hơn trong việc Ukraine muốn gia nhập khối. Trong khi Kiev đã đưa ra quyết định muốn là thành viên của Nato thì Nato phải duy trì chính sách mở cửa về lâu dài đối với Kiev. Trên thực tế Ukraine vẫn còn rất xa mới đáp ứng được các yêu cầu đối với thành viên chính thức. Kiev cần hiểu rằng họ sẽ không thể trở thành thành viên chính thức trong thời gian tới, họ cần công nhận điều này. Tuy nhiên, Ukraine vẫn có thể duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược với NATO.

 

  • Nga sẽ phải chấp nhận mối quan hệ gần gũi hơn với người Ukraine với Liên minh châu Âu – cũng như các mối quan hệ sâu sắc với những nước khác. Đó là lợi ích của Ukraine trong việc đang tiến tới gần châu Âu mà việc này đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng. Mối quan hệ tốt hơn và gần gũi hơn là vì lợi ích của cả hai nước. Mối quan tâm của Nga là việc bị cắt đứt tại thị trường Ukraine, tuy nhiên cần phải hiểu rằng thị trường Nga rất quan trọng đối với Ukraine.

 

  • Phương Tây sẽ phải thực hiện những cam kết vững chắc hơn để hỗ trợ cho cuộc cải cách nội bộ ở Ukraine. Mặc dù họ đã cam kết tài trợ và hỗ trợ tư vấn để giúp củng cố các tổ chức chính trị, kinh tế và quân sự của Ukraine, nhưng một cam kết lớn hơn, lâu dài hơn là điều rất cần thiết. Ukraine cần phải làm phần của mình bằng cách giải quyết tham nhũng, tăng giá năng lượng trong nước, cải cách ngành năng lượng  và thực hiện các cải cách cơ cấu khác.

 

Ngay cả khi các cuộc đàm phán Minsk sụp đổ, Nga đã đồng ý tiếp tục cung cấp cho Ukraine  than và điện mà không cần thanh toán trước đây là dấu hiệu cho thấy Moscow vẫn có thể tìm kiếm thỏa thuận. Chúng tôi nghĩ rằng hợp đồng này sẽ cung cấp cho Nga một lượng tài chính đáng kể giúp cho nền kinh tế khởi sắc hơn cũng như công nhận tầm quan trọng lâu dài của Nga với phương Tây. Nó cũng sẽ giúp ổn định cho Ukraine. Tuy nhiên còn rất xa mới có thể khôi phục được quan hệ như cũ như phục hồi  thành viên của nhóm G8, Hội đồng Nga-NATO …

Ông Putin vẫn có thể lựa chọn con đường leo thang để đối đầu bất chấp cơn bão kinh tế và các nhà ngoại giao Mỹ – châu Âu phải sử dụng cuộc khủng hoảng để có những chiến lược tiếp cận linh hoạt hơn.

Dương Chuyên


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Ông Putin sẽ tái lập quan hệ hay tiếp tục leo thang chiến tranh?”:

  1. Vu Hoang Hung viết:

    Putin đương nhiên muốn tái lập quan hệ với phương Tây. Nhưng ông ta sẽ ko dám chắc sự ủng hộ của người dân Nga nếu ông ta phải “nhượng bộ” trao trả các khu vực đã lấy được từ Ukraina. Cuộc sống của người dân Nga ở mọi tầng lớp đều bị xáo trộn quá nhiều vì những quyết định sai lầm của bản thân Putin, các công cụ truyền thông đã đi quá xa trong việc mê hoặc dân chúng nhằm phục vụ cho giới cầm quyền nên ko thể rút lời được nữa rồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề