Nhà chức trách Nga và Ukraine đang xem xét siết chặt quy định xuất khẩu để giữ giá lương thực trong nước không tăng quá nhanh, trong bối cảnh đồng tiền của hai nước mất giá nghiêm trọng.
Nga và Ukraine là hai nước xuất khẩu lúa mì lớn trên thế giới, thông qua các cảng ở Biển Đen đến khu vực châu Phi và Trung Đông. Tuy nhiên, đồng tiền của hai nước mất giá mạnh trong năm ngoái đã đẩy giá thực phẩm trong nước tăng lên.
Năm 2014, đồng rúp Nga mất gần một nửa giá trị, trong khi đồng hryvnia Ukraine giảm hơn 70% so với đô la Mỹ.
So với cùng kỳ năm 2014, lạm phát giá lương thực trong tháng 1-2015 tại Nga tăng 20,7%, trong khi tại Ukraine tăng 30,1%. Giá các loại thực phẩm chủ yếu dựa vào nhập khẩu đều tăng mạnh ở cả hai nước.
Chính phủ hai nước đã tiến hành các biện pháp hạn chế xuất khẩu lúa mì để giữ giá bánh mì trong nước ổn định. Nga đã áp đặt hạn ngạch không chính thức về xuất khẩu lúa mì trong tháng 12-2014 và đánh thuế xuất khẩu lúa mì từ tháng 2-2015. Ukraine cũng xác định hạn ngạch xuất khẩu lúa mì trong nửa đầu năm 2015.
Sắp tới, hai nước có thể siết chặt quy định xuất khẩu các mặt hàng chủ lực khác như lúa mạch, ngô và bột mì.
TBKTSG
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
Trả lời