Hợp tác quốc phòng Nga-Trung ngày càng phát triển

Sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu công bố kế hoạch phát triển hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của nước này, ông Vassily Kashin – nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ – đã phát biểu trên Đài tiếng nói nước Nga rằng Moscow và Bắc Kinh có thể là đối tác tiềm năng để phát triển hệ thống này.

Ông Kashin cho biết hệ thống cảnh báo sớm có thể là một lựa chọn dự án tốt để Nga và Trung Quốc hợp tác với nhau. Do được thiết kế để phát hiện và giám sát không chỉ các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mà còn các tên lửa chiến thuật, hệ thống cảnh báo sớm mới nhiều khả năng sẽ không còn phụ thuộc vào các vệ tinh Oko lỗi thời của Nga. Theo Kashin, Moscow có thể đề nghị Trung Quốc giúp đỡ phát triển các vệ tinh mới.

nga-co-the-phai-nho-tq-giup-phat-trien-he-thong-canh-bao-ten-lua

Mô hình các vệ tinh thuộc hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc

Kashin cho rằng, với kinh nghiệm phát triển hệ thống định vị Bắc Đẩu, Trung Quốc có đủ khả năng xây dựng một hệ thống vệ tinh phù hợp với hệ thống cảnh báo sớm của Nga, mặc dù cho đến nay chưa rõ Nga cần bao nhiêu vệ tinh để hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm của mình. Hệ thống cũ của Nga yêu cầu đến 7 vệ tinh địa tĩnh và 4 vệ tinh quỹ đạo elip cao. Ông Kashin cho biết chi phí để xây dựng hệ thống mới sẽ rất tốn kém.

Kashin nhận định, Trung Quốc có thể hưởng nhiều lợi ích từ sự hợp tác này, bởi hiện tại, Trung Quốc luôn đối mặt với mối đe dọa từ Mỹ, cũng như các loại tên lửa đạn đạo tầm trung của các nước trong khu vực. Thông qua sự hợp tác với Moscow, Bắc Kinh có thể thu thập được nhiều công nghệ quân sự mới mà họ cần để chống lại các loại tên lửa đạn đạo tầm trung. Trung Quốc còn có thể phát triển các vũ khí diệt vệ tinh tiên tiến hơn nhờ hợp tác với Nga trong tương lai.

nga-co-the-phai-nho-tq-giup-phat-trien-he-thong-canh-bao-ten-lua (1)

Radar thuộc một hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Nga.

TRước đó có tin Nga hậu thuẫn Trung Quốc phát triển J-10B đối phó với F-15J của Nhật

Hãng tin Itar-Tass dẫn nguồn tin quân sự Trung Quốc ngày 19/10 đưa tin, Công ty Salute của Nga đã đảm bảo cung cấp động cơ ba thì AL-31FN cho Trung Quốc lắp đặt trên máy bay J-10B. Việc phát triển động cơ mới này đã kết thúc vào tháng 4 năm nay, qua thực thế thử nghiệm bay đã chứng minh động cơ ba thì AL-31FN đáp ứng yêu cầu sử dụng.

Vừa qua, trên các trang mạng của Trung Quốc đã công bố hình ảnh về loại tiêm kích J-10B, trong đó gồm 4 chiếc J-10B cho lực lượng Lục quân và 2 chiếc cho lực lượng Không quân. Dự kiến những chiếc J-10B này sẽ do Công ty hàng không Thành Đô sản xuất hàng loạt.

J-11BS-Flanker-C+-Prototype-3S

 J11B Trung Quốc nhái theo Su27 của Nga

Việc J-10B được trang bị động cơ AL-31FN do Nga sản xuất khiến Trung Quốc tự mãn cho rằng, J-10B mạnh hơn F-15J của Nhật Bản rất nhiều và có khả năng đánh bại tiêm kích F-15J của Nhật Bản trong mọi cuộc xung đột. Thông tin này được Đài Phượng Hoàng (Hong Kong, Trung Quốc) dẫn nguồn tin quân sự Bắc Kinh hồi cuối năm 2013 khẳng định.

Theo Đài Phượng Hoàng, J-10B được trang bị hệ thống radar quét mạng pha chủ động tiên tiến giúp nó có khả năng đánh bại tiêm kích hạng nặng F-15J của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF). “J-10B được trang bị radar quét mạng pha chủ động giúp nó có khả năng đánh bại F-15J của Nhật Bản trong các cuộc không chiến nếu xung đột xảy ra tại các vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông”, Đài Phượng Hoàng tuyên bố.

Saturn_AL-31_FN_1

 

Động cơ AL-31FN

J-10B cũng sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar tốt hơn, nhờ vậy có khả năng tàng hình tốt hơn so với tiền nhiệm J-10A. Nguồn tin trên cho biết, ngoài Mỹ thì Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có khả năng tự chế tạo cửa hút không khí khuếch tán siêu âm (DSI) trang bị trên J-10B thay cho cửa hút không khí kiểu cũ của J-10A.

Với những công nghệ này, J-10B sẽ là tiêm kích thế hệ 4,5 tốt nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hệ thống màn hình gắn trên mũ bay thiết kế cho phép phi công J-10B phản ứng nhanh hơn. Hệ thống này rất giống các hệ thống tương tự trên F-16E/F Block 60 của Mỹ và Rafale của Pháp.

AL_31FN_dong_co_may_bay_Nga

Động cơ động cơ AL-31FN

Tuy nhiên, khả năng mang vác vũ khí và chiến đấu của J-10B vẫn chưa được Trung Quốc tiết lộ. Trong khi đó, đối thủ của J-10B mà Trung Quốc mang ra so sánh là F-15J, đây là dòng chiến đấu cơ huyền thoại sở hữu sức mạnh khủng khiếp khiến bất kỳ đối thủ nào cũng phải kiêng nể.

Tổng hợp.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề