“Gazprom” sẽ phải đối mặt với những thách thức mới

 

Nhà cung cấp khí đốt của Mỹ sẽ bước vào cạnh tranh với Nga trong thị trường châu Âu vào tháng Hai năm sau, khi Lithuania sẽ nhận được từ Hoa Kỳ lô hàng đầu tiên khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), Hãng tin Reuters cho biết.

Châu Âu, với mức tiêu thụ lớn khí đốt và hàng chục thiết bị đầu cuối LNG ít sử dụng nhập khẩu là mối quan tâm lớn cho các công ty Mỹ, khi mà đã chi tổng cộng $ 60 tỷ cho xây dựng cơ sở hạ tầng xuất khẩu. Vào năm 2019 nguồn cung cấp khí đốt của Mỹ đến châu Âu được dự kiến ​​sẽ đạt 60 triệu tấn, rằng sẽ giúp EU giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp khi đốt tự nhiên qua đường ống từ Nga.

Nếu Mỹ sẽ tăng đáng kể nguồn cung LNG trong những năm 2017-2018, cộng với nguồn cung cấp từ Australia và Qatar,đấy có nghĩa là một dòng chảy lớn khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG sang châu Âu, và  Nga lúc đấy phải toát mồ hôi để có thể chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ “- một nhà phân tích cao cấp tại thị trường khí đốt Societe Generale Thierry Brault cho biết.

Câu hỏi đặt ra là “Gazprom” phải làm gì: Gasprom sẽ chiến đấu để giành thị phần bằng cách tăng sản xuất và giảm giá hoặc giảm sản lượng, hoặc sẽ chờ đợi sự tăng giá như đã xảy ra trong năm 2008-2009 hay không?, giám đốc phân tích thị trường khí đốt Wood Mackenzie Stephen O’Rourke nói.

Theo ông, để đóng được con đường khí đốt của Mỹ đến châu “Gazprom” buộc phải hạ giá tại chỗ giao dịch đến $ 4 cho triệu đơn vị nhiệt của Anh từ giá hiện tại là $ 5,65.

“Gazprom” từ chối nói về chiến lược của mình. Lợi thế của của tập đoàn này ở chỗ là sự mất giá của đồng rúp đã giúp tập đoàn giảm chi phí sản xuất với doanh thu tăng từ đồng rúp. Ngoài ra, tập đoàn “Gazprom” có trữ lượng khí rất lớn và còn có dự phòng công suất đường ống dẫn khí.

Tuy nhiên, triển vọng gia nhập lượng khí đốt tự nhiên hóa lỏng LNG của Mỹ đến châu Âu đã làm thay đổi hành vi của “Gazprom”: trong tháng Chín, công ty, mà luôn thích có được hợp đồng dài hạn, lần đầu tiên đã tổ chức bán đấu giá khí xuất khẩu bằng cách bán các hợp đồng dài hạn vượt quá khoảng 1,2 tỷ mét khối để cung cấp thông qua đường ống “Nord Stream” ở phía bắc-tây Châu Âu. Trong tháng giêng và tháng hai năm 2016 sẽ được đem bán đấu giá cho xuất khẩu 6 tỷ mét khối.

Theo unian


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề