“Mục tiêu cuối cùng của Nga… là chiếm thêm lãnh thổ và mở rộng phần lãnh thổ do Nga kiểm soát ngày càng sâu hơn và sâu hơn về phía trong Ukraine”, Reuters dẫn lời bà Power nói.
“Những cuộc tấn công mới đây là do phe ly khai được Nga viện trợ và huấn luyện thực hiện, sử dụng tên lửa Nga và xe tăng Nga cùng lính Nga yểm trợ”, bà Power nói thêm.
Hội đồng bảo an LHQ tiến hành cuộc họp khẩn cấp giữa lúc phe ly khai được cho là thân Nga mở đợt tấn công mới ở miền đông Ukraine vào ngày 26.1 sau khi tuyên bố sẽ xâm chiếm thêm nhiều vùng lãnh thổ ở miền đông Ukraine.
Chính quyền Ukraine ngày 26.1 đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở hai tỉnh nằm dưới sự kiểm soát của phe ly khai ở miền đông Ukraine và đặt toàn bộ lãnh thổ nước này trong tình trạng cảnh giác cao độ.
Giao tranh ác liệt giữa quân chính phủ Ukraine và phe ly khai ở miền đông Ukraine kéo dài từ cuối tuần qua đến nay, khiến ít nhất 30 thường dân thiệt mạng trong vụ tấn công ở thành phố Mariupol (miền đông Ukraine) hôm 24.1, theo Reuters.
Phó Tổng thư ký LHQ Jeffrey Feltman cho biết vụ tấn công chết người ở Mariupol do phe ly khai tiến hành là nhắm vào thường dân, vi phạm luật nhân đạo quốc tế và phải được đem ra xét xử.
“Chúng tôi đề nghị chính quyền Nga dùng ảnh hưởng của họ kêu gọi phe ly khai ngừng chiến sự ngay lập tức. Đây là bước đầu tiên then chốt để chấm dứt đổ máu”, ông Feltman nói.
Thủ lĩnh phe ly khai Alexander Zakharchenko hôm 24.1 ban đầu lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công chết người ở Mariupol nhằm chiếm thành phố này từ tay của lực lượng chính phủ Ukraine, nhưng sau đó phủ nhận trách nhiệm, theo AFP.
Tuy nhiên, Đại sứ Nga tại LQH Vitaly Churkin nhắc lại quan điểm của Moscow là chính quyền Ukraine gây ra những vụ giao tranh mới đây, cáo buộc chính quyền các nước phương Tây mù quáng đứng về phe Kiev trong xung đột ở Ukraine. Theo Reuters, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc tăng cường các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Nga với cáo buộc Moscow can dự vào tình hình xung đột Ukraine.
Trên 5.000 người thiệt mạng trong xung đột kéo dài 9 tháng qua ở miền đông Ukraine và trên 1 triệu người mất nhà cửa, theo báo cáo gần đây LHQ.
Hội đồng bảo an LHQ đã tiến hành hàng chục cuộc họp về tình hình Ukraine, nhưng vẫn bế tắc và chưa có hành động cụ thể nào, theo AFP.
Theo Thanh Niên
- Gia nhập EU và NATO, nhưng không có Donbass - 9 câu hỏi về cuộc hội đàm Biden-Putin
- Hết năm 2021, Thế giới ở vào giai đoạn biến động lớn, Ukraina chưa thể vượt qua cuộc khủng hoảng.
- SOS - báo động dịch cúm nguy hiểm đang hoành hành tại Ukraina
- Ukraina, Mỹ và Ba Lan đã ký thỏa thuận đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt
- Các tên lửa hành trình của Ukraina có khả năng "khóa biển Azov"
- NƯỚC NGA TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU MỸ-TRUNG
Trả lời