Trẻ em có điều kiện sống thuận lợi – rất không thuận lợi trong cuộc sống.

– Cô giáo cho gọi tôi? – bà mẹ ngồi xuống chiếc ghế  đối diện Maryvanna và hỏi với thái độ chăm chú.

– Vâng, tất nhiên! Chị là mẹ của Vanhia ạ? Tôi muốn nói  chuyện nghiêm túc với chị!

– Vâng tôi xin nghe đây- người mẹ nở nụ cười thân thiện và nhìn vào mắt cô giáo. Cô ấy mặc chiếc  áo len dệt kim màu xám, rõ ràng không phải là mới, nhưng gọn gàng.

– Chị biết đấy, tôi không biết nên bắt đầu thế nào để trao đổi  với chị điều này. Vanya ở trường đã bán cho những học sinh khác những đồ chơi (có thể nhẩy được)! Các giáo viên đã nhìn thấy và báo cho tôi! Tôi hỏi Masha – cháu ấy nói rằng nó thực sự đã mua một con ếch nhựa! Và những đứa trẻ khác cũng vậy – Maryvanna kết luận và nhìn chằm chằm vào người mẹ.

te

Người mẹ, vẫn mỉm cười thân thiện, nhẹ nhàng nhíu lông mày phải của mình:

– Và gì nữa?

– Tôi muốn rõ ý nghĩa của câu hỏi  – và gì nữa? – Maryvanna  rõ ràng chờ đợi một phản ứng khác trước lời nói của mình.

– Vâng – thế thì sao nào? Bán đồ chơi. Kiểu như những quả bóng có thể nẩy lên nẩy xuống phải không? Tôi hiểu rồi. Ngoài ra cô gọi tôi đến có việc gì nữa không?

– Vâng, tất nhiên. Vì việc này thôi, tôi cho mời chị. Trong trường học, trong giờ giải lao…

– Tức là không phải trong giờ học?

– Uh… – cô giáo bát đầu bối rối trước câu hỏi của người mẹ – không. Nhưng vấn đề là ở đâu. Đây là trường học! cháu buôn bán! đồ chơi!

Người mẹ nhíu lông mày thứ hai

– Cháu nó có cư xử tồi không? Các giáo viên có phàn nàn gì không? Cháu có bị điểm hai không? Có đánh nhau  với bạn không? Có ăn cắp không? Và kết cục  – nó có  lừa dối người mua bằng cách không đưa đồ chơi không?

Maryvanna mất vài giây bất ngờ với những câu hỏi đó, trước khi tiếp tục:

– Không, nhưng…

– Như vậy nó trong thời gian rảnh giữa các tiết học đã  thể hiện tính cách độc lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh nhỏ của mình, tuy vậy nó cố gắng không làm phương hại đến học tập hoặc làm điều gì xấu đúng không?

– Chị nói thật chứ?

– Tất nhiên. Tôi đang cố gắng lý giải nguyên nhân tại sao  hôm nay tôi phải mất thời gian, xin nghỉ việc để đến gặp  cô giáo đây.

– Tôi đã kể  với chị rồi đó! – Maryvanna bắt đầu bối rối.

– Tôi xin lỗi, vì tôi đã không đọc kỹ các quy tắc ứng xử ở trường. Nhưng tôi có thể khẳng định chắc chắn  rằng trong đó không có bất kỳ một nội quy nào ghi về việc cấm bán các đồ chơi trong giờ giải lao.

– Tại sao chị lại cố tình không hiểu- Cô giáo bắt đầu mất tự chủ- Trong nhà trường nghiêm cấm mua bán!

– Thật sao? Vậy thì ở trong nhà ăn của trường có phát bánh rán miễn phí không?

– Bánh rán không có liên quan gì đến chuyện này?

– Vâng, chính cô giáo vừa nói rằng ở trường không được phép mua bán bất kỳ thứ gì mà. Vậy thì tại sao tôi phải đưa tiền cho con tôi để mua bánh rán hàng tuần.

– Vậy. Chị có nghiêm túc không đấy? Cháu đã bán ở trường đồ chơi cho các bạn khác! Đây là một trường học, không phải là cái chợ! – Maryvanna bát đầu sôi lên.

Tôi xin lỗi, nhưng cô giáo cụ thể  muốn gì ở tôi? Nếu như trong các quy tắc của trường nêu ra rằng điều này không thể được – Thì cô giáo chỉ việc chỉ rõ quy định đó cho cháu Vanhia là đủ. Cháu nó là người luôn tuân thủ  nột quy đề ra.

– Và chị đã không muốn bằng cách nào đó gây ảnh hưởng đến nó?

– Ảnh hưởng đến nó? – người mẹ nghĩ ngợi một vài giây. – Có lẽ là có. Cháu  đã lập một kế hoạch kinh doanh nhỏ, lên danh sách những người mua tiềm năng, rồi thì tìm thấy nơi mua hàng, tính toán lợi nhuận có thể. Và tất cả điều này diễn biến mà không cần sự giúp đỡ của tôi. Hoàn toàn một mình. Vâng, tôi nghĩ rằng đó là điều đáng khích lệ. Cô giáo nghĩ sao – chỉ cần cuối tuần cho chúng nó đi đến công viên nước là đủ phải không? Vâng, và xin vui lòng để lần sau chúng ta giải quyết những vấn đề  tương tự như thế này qua điện thoại. Tôi còn phải làm việc và thời gian là tiền bạc.

children-uncomfortable-2

Vừa rồi,  các bạn được chứng kiến với một cuộc đụng độ điển hình của hai hiện thực – nhà trường và gia đình, hiện đại và hậu Xô viết, biết vâng lời và tự lập, quen thuộc và sáng tạo. Tại sao lại có nhiều bậc phụ huynh có nguyện vọng bất đạt là mong muốn để con trẻ của họ  dưới 18 tuổi luôn là một đưa trẻ ngoan, vâng lời, vô cảm và ít nói (câm lặng là tốt nhất) và là một học sinh xuất sắc, rồi sau đó đột nhiên chúng có thể biến thành một doanh nhân tự tin và thành đạt trong thương trường.

Và một điều rất đáng  ngạc nhiên – đó là việc thu xếp làm sao cho con trẻ “thi đậu” đại học, giúp đỡ chúng về nhà ở và  sắp xếp công ăn việc làm cho chúng- để  rồi những đứa trẻ đó không có gì thay đổi: Chúng làm việc trong các văn phòng, công sở từ sáng đến chiều, uống bia vào thứ Sáu và chỉ  ngồi sau máy tính vào tất cả các ngày cuối tuần. Vẫn thường xuyên xin tiền của các bậc phụ huynh. Rồi chẳng mấy chốc chúng đã bước qua tuổi 25…

Vâng, chúng ta đã làm sai điều gì đó chăng? Chắc hẳn tất cả đều có chung một hoài bão cố hữu – là dành tất cả tình thương yêu  cho con cái.

Và hiếm khi nhớ lại  rằng cậu con trai của mình,  hồi còn  đang học lớp năm, muốn tập karate – cha mẹ đã không đồng ý  (vì sợ bị chấn thương). Hồi học lớp bảy đã không cho phép học nhảy breake dance  (một sở thích chung!). Hồi học lớp tám buộc phải đi học  Aeromodelling. Ở lớp chín được chuyển đến trường trung học chuyên tiếng Anh (vì tiếng anh có tương lai sau này!). Còn vào lớp XI cấm không được yêu cô bé sinh viên năm thứ nhất (yên tâm, sau này cậu con sẽ có hàng tá các em Katia kiểu như vậy). Rồi thì cha mẹ cấm không cho thi vào khoa báo chí (không mốt và nguy hiểm). Họ đã gửi con vào học (trả tiền) ở trường  kinh tế (toán kém thì sao nào, sẽ học thêm!). Và cuối cùng phụ huynh đã giới thiệu việc làm ở chỗ Công ty của bác Kolya  (Nó liệu có thể tìm việc ở đâu bây giờ!… thời buổi này…).

Còn đây là trường hợp đáng ngạc nhiên: bà hàng xóm nhà tôi có một cậu con trai – hồi nhỏ cậu ta chỉ hiện diện như một nỗi bất hạnh! suốt ngày đi lại với hai đầu gối bị sứt mẻ. Đi học thì mỗi năm đổi một trường vì sự học quá kém cỏi nên không thể ngồi lâu ở bất kỳ trường nào. Hết phổ thông cậu ta đành ghi tên học ngành chính trị xã hội, rồi lại bỏ học sau một năm. Sau đó, khi bước vào tuổi mười tám, anh ta xin  đi làm việc ở đâu đó. Năm hai mươi tuổi mới tốt nghiệp cao đẳng hệ không chính quy. Thế mà bây giờ – anh ta có công ty của riêng mình, xe hơi, vợ đẹp, sắp có con. Cả hai đều nghiện xe đạp, mỗi cuối tuần hai vợ chồng đều tổ chức đi chơi đâu đó và bà hàng xóm thường khoe với chúng tôi những hình ảnh của họ….với một niềm tự hào.

Tại sao lại như vậy?

Trong các tình huống được  mô tả ở trên cũng có những chi tiết phóng đại. Nhưng xu thế chung là như vậy. Nếu trẻ em  không được thể hiện tính chủ động vào tuổi lên ba và bị cấm tất cả mọi thứ ở tuổi lên mười, thì ở độ tuổi hai mươi nó sẽ không thể đột nhiên trở nên độc lập và tự tin. Nó sẽ là một đưa con rất “ngoan ngoãn” đối với các bậc cha mẹ, sẽ không làm rách quần áo, không làm xước xát đầu gối của mình và không tranh luận với giáo viên, để  bảo vệ quan điểm của mình.

Nó sẽ là đứa trẻ vâng lời và rất đúng mực. Chỉ có điều các bậc cha mẹ suy nghĩ xem  – Họ muốn nuôi dạy một đứa trẻ như thế nào? Một đứa trẻ ngoan ngay từ thời thơ ấu hay  đứa con sẽ thành đạt trong cuộc sống?

Những đứa trẻ – cũng là những con người, chỉ có điều chúng là những con người bé nhỏ. Chúng  cần phải có tiếng nói của mình và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Chỉ có như vậy chúng mới có thể phát triển thành một người lớn có trách nhiệm, chứ không phải là một đứa con bé bỏng và không trưởng thành. Nếu bạn thực hiện tất cả các quyết định hộ nó mà không tham khảo ý kiến, thì  bạn có thể làm cho cuộc sống của bạn dễ chịu ngày hôm nay nhưng sẽ khó khăn hơn trong tương lai. Và cho cả bản thân và con cái của bạn.

Và thêm một vấn đề riêng biệt – sự hỗ trợ của cha mẹ. Không phải là sự hỗ trợ theo kiểu “thi đỗ vào đại học nhờ qua một người cháu của người bạn của cha tôi, bởi vì đó là một hướng tốt” mà là sự hỗ trợ theo kiểu “con hãy tự quyết định, còn bố mẹ sẽ ủng hộ sự lựa chọn của con.”

Hãy học cách lắng nghe và chia xẻ với con cái của mình. Hãy bàn bạc mà không ép buộc. Hãy hỗ trợ, mà không cản trở. Hãy để con trẻ nêu vấn đề chứ không áp đặt. Hãy giải thích, mà không cấm đoán. Và bạn sẽ có được hạnh phúc

Tác giả: Tatiana Golovanov

Bài in trên báo mạng econet.ru

P.S. Nên nhớ, chỉ cần thay đổi sở thích của riêng mìnhchúng ta sẽ cùng nhau thay đổi cả thế giới! -© econet

Nguyễn Hoàng Lân chuyển ngữ.


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề