Avraham Shmulevich: Trump bị  dồn vào chân tường, chính sách của ông trong  quan hệ ngoại giao với Liên bang Nga đã được vạch sẵn.

trump

Đột nhiên, giống như những cơn mưa rào, trong những năm gần đây, dư luận quốc tế phản đối mạnh mẽ hành động xâm lược và can thiệp của Nga  đối với Ukraina. Dường như  có một hồi  kèn báo động cất lên lanh lảnh  “Chú ý, chú ý! Báo động, báo động!”- Và cộng đồng quốc tế đã bừng tỉnh. Người thổi kèn báo động đó chính là  Donald Trump, vị tổng thống mới đắc cử của Hoa Kỳ.Những tuyên bố của  Trump trong thời kỳ bầu cử, đặc biệt là những phần có liên quan đến chính sách đối ngoại, đã làm xôn sao dư luận  trên toàn thế giới và tại Hoa Kỳ. Có rất rất nhiều câu hỏi và các mối quan tâm được đặt ra.

Một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất – thái độ của chính quyền mới đối với cuộc chiến ở Ukraina và sự sáp nhập Crimea của Ukraina vào Nga. Một số học giả đánh  giá rằng quan điểm  của Trump là thiên về pro-Nga. Mặc dù từ khi ông vẫn còn là một ứng cử viên, Trump đã cố gắng xua tan cảm giác đó. Tuy thế vẫn chưa thể có sự  khẳng định chắc chắn. Đội hình những cộng sự của Trump, những người chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại, sẽ được nêu tên  trong một hai tuần tới. Sau đó, họ phải công bố đường lối đối ngoại  của chính phủ Mỹ, và chỉ khi ấy chúng ta mới có thể hiểu:  Tổng thống mới được bầu thực sự sẽ có những hành động cụ thể nào.

Nhưng chính quyền cũ  và cả châu Âu rõ ràng muốn đặt Trump trước một thực tế đã rồi – và đã thực hiện một loạt các bước chống lại nước Nga, khiến cho Trump không dễ gì có thể  hủy bỏ. Cho dù ông có muốn đi chăng nữa, nhưng kể cả Thượng viện, kể cả chính quyền Obama và các nhà lãnh đạo của hầu hết các nước châu Âu không sẵn sàng nhượng bộ Ukraina cho  Putin. Ngay cả  khi Trump chưa kịp thực hiện một tuyên bố đầu tiên sau cuộc bầu cử của mình về các vấn đề quốc tế, thì đã xảy ra một điều gì đó rất thú vị: Liên Hợp Quốc đã thông qua một tài liệu coi Nga là kẻ xâm lược. Điều này  được thể hiện trong một nghị quyết lên án tình hình nhân quyền ở Crimea, được thông qua trong các Ủy ban liên quan của Đại hội đồng.

Như thông báo báo chí của đại diện thường trực của Ukraina tại Liên Hợp Quốc, Nghi quyết về   “Tình hình nhân quyền ở Cộng hòa tự trị Crimea và Sevastopol (Ukraina).” Đã có 73 nước bỏ phiếu thuận, chống lại – 23, bỏ phiếu trắng – 76.Có  41 thành viên là đồng tác giả của nghị quyết này. “Lần đầu tiên trong tài liệu chính thức của Liên Hiệp Quốc, nước  Nga được công nhận là quốc  gia xâm lược, còn Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol -là những lãnh thổ của Ukraina đang tạm thời bị chiếm đóng. Ngoài ra, trong nghị quyết khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và không công nhận sự sáp nhập  bán đảo của Ukraina vào Nga “, – Đại diện Ukraina tại LHQ nhấn mạnh.

Trong tháng 12 năm 2016 Nghị quyết mới này sẽ được khẳng định chính thức tại phiên họp toàn thể của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, nó sẽ được khẳng định chắc chắn bởi vì  trong Đại Hội đồng LHQ, trái ngược với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Moscow không có quyền phủ quyết.

Xem thêm: Ngày  14 Tháng 11 vừa qua Tòa án Hình sự Quốc tế đã đưa ra một phán quyết rất mạnh mẽ rằng: “Tình hình ở Crimea và Sevastopol là tương đương với các cuộc xung đột vũ trang quốc tế giữa Ukraina và Liên bang Nga. Các cuộc xung đột vũ trang quốc tế này được bắt đầu không muộn hơn ngày 26 Tháng Hai 2014, khi Liên bang Nga đã đưa các lực lượng vũ trang của mình để giành quyền kiểm soát các bộ phận của lãnh thổ của Ukraina mà không có sự đồng ý của Chính phủ Ukraina”. Những gì đang xảy ra tại Donbas – được Tòa án quốc tế công nhận là chiến tranh giữa Ukraina và Liên bang Nga.

Trích dẫn từ quyết định của tòa: “Miền Đông Ukraina. Những thông tin bổ sung, chẳng hạn như các báo cáo về các cuộc pháo kích của cả đôi bên  vào các căn cứ quân đội của đối phương, cũng như việc phía Ukraina đã bắt giữ quân nhân Nga và ngược lại, chỉ ra rằng đây là  một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa các lực lượng vũ trang Nga  và các lực lượng chính phủ Ukraina”

Tất cả những sự kiện này cho thấy rằng các thế lực  mạnh mẽ bên trong và bên ngoài Hoa Kỳ bắt đầu phối hợp đ gây một áp lực đối với Trump. Mục đích là đ hạn chế đến mức tối đa những những động thái mang tính nhượng bộ đối với Liên bang Nga “.

Hai ngày sau đó, ông Putin đã ký một nghị định về việc Nga rút khỏi thẩm quyền của tòa án hình sự quốc tế (trong ngôn ngữ ngoại giao được gọi là  ‘rút khỏi Quy chế Roma của Tòa án Hình sự Quốc tế “). Tuy nhiên,  bước đi này chỉ có tác dụng giúp cho Moscow như kiểu cố tiêm thêm một liều thuốc bổ cho một cái xác chết- không hơn. Liên bang Nga ký kết Điều lệ trở thành thành viên của tổ chức này vào năm 2000 (chắc hẳn  hy vọng theo kinh nghiệm của Stalin:  sẽ được xét xử “tội phạm” ở các nước khác, mà không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào cho riêng mình. Bây giờ thì họ đã hiểu ra rằng những người Nga cũng có thể bị nghị tội).

Vì vậy, tất cả các hành vi  mà được đề cập trong phán quyết của Tòa án hình sự Quốc tế đã được khẳng định, khi mà Moscow vẫn còn là một thành viên của Tòa án và ICC có thể kiểm tra chúng. Đặc biệt (và thậm chí còn đáng ngạc nhiên) là không phải phía Ukraina là phía đệ đơn lên Tòa án hình sự Quốc tế, mà chính là phái đoàn của Sejm Ba Lan. Tức là, chính  Cộng đồng châu Âu rất lo ngại về sự xâm lược của Nga.

Các cựu lãnh đạo NATO đã ra lời kêu gọi Trump không tham gia vào những thỏa thuận xấu với Putin. Ngày 15 tháng 11, các  cựu thư ký NATO  Jaap de Hoop Scheffer, và Anders Fogh Rasmussen cảnh báo rằng vị tổng thống mới của Hoa Kỳ không được ký bất kỳ những thỏa thuận nào mang tính nhượng bộ  với Tổng thống Nga Vladimir Putin mà  có thể biến Ukraina thành một “con bài để nhượng bộ hoặc trao đổi.” Và Trump cũng cần phải đưa  một tín hiệu rõ ràng về sự sẵn sàng bảo vệ an ninh cho  các đồng minh của Hoa kỳ trong NATO. Và bây giờ thì đã rõ rằng Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, Fatou Bensouda, trong báo cáo của mình về việc điều tra sơ bộ hồ sơ về Ukraina, đã công nhận tình huống tại Crimea và Sevastopol  tương đương với cuộc xung đột vũ trang quốc tế giữa Ukraina và Liên bang Nga,  theo đó, nước Nga sẽ là một nghi can chịu sự theo dõi và phán quyết của Quy chế Rome. Trong tài liệu của  Tòa án thì các hành động của Nga tại bán đảo Crimea hồi tháng 3 năm 2014 được công nhận là  xâm lược.

Lần đầu tiên trong tài liệu chính thức của Liên Hiệp Quốc, nước  Nga được xác nhận  là quốc  gia xâm lược, còn Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopollà những lãnh thổ của Ukraina đang tạm thời bị chiếm đóng. Ngoài ra, trong nghị quyết khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và không công nhận sự sáp nhập  bán đảo Crimea của Ukraina vào Nga

Thượng nghị sĩ có tên tuổi của Mỹ, Chủ nhiệm Ủy ban về các lực lượng vũ trang của Thượng viện Hoa Kỳ, John McCain đã kêu gọi các nhà lãnh đạo mới của Mỹ không nên tin tưởng báo cáo của Putin về việc cải thiện các mối quan hệ và không nên trở thành một kẻ  đồng lõa trong chính sách hiếu chiến của ông ta. Ngày 17 Tháng 11, Tổng thống Obama tại một cuộc họp báo chung ở Berlin với Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi Trump thể hiện sự cứng rắn trong mối quan hệ với Nga. Ông nêu  tầm quan trọng của cách tiếp cận mang tính xây dựng trong việc tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác với Nga và kêu gọi người kế nhiệm của mình đối đầu với Nga, nếu cần thiết, đặc biệt nếu nước Nga đi chệch khỏi các chuẩn mực quốc tế. Cùng  ngày đó,   Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn một dự luật cứng rắn chống lại Liên bang Nga. Các nhà lập pháp Mỹ phát biểu ủng hộ việc Washington có biện pháp đối với Moscow, vì những hành động của Nga tại Ukraina và Syria, cũng như sự can thiệp có thể, xảy ra trong các cuộc bầu cử Mỹ, cho dù vị tổng thống mới đắc cử Donald Trump cho có quan điểm ủng hộ mối quan hệ tốt hơn với Moscow. “Nước Nga là một vấn đề rất nghiêm trọng đối với Mỹ. Nước Nga không phải đối tác của chúng ta. Nước Nga – một kẻ lưu manh “, – báo Reuters đã dẫn lời của Thượng nghị sĩ Ben Cardin, người đứng đầu của đảng Dân chủ trong Ủy ban Thượng viện về vấn đề Ngoại giao,

Hai ngày sau đó  Israel ủng hộ nghị quyết của LHQ về quyền sở hữu Crimea của  Ukraina. Ngày 18 tháng 11, Văn phòng Công tố của   Montenegro đã nêu tên của những người Nga bị tình nghi trong  âm mưu ám sát Thủ tướng Milo Đukanović và âm mưu đảo chính. Hơn nữa trong vụ này có bàn tay giúp đỡ của những  tên thuộc nhóm dân tộc chủ nghĩa Serbia mà đã từng chiến đấu tại Donbas. Mặc dù tên tuổi của chúng chưa được nêu, nhưng các phương tiện truyền thông chính và các công tố viên Montenegro tin rằng đằng sau chúng là  một số quan chức cấp cao của Nga.

Lầu Năm Góc tỏ ra lo ngại về những  hoạt động can thiệp này của Nga. Trong khi Tổng thống Putin đã có một cuộc trò chuyện qua điện thoại với Trump, thì  ở biên giới phía nam của Nga máy bay trinh sát chiến lược không người lái Global Hawk RQ-4A thuộc Không quân Hoa kỳ đã buộc phải thực hiện những chuyến bay do thám tìm hiểu những vụ khiêu khích từ phía Nga. Trước đó, tại các vùng biển gần căn cứ chính của Hạm đội Baltic ở khu vực Kaliningrad, các máy bay chiến lược  trinh sát RC-135Wcủa Mỹ và các máy bay do thám và chống tầu ngầm của NATO đã cố gắng      tìm kiếm ba tàu ngầm hạt nhân của Nga ở Bắc Đại Tây Dương. UAV và máy bay trinh sát của Lầu Năm Góc và Bắc Đại Tây Dương và NATO trong vài tháng qua, mỗi ngày hai hoặc ba lần xuất hiện ở biên giới với Liên bang Nga.

Xem thêm: Maidan kiểu  Hoa Kỳ và chính quyền tiền nhiệm của Trump đang thực hiện những bước đi trong vấn đề này và đưa ra những cam kết khiến cho Trump bị rơi vào thế, mà  ngay cả khi ông ta  mong muốn, cũng  khó có thể từ chối công khai. Tuy nhiên Tổng thống đương nhiệm Barack Obama khẳng định với công chúng Mỹ rằng sau khi Trump chính thức trở thành tổng thống  Mỹ, “không hề có sự suy yếu” trong quan hệ của Mỹ và NATO..

Cuối cùng, một vài ngày trước đây, các nhà lãnh đạo Obama và EU đã đạt được sự đồng thuận về quan điểm của mình tại một cuộc họp ở Berlin về các lệnh trừng phạt chống Nga, và kết luận rằng các biện pháp hạn chế cần phải duy trì một khi Nga vẫn không thực hiện đầy đủ các phần của thỏa thuận Minsk. Tất cả những sự kiện này cho thấy rằng các lực lượng mạnh mẽ bên trong và bên ngoài Hoa Kỳ bắt đầu một áp lực phối hợp đối với Trump. Mục đích của nó – để hạn chế tối đa những vecter giao động của ông ta về phía nước Nga và làm cho nó không thể hợp pháp hóa sự xâm lược của Nga trong Donbas và không công nhận Crimea thuộc Nga. Có vẻ như liên minh này đã đạt  được thành công.

Trump bị dồn vào chân tường, và đường lối của ông trong quan hệ với nước Nga đã được xác định rõ. Thêm vào đó, với mỗi ngày trôi qua, và với mỗi vị trí chức vụ mới  được  chuẩn bị  trong văn phòng tổng thống cho thấy  rằng bản thân Trump sẽ không thay đổi đường lối này, và chính sách của ông  về cuộc xung đột ở Ukraina và Crimea sẽ không thể khác với chính sách của người tiền nhiệm của ông.

Bài viết của nhà báo, nhà sử học và hoạt động chính trị người Israel

shmulevich1 Шмулевич

Avraam Smulevic

Nguyễn U Quốc chuyển ngữ, Linh Chi hiệu đính, theo nguồn:

http://ru.tsn.ua/blogi/themes/politics/ohota-na-trampa-751070.html

 

 


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề