Họ nhớ Ukraina và khóc: nhà báo kể về tâm trạng ở Crưm sau khi bị chiếm đóng

Cư dân Crưm, những người ủng hộ chiếm đóng bán đảo bởi Nga, hầu hết trong số họ đã bị thất vọng thực sự với cuộc sống hiện nay dưới sự chiếm đóng.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Apostrofnữ nhà báo, nhà sử học, và sứ giả khoan dung PROON (chương trình phát triển của LHQ) Gulnara Abdullayeva cho biết.

Đã có rất nhiều người ở LB Nga được người ta chở đến bán đảo này, những người đã tham gia vào công tác tuyên truyền trong nhân dân địa phương, nhưng chúng tôi sau đó mới biết được. Tất cả các thứ đó người ta đã nhân tạo thực hiện, bởi vì những người dân bản địa Crưm, những người đã chạy đến nơi gọi là ” trưng cầu dân ý ” theo LB Nga thì bây giờ nói rằng: ” Chúng tôi không muốn theo nước Nga như thế này. Chúng tôi muốn theo cái nước Nga mà trên  truyền hình cho thấy kia, cái nước vĩ đại mà đã đầy hứa hẹn với chúng tôi”. May mắn thay cho những người dân theo Ukraina, bây giờ là thực sự có rất nhiều người đã thất vọng từ những người đã từng theo Nga và vì Nga, tất cả họ đều trở lại như một chiếc boomerang (con quăng hình cong khi quăng thì lại quay trở lại –NV)” – Abdullaeva cho biết.

Nữ nhà báo nói rằng người dân ở Crưm bị người ta chiếm đất và bất động sản cho các nhu cầu của cơ quan FSB (Cơ quan an ninh Liên bang Nga-NV).

“Mọi người đã phải đối mặt với thực tế rằng họ không thể sang tên đúng cách làm bình thường hoặc mua bất động sản, họ đã bị mất việc làm, bởi vì nhiều ngân hàng đã bị phá sản, các công ty đã bị đóng cửa. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở LB Nga không phát triển mở mang được. Và bây giờ họ (các cư dân của bán đảo, những người hỗ trợ sự sáp nhập Crưm  – ” Apostrof “) đã trả giá cho những gì mà họ từng mơ tưởng. Có ấn tượng rằng người dân ủng hộ Nga rất quan trọng muốn chuyển thời gian theo Moscow, để áp dụng đồng rúp và sử dụng các thông tin liên lạc di động của Nga. Đấy tất cả như thế đấy. Còn thực phẩm, chung quy lại, họ tới tận bây giờ vẫn đang tìm thực phẩm của Ukraina, và họ luôn nhớ lại là họ đã sống tốt làm sao thời ở Ukraina và giá cả ở Ukraina thấp như thế nào” – nữ nhà báo kể cho biết.

Theo bà, uy tín của Tổng thống Nga Vladimir Putin trên bán đảo đã giảm đi nhiều.

“Đánh giá tỷ lệ phần trăm của Nga và Putin tại bán đảo Crưm đã giảm đi đáng kể. Tôi không nói về dân số ủng hộ Ukraina, tôi không nói về dân số Crưm Tatar, những người mà không thể hành động chống lại Nga. Họ chỉ đơn giản đang sống, thích nghi với cuộc sống này “, – Abduleva nói, ghi nhận, rằng những người này tự tin là Nga sắp tới sẽ rời Crưm.

Bà cũng lưu ý rằng những người dân Tatar Crưm đang ủng hộ việc thành lập quyền tự trị trên bán đảo trong thành phần Ukraina.

“Tôi có thể nói là tôi ủng hộ người Crưm Tatar, những người mà đại đa số chủ yếu là ủng hộ Ukraina. Chúng tôi thấy Crưm Tatar có được quyền tự chủ chỉ trong thành phần của Ukraina. Người Tatar Crưm không nhìn thấy mình trong thành phần của nước khác, ngoại trừ ở Ukraina. Ưu tiên chính – Đó là Ukraina”, – Nhà báo nói.

Theo nhà báo, hầu hết các gia đình Crưm Tatar ở bán đảo đều duy trì mối liên hệ với đất liền, và nhiều người đang rời khỏi bán đảo sang Ukraina, để trẻ em có thể nhận được một nền giáo dục tốt.

“Xét cho cùng, Nga đã biến bán đảo Crưm thành vùng xám. Nga đã phá hủy không chỉ toàn bộ cơ sở hạ tầng, nhưng còn gây ra thiệt hại về môi trường và kinh tế cho bán đảo. Nếu trước đây trường Đại học Y ở Crưm là một trường có tiếng tăm rất mạnh, thì bây giờ trường này được san bằng như một khoa. Lớp trẻ ngày nay tốt nghiệp Đại học Y ở Crưm, có quyền chỉ để dạy, nhưng không thể thực hành, ” cô giải thích.

Abdulaev cũng lưu ý rằng trước khi  Crưm chưa bị xâm lược thì các đại diện của nhân dân Crưm Tatar đã sống một cuộc sống rất yên bình, người Ukraina và người Nga trong hai thập kỷ ở thành phần Ukraina đã không có chuyện đụng độ bao giờ trên cơ sở dân tộc hay tôn giáo.

“Và trên bán đảo nền văn hóa Ukraina và cũng như Tatar Crưm đã rất được tôn trọng. Không hề có bất kỳ một  hành động khủng bố nào, hay là quan điểm ly khai ở Crưm chưa bao giờ có. Crưm như một khu vực của Ukraina bình thường đã luôn sống lặng lẽ và yên bình ” – Nhà báo nói.

Nguyễn Vinh (theo apostrophe)


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề