Giá dầu mỏ thấp và biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Liên bang Nga – không phải là yếu tố đã giết chết nền kinh tế Nga. Đó là ý kiến của Igor Eydman, nhà xã hội học Nga, trong bài viết của ông đăng trên tờ Obozrevatel.
Theo ông, nền kinh tế Nga hiện ở tình trạng không còn phản ứng với sự tăng giá dầu và “bị trơ” trước các biện pháp trừng phạt, nhưng tác nhân mà thực sự khai tử nền kinh tế nga, đó là tham nhũng, và hệ thống quản lý không hiệu quả.
Theo Eydman, nguyên nhân cuộc khủng hoảng ở Nga không chỉ do lệnh trừng phạt của phương Tây. Lệnh trừng phạt chỉ là một nguyên nhân gián tiếp. Giá dầu mỏ đối với Liên bang Nga còn quan trọng hơn, nhưng ngay cả sau sự sụp đổ giá dầu thì nền kinh tế Nga vẫn có thể trụ vững được tương đối lâu dài. Nhà xã hội học tin chắc rằng Kinh tế Nga bị lao dốc nhanh như vậy là do hệ thống điều hành tổng thể. Ở Nga hiện không thể kiểm soát nổi hệ thống này, Eydman nhận xét và Chủ nghĩa Putin đã dẫn nền kinh tế vào khủng hoảng. Có thể so sánh với tình hình hiện tại với sự sụp đổ của Liên Xô – một nền kinh tế kém hiệu quả đã khai tử một quốc gia rộng lớn.
Nguyễn Hoàng Lân theo replyua.net
- Điều đáng sợ nhất đối với kinh tế Nga sẽ bắt đầu sau tháng Giêng của năm 2018.
- Bị trừng phạt, nước Nga lâm cảnh "tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống"
- 25 năm sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết: «Không thể đánh lừa lịch sử»
- Người dân Ukraina đã thay đổi như thế nào sau Maidan?
- Kiev đã phá đòn bẩy có thể gây sức ép cuối cùng của Kremlin
- Tăng cường khai thác dầu khi: chính sách năng lượng của Trump đang đe dọa nước Nga
Trả lời