​110 nhà báo bị sát hại trên thế giới năm 2015

Ngày 29-12, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) thông báo tổng cộng 110 nhà báo bị sát hại trên thế giới trong năm 2015, chủ yếu ở các nước không xảy ra chiến tranh loạn lạc.


Các nhà báo Pháp tưởng niệm những đồng nghiệp thiệt mạng tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo sau vụ thảm sát hồi tháng 1 – Ảnh: AP
Theo AFP, RSF cho biết 67 nhà báo chuyên nghiệp bị sát hại khi tác nghiệp, 43 chết trong những tình huống không rõ ràng và có nhiều nghi vấn. Ngoài ra còn có 27 “nhà báo – công dân” không chuyên và bảy nhân viên truyền thông thiệt mạng.
Năm 2014, 2/3 số nhà báo thiệt mạng bị giết ở các vùng chiến sự. Tuy nhiên, năm 2015 có 2/3 số nhà báo trên bị sát hại ở các nước không có chiến tranh.
Hai vùng chiến sự Iraq và Syria vẫn là nơi nguy hiểm nhất đối với báo chí khi có lần lần 11 và 10 nhà báo chết. Thị trấn Aleppo ở Syria bị coi là “bãi mìn” đối với các phóng viên.
Đứng thứ nhất là Pháp, nơi 8 nhà báo bị khủng bố sát hại ở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo hồi tháng 1. RSF tiết lộ hiện tại các nhà báo của tạp chí Charlie Hebdo phải làm việc trong sự bảo vệ an ninh cẩn mật, nhiều người thường xuyên đổi chỗ ở.
Đứng sau Pháp là Ấn Độ với 5 nhà báo bị giết khi tác nghiệp. Một số viết bài tố cáo tội phạm có tổ chức, một số đưa thông tin về hành vi mờ ám của các chính trị gia trong ngành khai thác mỏ. Và còn thêm nhà báo nữa nữa chết vì lý do không rõ ràng.
“Ấn Độ là quốc gia châu Á chết chóc nhất đối với giới truyền thông, trước cả Pakistan và Afghanistan” – RSF nhấn mạnh và kêu gọi chính phủ Ấn Độ có kế hoạch bảo vệ các nhà báo.
Ở Bangladesh, có bốn blogger bị cực đoan địa phương giết.
Ngoài ra, trong năm 2015 còn có 54 nhà báo bị bắt làm con tin, trong đó 26 ở Syria. RSF kêu gọi Liên Hiệp Quốc lập một cơ chế đặc biệt để thực thi luật pháp quốc tế bảo vệ các nhà báo.
Nguồn tuoitre.vn


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề