Ukraina: Sẽ ân xá như thế nào cho các chiến binh ly khai?

Một trong những vấn đề chính trong chương trình nghị sự là ân xá cho các chiến binh ly khai Ukraina, quá trình này được ghi trong Hiệp định Minsk. Tuy nhiên, tạm thời người ta vẫn chưa hiểu, nó sẽ được tổ chức như thế nào, và ai có thể lọt vào danh sách được ân xá. Được biết, phía Nga và các đại diện của các nước “Cộng hòa” yêu cầu để các đại biểu quốc hội Ukraina thông qua luật, mà  luật đó sẽ cho phép ngay lập tức ân xá cho tất cả các chiến binh ly khai. Đồng thời, đại diện chánh văn phòng phủ Tổng thống Ukraina nói rằng điều đó sẽ không có, và điều luật cho vùng Donbass các đại biểu quốc hội đã thông qua.

Trên cơ sở điều luật được thông qua, có những người không đủ điều kiện đặc xá – đó là những công dân đã phạm những tội ác chống lại loài người, phạm tội sát nhân hàng loạt và có liên quan đến thảm họa máy bay hành khách Boeing của Malaysia. Đồng thời hiệu lực của điều luật đã kết thúc, vì hiệu lực của nó chỉ có giá trị đúng một năm. Sẽ được biểu quyết thông qua hay không một điều luật riêng nữa về đặc xá  thì hiện nay vẫn chưa rõ ràng. Nhưng đại diện của khối BPP (Blog Petr Poroshenko)trong quốc hội lưu ý rằng việc đặc xá nên được thực hiện theo kịch bản của Croatia – tức là mỗi trường hợp được xem xét tại tòa án và đưa ra quyết định về nó. Quá trình này có thể mất vài năm. Trong khi các chính trị gia đang tranh luận về ân xá và cách thức mà nó phải diễn ra như thế nào thì các tòa án đang hoạt động và phóng thích các chiến binh, những người đích thân đã không giết bất cứ ai.

Hôm nay ở Ukraina đang diễn ra các cuộc tranh cãi nóng bỏng xung quanh việc sẽ ân xá như thế nào cho các chiến binh ly khai. Đại diện của Nga và các nước “cộng hòa” đòi hỏi Kiev chính thức cho phép tha thứ toàn bộ và tất cả các chiến binh, trong đó việc ân xá này cần phải được thực hiện đồng thời và trước khi xảy ra cuộc bầu cử ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Dường như, tại cuộc họp cuối cùng bốn bên Norman người ta đã cố gắng thuyết phục Tổng thống Poroshenko rằng điều đó là cần thiết để hành động cụ thể theo kịch bản này. Đặc biệt, về điều đó Phó chánh văn phòng phủ tổng thống Ukraina Konstantin Yeliseyev đã tuyên bố. Theo ông, Nga đã cố gắng thuyết phục tất cả mọi người tham gia cuộc họp rằng cần phải có một đạo luật đặc biệt về việc ân xá tự động cho các chiến binh. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng Ukraina đã sử dụng nền tảng châu Âu cho các cuộc đàm phán có hiệu quả và đã biết chứng minh cho các bên là việc chấp nhận tài liệu bổ sung sẽ không thể có được. Theo Yeliseyev, các đại biểu quốc hội Ukraina đã thông qua pháp luật về tình trạng đặc biệt cho các vùng Donetsk và Lugansk và một trong những điểm mục có ghi về vấn đề ân xá. Ông lưu ý rằng phía Ukraina cương quyết không ân xá cho các đối tượng từng vi phạm những vụ thảm sát, tham gia tội ác chống lại nhân loại và tham gia trong vụ tai nạn máy bay Boeing của Malaysia.

Ngoài ra, theo ông Eliseev, Tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko đã đạt được việc thuyết phục những người tham gia hội nghị “bốn bên Norman” rằng vấn đề ân xá không cần thiết để thông qua điều luật mới. Ngoài ra, dường như các nhà lãnh đạo của cuộc họp bốn bên nhất trí theo quan điểm của Poroshenko và về thực tế, lệnh ân xá nên được tổ chức sau các cuộc bầu cử, khi có được những đại biểu dân cử hợp pháp của chính quyền.

Nhưng có lẽ pháp luật vẫn cần phải được thông qua. Theo công tố viên quân đội Anatoly Matios, hiệu lực của điều luật ân xá đã hết, bởi vì các đại biểu chỉ đưa ra hiệu lực có một năm.

Một khi chủ đề của việc ân xá đã bắt đầu được thảo luận rộng rãi, Phó Trưởng ban của khối BPP trong quốc hội  Igor Kononenko cho rằng, có lẽ, việc ân xá sẽ được tổ chức theo kịch bản Croatia. Mỗi trường hợp sẽ được xem xét tại tòa án riêng biệt. Ngoài ra, ông đã thông báo rằng đặc xá  ở Croatia đã diễn ra hơn mười năm, và vội vàng trong vấn đề này là không thích hợp.

Nhà phân tích chính trị Alexander Kochetkov nói rằng, những cuộc thảo luận về “kịch bản Croatia” – đó là ý kiến ​​riêng của ông Kononenko, vì nó không được chốt trong pháp luật. Để kịch bản về việc ân xá đi vào thực hiện trong cuộc sống thì phải được luật pháp xác nhận trên cơ sở pháp lý. Tạm thời, điều này có vẻ như nói suông, nhằm vào một cái để trấn an công chúng.

Như người đứng đầu SBU (ủy ban an ninh quốc gia Ukraina) trước đây Advisor Markiyan Lubkivsky đã lưu ý là ở Croatia, danh sách các hành vi phạm tội mà không được lọt vào danh sách ân xá rộng hơn nhiều so với Ukraina. Ví dụ việc ân xá không được cung cấp không chỉ đối với những kẻ giết người, mà còn đối với những người là những người khởi xướng của các nhóm và khuyến khích tội ác chiến tranh. Không thoát khỏi sự trừng phạt, và những người ngược đãi tù nhân hoặc bất hợp pháp chiếm hữu tài sản của những người bị thương hoặc thiệt mạng. Không ân xá những người kích động chiến tranh, phá hủy di tích văn hóa và lịch sử, viện đến phân biệt chủng tộc. Theo Lubkivsky, luật ân xá trong Croatia được thông qua ngày 20 tháng 9 năm 1996 khi đất nước được giải phóng hầu hết các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Vì vậy, chuyên gia quan tâm đến câu hỏi liệu chính phủ trung ương có sử dụng kinh nghiệm Croatia hay không hoặc đấy chỉ là những phát ngôn trống rỗng.

Đồng thời chính trị gia Roman Bessmertny (hoạt động ở phân nhóm chính trị liên lạc Ba bên) cho biết, lệnh ân xá nên phải có và đây là bước cho đất nước phải làm gì để đạt được một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Donbas.

Trong khi các chính trị gia tranh luận về việc ân xá sẽ phải nên được thực hiện như thế nào, trong thực tế, luật đó đang được sử dụng tích cực. Các chiến binh ly khai được phóng thích ngay tại phiên tòa xét xử. Thông thường, các bị cáo chiên binh ly khai đều bị buộc tội theo điều ” hỗ trợ các tổ chức tội phạm ” và ” thành lập các tổ chức tội phạm và tham gia vào đó”.  Hình phạt đối với các điều luật này phải đối mặt với thời hạn 3-8 năm tù giam. Tuy nhiên, những người ly khai tự thừa nhận hoàn toàn tội lỗi của mình và họ bị chịu phạt ba năm tù giam và 2 năm tù treo. Nếu trong thời gian này họ không vi phạm luật pháp, các cáo buộc chống lại họ sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

N.V theo  job-sbu


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 3 phản hồi cho bài viết “Ukraina: Sẽ ân xá như thế nào cho các chiến binh ly khai?”:

  1. Chi Ho viết:

    – Cho ho. tü. chon. cuôc. sông´ ,, Ö’ Nga hay ö’ Ukr –

  2. Em thấy nói là những phiến quân đã tham gia giết người hiện đang cố mang cả gia đình chạy về Nga vì biết là sẽ không bao giờ được ân xá, còn những ai chưa tham gia giết ai thì đang nộp vũ khí hàng loạt. Vậy là lại có vấn đề đau đầu cho Nga để giải quyết bọn này.Tin này do chính cơ quan phát ngôn ATO xác nhận mấy hôm trước.

  3. Vinh Nguyen viết:

    Cứ thử nghĩ rộng ra mà xem, có những tên phát xít đức từ thế chiến 2 chạy sang mãi Brazil mà hơn nửa thập kỷ tòa án còn lần ra và phải ngôiif vành móng ngựa, mặc dù tuổi có khi gần hay hơn 90 gì đó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề