Tổ chức nhân quyền: Nga phải điều tra những vụ việc tại Crimea từ khi sáp nhập

Cơ quan giám sát nhân quyền châu Âu tuyên bố Nga phải điều tra những cái chết, những vụ bắt cóc các nhà hoạt động tại Crimea vì họ đã phản đối việc Moscow sáp nhập bán đảo,  đảm bảo quyền lợi của người thiểu số và phương tiện truyền thông được tôn trọng.

Trong một báo cáo dài 16 trang, Hội đồng Ủy viên châu Âu về Nhân quyền Nils Muiznieks nhấn mạnh trường hợp của ba nhà hoạt động xã hội dân sự mất tích và những cái chết của người dân địa phương, trong đó có một thiếu niên, kể từ Nga hiện diện ở Crimea.

Ông  bày tỏ sự lo ngại về việc đối xử  với người Tatars.  Dân tộc thiểu số Hồi giáo phần lớn đã tẩy chay cuộc trưng cầu ngày 16 tháng 3.

“Tất cả các trường hợp vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã xảy ra tại Crimea kể từ tháng Hai năm 2014, bao gồm các trường hợp gần đây đã xảy ra vụ bắt cóc. Các vụ việc này phải được điều tra một cách hiệu quả và minh bạch. Những người chủ mưu và thực hiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” ông tuyên bố.

Báo cáo đề cập đến cái chết của sinh viên Mark Ivanyuk 16 tuổi cậu đã chết trong  hoàn cảnh không rõ ràng. Cảnh sát địa phương cho biết đó là vụ tai nạn do otô gây ra và người lái xe đã bỏ chạy.

Báo cáo cũng chỉ ra  vụ giết chết Reshat Ametov 30 tuổi thuộc dân tộc Tatars. Những dấu hiệu cho thấy anh đã  thiệt mạng vì bị tra tấn vào tháng ba. Đây là một trong những trường hợp lạm dụng quyền hạn ngày càng trầm trọng tại Crimea. Cùng với ba nhà hoạt động: Leonid Korzh, Timur Shaimardanov và Seiran Zinedinov bị mất tích từ tháng Năm.

Tự do ngôn luận đã bị xói mòn ở Crimea trong những tháng gần đây,  phương tiện truyền thông nhất định phải nâng tầm quan trọng của việc sáp nhập nếu không hoặc sẽ phải đóng cửa hoặc phải di dời.

Người Tatars muốn Crimea thuộc về Ukraine.

Moscow đã cấm Mustafa Dzhemilev lãnh đạo hàng đầu quay trở về bán đảo. Cấm kỷ niệm ngày lễ Stalin ngược đãi và đàn áp người Tatars. Những điều này là tín hiệu rõ ràng: Những bất đồng chính kiến, quan điểm đối lập sẽ bị tiêu diệt

Quan sát viên của Liên Hợp Quốc cho biết trong tháng năm vấn đề vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đã nổi lên ở Crimea và bày tỏ lo ngại về việc đối xử với tôn giáo khác và đối xử với người thiểu số so với những dân tộc khác.

Reuters


Mạng Ký Giả: Cuộc thi viết với chủ đề Việt Nam - Đất nước - Con người

 




Bài liên quan

Có 1 phản hồi cho bài viết “Tổ chức nhân quyền: Nga phải điều tra những vụ việc tại Crimea từ khi sáp nhập”:

  1. Ton Hoang viết:

    Bị cho vào rọ này là khổ rồi, sắp bơi đc đến bờ thì lại bị nó dìm xuống:(((

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Cùng chủ đề